MỤC LỤC
Không chỉ gây các biến chứng như kiết lỵ ra máu mũi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, sởi còn có thể là nguyên nhân gây còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi nếu không được điều trị đúng. Phòng bệnh bằng vacxin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, tuy nhiên người ta thấy rằng việc tiêm một mũi vacxin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỷ lệ trẻ tiêm phòng bệnh sót cũng như tỷ lệ đạt được miễn dịch của vacxin này cũng chỉ đạt khoảng 90%. Tại các địa phương còn xuất hiện những vụ dịch sởi nhỏ, đối tượng mắc không chỉ trẻ em thì cần thiết phải thực hiện những chiến dịch tiêm nhắc cho người dân khu vực này để tạo miễn dịch lớn và bền vững trong cộng đồng trong nhiều năm.
Vacxin bất hoạt bằng formalin có nguồn gốc từ chủng Edmonston đã được cấp phép tại Mỹ năm 1963 và được sử dụng cho đến năm 1967. Phác đồ tiêm chủng là 3 liều vacxin bất hoạt hoặc hai liều vacxin bất hoạt và một liều vacxin sống được tiêm cách tháng. Vacxin bất hoạt gây đáp ứng miễn dịch ngắn và có một số phản ứng phụ đặc biệt là mắc sởi không điển hình nên sau đó ít được sử dụng [16].
Chủng virut dùng trong sản xuất vacxin sống giảm độc lực được tạo ra bằng cách cấy truyền liên tiếp trên các tế bào nuôi cấy để chọn dòng virut đã mất độc tính nhưng vẫn dữ tính kháng nguyên. Nhiều loại vacxin giảm độc lực đã phát triển và được sử dụng có hiệu quả trên Thế giới, bao gồm các chủng Edmonston A và B do Enders phân lập được dùng rộng rãi nhất hiện nay. Vacxin chế từ chủng Schwarz là sản phẩm chiếm ưu thế tại nhiều quốc gia khác, ngoài ra một số vacxin được chế từ một số chủng khác giảm độc nhiều hơn như AIK-C, Schwarz-F88, CAM-70, DT79 đang và đã được sử dụng tại Nhật [17].
Loại vacxin này đã bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam, Bộ Y tế đã giao cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vacxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) thực hiện dự án sản xuất vacxin sởi tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là xây dựng một cơ sở sản xuất vacxin sởi với công suất 7,5 triệu liều/năm đạt tiêu chuẩn GMP của WHO. Công nghệ sản xuất vacxin do viện Kitasato, Nhật Bản chuyển giao và chủng AIK-C được lựa chọn để sản xuất vacxin [13].
Cũng như nhiều nước trên Thế giới, việc tiêm chủng phòng bệnh sởi thường được kết hợp với vacxin quai bị và rubella đang được người dân Việt Nam rất ưa chuộng. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh sớm được đặt ra nhằm ngăn chặn sự lây lan và phát triển thành dịch ở những nơi đông dân cư. + Các biện pháp hồi sức cấp cứu được áp dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân: thở oxy hỗ trợ, thở máy, hồi sức tim mạch.[10].
Hiện nay, chúng ta vẩn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với virut sởi. + Cho bệnh nhân dùng những thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, không cần thiết kiêng cữ. Lưu ý dùng thêm thức ăn nhiều vitamin A để tránh biến chứng loét giác mạc, mù mắt.
+ Hạ sốt: Lau mát, thuốc hạ sốt thông thường (Paracetamol, không dùng Aspirin vì dễ gây hội chứng Reyes). + Sát trùng mũi họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, vitamin A chống khô mắt. Tất cả trẻ em Việt nam từ 9 – 12 tháng đều được tiêm chủng vacxin sởi để phòng bệnh sởi.
Vacxin sởi là trong các vacxin nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, tiêm miễn phí cho trẻ. Từ trước tới nay vacxin sởi được khuyến cáo cần tiêm 1 mũi, tuy nhiên trong thời gian gần đây tình hình mắc Sởi khá phức tạp, do vậy chủ trương của Chương trình tiêm chủng mở rộng đang thực hiện thí điểm tiêm bổ sung mũi 2 cho trẻ dưới 6 tuổi. Mỗi năm chương trình Tiêm chủng mở rộng cần khoảng 1,5 triệu liều vacxin sởi cho trẻ trong độ tuổi 9 – 12 tháng tuổi (tiêm mũi 1) và tiêm bổ sung mũi 2 trong trường hợp cần thiết.
Vacxin sởi sử dụng cho chương trình Tiêm chủng mở rộng hiện nay đều là vacxin nhập ngoại, lý do là chưa có vacxin sởi sản xuất tại Việt nam. Năm 2004, Việt Nam nhận được dự án xây dựng cơ sở sản xuất vacxin sởi do Chính phủ Nhật và tổ chức JICA giúp đỡ bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại. Đến tháng 4/2006 nhà máy xây dựng hoàn thành, bắt đầu giai đoạn chuyển giao công nghệ sản xuất vacxin sởi.
Tháng 11/2007, 3 loạt vacxin đầu tiên sản xuất thành công, được cấp chứng chỉ chất lượng và được phép sử dụng tiêm thử nghiệm trên người tình nguyện (thử nghiệm lâm sàng). Chủng sản xuất vacxin sởi là chủng AIK-C, được sản xuất trên trứng gà sạch nhập khẩu từ Đức.
Theo quy chế cấp phép sử dụng vacxin của Bộ Y tế, mọi vacxin mới đều phải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, là giai đoạn thử nghiệm trên người tình nguyện nhằm đánh giá: tính an toàn và tính sinh miễn dịch nhằm bảo vệ người tiêm vacxin không mắc bệnh sởi. Vacxin sởi sản xuất tại Polyvac mặc dù có quy trình công nghệ giống với vacxin đang sản xuất tại Nhật Bản, nhưng chưa từng được sử dụng tại Việt Nam nên cũng được coi như là vacxin mới, bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện. Tất cả trẻ tình nguyện đều được kiểm tra sức khỏe và lấy máu kiểm tra kháng thể sởi trước khi tiêm, sau tiêm 6 tuần lấy máu để kiểm tra kháng thể sởi, đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch.
3 loạt vacxin liên tiếp sản xuất 11/2007 được tiêm thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em tình nguyện tại huyện An Lão - Hải Phòng. Để kết quả thử nghiệm lâm sàng có tính khách quan, chúng tôi lựa chọn vacxin Rouvac hiện đang được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm đối chiếu, vacxin đối chiếu có ký hiệu R. Trong khuôn khổ của khóa luận chúng tôi chọn ngẫu nhiên 5 xã để lấy mẫu khảo sát hiệu giá trước tiêm và hiệu giá thu hồi sau tiêm.
Mỗi xã đều tiêm đủ 3 loại vacxin do Polyvac sản xuất và vacxin đối chiếu. Mẫu vacxin trước tiêm: lấy ngay tại kho của Polyvac trước khi giao mẫu cho nhóm vận chuyển mẫu đến địa điểm tiêm thử nghiệm lâm sàng. Mẫu thu hồi sau tiêm: thu hồi lọ vacxin ngay tại bàn tiêm của 5 xã (lọ nguyên chưa mở nắp, được bảo quản trong hộp xốp có phiến đá lạnh trong suốt thời gian tiêm), vận chuyển về Polyvac cũng trong điều kiện bảo quản lạnh (<80C) cho đến khi kiểm tra hiệu giá.