Phân tích cơ cấu tài sản của Vinamilk và Hanoimilk trong ngành thực phẩm

MỤC LỤC

So sánh cơ cấu tài sản của Vinamilk và Hanoimilk

- Sản xuất và buôn bán: Sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa; chế biến các sản phẩm nông sản thực phẩm, các loại nước trái cây; Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tự và sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm;. - Tư vấn đầu tư nông, công nghiệp; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; Kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị; Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Kinh doanh, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; Đào tạo công nhân kỹ thuật hệ Trung cấp và Cao đẳng. - Mua bán xuất khẩu đồ dùng cá nhân và gia đình, vật phẩm quản cáo, tranh ảnh, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội), máy móc thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; Đại lý mua; Đại lý bán, ký gửi hàng hoá.

Tầm nhìn và sứ mệnh: Tầm nhìn giai đoạn 2011 – 2013: Tăng tốc, giai đoạn 2015: Khẳng định, cùng với việc thực hiện sứ mệnh: “: Xây dựng và phát triển Hanoimilk thành công ty chuyên nghiệp và đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa; từ đó mang lại lợi ích tối đa cho người lao động, các cổ đông, các đối tác và xã hội”. Trong tài sản ngắn hạn của cả hai công ty khoản mục hàng tồn kho đều chiếm tỷ trọng khá lớn, điều này là hợp lí vì cả hai doanh nghiệp đều là doanh nghiệp sản xuất và cần dự trữ lượng hàng tồn kho phục vụ bán hàng. Khoản mục đáng chú ý là các khoản phải thu, tỷ trọng các khoản phải thu ở Hà nội milk lớn nhất trong tài sản ngắn hạn và cao gần gấp đôi tỉ trọng này ở Vinamilk, nguyên nhận chủ yếu là do Hanoimilk vẫn chưa xây dựng được mạng lười phân phối bán lẻ như Vinamilk, hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán buôn.

Ngoài ra còn phải xem xét khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, Hanoimilk thì khoản mục này chỉ chiểm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản đây có thể là dấu hiệu thể hiện tính thanh khoản kém của công ty, khó có thể linh động trong việc thanh toán nhưng thể hiện DN đang tận dụng tối đa khả năng sinh lời của tiền, không. Còn ở Vinamilk tỉ trọng khoản mục tương đối cao cho thấy khả năng thanh khoản của công ty tốt và khá linh động trong thanh toán nhưng do quá thận trọng mà hiện tại DN đang bị ứ đọng và lãng phí vốn kinh doanh. Hanoimilk tỷ trọng khoản mục này lên tới 40% tuy nhiên xét về quy mô tuyệt đối thì giá trị TSCĐ của Hanoimilk thấp hơn rất nhiều so với Vinamilk, điều này hoàn toàn hợp lý vì quy mô Tài sản, Nguồn vốn của Hanoimilk là nhỏ hơn rất nhiều so với Vinamilk, điều này là do Hanoimilk là một công ty hoạt động độc lập, doanh nghiệp sản xuất thông thường, còn đối với Vinamilk là một tập đoàn, sở hữu nhiều công ty con, đa dạng trong lĩnh vực hoạt động, phân phối rộng khắp trên toàn quốc.

Trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của Hanoimilk do các khoản mục đầu tư bị giảm giá mạnh, khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn bằng đúng giá trị của khoản đầu tư dài hạn khiến giá trị khoản mục này bằng 0, trong khi khoản mục này của công ty Vinamilk chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng, như đã trình bày ở trên, điều này là hoàn toàn hợp lý khi mà công ty Vinamilk là công ty mẹ, bao gồm rất nhiều các công ty con, và hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty luôn biến động theo xu hướng tốt.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Vốn CSH 12,412,148,182,4

Với cơ cấu vốn như thế này, có thể thấy đầy là 1 cơ cấu vốn khá an toàn. Năm 2011 là một năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp nói chung , mức lãi suất liên tục tăng và có lúc đỉnh điểm đã lên tới 25%, không những thế các doanh nghiệp còn khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Tuy nhiên đối với VINAMILK, lãi suất cao và khả năng thanh toán chưa bao giờ là 1 khó khăn đối với công ty.

VINAMILK gần như không phụ thuộc vào nguồn tài trợ bằng vốn vay , rủi ro tài chính ở mức thấp. Tuy nhiên , cơ cấu nguồn vốn an toàn và thận trọng lại làm cho đòn bẩy tài chính thấp.

NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn

+ Trong Nợ ngắn hạn thì nguồn hình thành chủ yếu là từ khoản phải trả cho người bán với tỷ lệ phải trả người bán/ tổng nguồn vốn = 12,10%. Người bán mà công ty nợ chủ yếu là các nhà cung cấp nước ngoài.( Trong thuyết minh báo cáo tài chính) với hơn 1.000 tỷ , nợ khách hàng nội địa 777 tỷ còn lại khoản rất nhỏ là phả trả nhà phân phối. Chính vì thế mà VINAMILK luôn giữ được uy tín đối với cả nhà cung cấp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là nhà cung cấp nước ngoài- nguồn cung cấp tới 80% nguồn nguyên liệu cho công ty.

Trong năm 2011, có thể đây là con số lý tưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam với những gì đã diễn ra trong nền kinh tế, tuy nhiên đổi lại cho mức rủi ro thấp là công ty không được lợi về mặt thuế TNDN. Mặc dù tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn đã khá cao, tuy nhiên trong năm 2011, công ty vẫn theo đuổi chính sách an toàn là huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thứ 1, đối với vay ngắn hạn, trong khi đầu năm khoản vay ngắn hạn là 568 tỷ chiếm 5,28% tổng nguồn vốn, thế nhưng cuối năm khoản nợ này đã không còn.

Nguyên nhân là do trong năm 2010, số dư khoản vay ngắn hạn là 5 khoản vay ngắn hạn từ 1 chi nhánh của ngân hàng nước ngoài với tổng trị giá 30tr USD được dùng để thanh toán cho các nhà cung cấp nước ngoài. Thứ 2, đối với phải trả người bán, khoản trả người bán là khoản chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả ngắn hạn đồng thời lại có những biến động không nhỏ nên nó ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của khoản nợ phải trả ngắn hạn. Theo số liệu trong thuyết minh báo cáo tài chính thì mức 800 tỷ phải trả tăng này thì phải trả người bán nước ngoài tăng nhiều hơn ( hơn 500 tỷ) ., với mức tăng dù không phải là lớn trong cơ cấu nguồn vốn của khoản phải thu nhưng có thể thấy rằng công ty đang tăng khả năng chiếm dụng vốn.

Như vậy, để huy động vốn, thay vì đi vay, công ty đã phát hành thêm cổ phiếu, làm tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho công trong cơ cấu nguồn vốn.

BẢNG  CƠ CẤU NGUỒN VỐN Năm 2009-2011
BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN Năm 2009-2011

VỐN CHỦ SỞ HỮU 12,412,148,182,4

VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

  • Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

    Đánh giá khái quát về cơ cấu tài sản Tỷ trọng tài sản dài hạn / Tổng tài sản 2, Phân tích cụ thể cơ cấu tài sản Tiền /Tổng tài sản. Về cơ cấu nguồn vốn: nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn thấp, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành và có xu hướng giảm. Điều này thể hiện DN áp dụng chính sách huy động vốn an toàm, khả năng tự tài trợ của công ty tốt công ty ít lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

    Cụ thể vốn vay trong tổng nguồn vốn có một tỷ trọng rất nhỏ thậm chí đến cuối năm 2011 thì công ty gần như không vay nợ ngân hàng. Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nguồn vốn khá lớn và có xu hướng tăng điều này là hợp lí do công ty đang mở rộng hoạt động nên tỷ lệ nợ phải trả người bán tăng lên là đương nhiên. Về cơ cấu tài sản thì tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản khá cao tính đến thời điểm cuối năm 2011 lên tới gần 60%.

    Cụ thể từng khoản mục thì tiền trên tổng tài sản đến cuối năm 2011 tăng đột biến do sự gia tăng mạnh của các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn 3 tháng, thể hiện khả năng thanh toán tốt của doanh nghiệp tuy nhiên việc nắm giữ một khoản tiền quá lớn như vậy có thể gây ứ đọng vốn. Tỷ trọng nợ phải thu trong tổng tài sản có xu hướng tăng điều này là phù hợp, như phân tích ở trên thì hoạt động công ty đang có sự tăng trưởng. Hệ số đầu tư tài sản cố định của công ty tăng nhẹ thể hiện sự mở rộng sản xuất của công ty.

    Sự thay đổi các tỷ số cho thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Vinamilk đang chuyển dịch theo hướng tốt và phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.

    BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHUNG NGÀNH THỰC PHẨM
    BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHUNG NGÀNH THỰC PHẨM