Ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9000:2000 vào quản lý kho bãi tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex

MỤC LỤC

Hệ thống kho bãi, dự trữ

Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống 10 kho tuyến sau được bố trí tại các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An; với tổng sức chứa là 500 tấn. Tất cả các kho đều được bố trí bồn chứa gas rời (với sức chứa từ 30 tấn đến 250 tấn); hệ thống đóng nạp; nhà chứa bình gas (vỏ bình rỗng và thành phẩm đã đóng bình); hệ thống nhà xưởng phục vụ công tác sơn, sửa và kiểm định vỏ bình gas. Nhu cầu tiêu thụ của cả tháng thì có thể dự tính được, tuy nhiên khâu nhập hàng lại không hoàn toàn chủ động được (do phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, con nước, …) do vậy, nhiều khi lượng xuất bán và lượng nhập về không ăn khớp với nhau và dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa hàng.

Tình trạng đứt chân hàng đã xảy ra ở một số hãng gas có quy mô kho bãi nhỏ, trường hợp do trục trặc ngoài ý muốn, tầu nhập hàng về chậm hơn so với kế hoạch sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng cung cấp cho thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của Công ty. Với lợi thế có hệ thống kho tồn trữ lớn, rộng khắp, nên Công ty Cổ phần Gas Petrolimex luôn có lượng hàng tồn kho an toàn, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường, không để xảy ra hiện tượng đứt chân hàng. Quy mô sức chứa kho bãi lớn là điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn trong kinh doanh khí đốt hỏa lỏng, tuy nhiên còn một khía cạnh khác nữa đó chính là vấn đề chênh lệch giá trong dự trữ, tồn kho hàng hóa.

Giá bán mặt hàng gas hóa lỏng tại thị trường Việt Nam hiện do các doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên giá nhập về của tất cả các hãng (chung cho tất cả các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á) đang theo một mức giá của Công ty Saudi. Điều đó có nghĩa giá gas nhập về thay đổi hàng tháng (phụ thuộc vào tính hình cung cầu trên thế giới), do vậy nếu khâu nhập, xuất, tồn kho không được tính toán kỹ sẽ gây thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Hai đơn vị đã liên doanh dưới hình thức: Công ty Cổ phần Gas Petrolimex đầu tư téc chứa chuyên dụng, đường sắt nhánh (từ đường chính vào kho chứa Gas) phía Đường sắt đầu tư xát si, hai bên cùng phối hợp để khai thác phương tiện.

Phương tiện được bố trí trực thuộc các phòng ban liên quan trực tiếp; xe téc thuộc phòng Kinh doanh Gas Công nghiệp quản lý, xe tải chở Gas bình thuộc phòng Kinh doanh Gas dân dụng & Thương mại quản lý. Công nghệ sản xuất gas bình nhìn chung là không phức tạp, không mất nhiều thời gian nên khi có sự đột biến hay nhu cầu của khách hàng tăng cao thì Công ty nhanh chóng đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng. (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính (2007), “Báo cáo tài chính năm 2007”) Công ty đã đầu tư hầu hết máy móc thiết bị mới khi bước sang cổ phần hóa, thông thường là gần 6 năm đưa vào sử dụng nên có thể nói mức độ hiện đại của máy móc thiết bị của Công ty tại khu vực thị trường phía Bắc là tương đối hiện đại.

Các hệ thống, dây chuyền được đầu tư chủ yếu là bán tự động hoặc tự động, giảm thiểu được một số công đoạn thủ công trước đây, rút ngắn được chu kỳ sản xuất của sản phẩm, đảm bảo hoàn thành thời gian giao hàng tới các đại lý. Trong đó các hãng này đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực như chuyên gia kỹ thuật, nhân viên kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận và áp dụng các công nghệ mới và các tiêu chuẩn thế giới phù hợp với điều kiện thực. Xí nghiệp chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí-PVGC là đối thủ cạnh tranh đáng chú ý nhất, xí nghiệp này mới ra đời được hơn 6 năm, muộn hơn các hãng gas khác, nhưng đã chiếm thị phần lớn tại thị trường khu vực phía Bắc do đây là xí nghiệp trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí-Petro Việt Nam (nơi duy nhất đến nay sản xuất được gas hoá lỏng tại Việt Nam).

Nên xí nghiệp này được ưu tiên trong việc mua nguồn gas hoá lỏng sản xuất nội địa (chiếm trên 50% sản lượng gas từ Nhà máy chế biến Dinh Cố) với giá thấp hơn giá mua của các hãng khác và với mức độ ổn định của nguồn hàng cao nên Xí nghiệp này đã vươn lên nhanh trong chiếm lĩnh thị trường và đẩy thị phần của các hãng khác ngày càng giảm xuống. Các hãng gas còn lại tại khu vực thị trường phía Bắc này chủ yếu kinh doanh gas với mặt hàng gas bình thông qua việc nhập nguồn gas hoá lỏng qua các hãng lớn như mua lại gas hoá lỏng từ Xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền Bắc.

Bảng 2.6: SỨC CHỨA CỦA HỆ THỐNG KHO ĐẦU MỐI
Bảng 2.6: SỨC CHỨA CỦA HỆ THỐNG KHO ĐẦU MỐI