MỤC LỤC
Trong xu thế hội nhập thế giới, nền kinh tế Việt Nam không thể nào không hướng đến xuất khẩu.Tuy nhiên sự kỳ vọng quá nhiều vào thị trường thế giới đã mang lại không ít thất vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh tế thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, lâm vào tình trạng bất ổn.Cuộc khủng khoảng kinh tế năm 2008 đã có những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam.Việc quay trở lại thị trường nội địa và 2 nước Lào, Campuchia đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cầm cự qua thời gian khủng khoảng kinh tế toàn cẩu. Do đó, mỗi khi có sự biến động của các thị trường châu Á hay Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của Việt Nam và làm cho nền kinh tế tăng trưởng kém bền vững.Hơn nữa, các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các nước ở Đông – Nam Á có cùng lợi thế cạnh tranh với nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.Vì vậy, khả năng tăng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này là có giới hạn. Có thể nói Việt Nam đang chuyên môn hóa vào “các thị trường đang đi xuống” – khi mà xuất khẩu của Việt Nam vượt quá tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các thị trường này, trong đó đáng chú ý là thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,Anh và Italia.Trong khi đó, Việt Nam đang giảm thị phần đối với các thị trường đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Singapore hay Hà Lan và Hàn Quốc, nơi mà tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn khả năng nhập khẩu của các quốc gia này.
Một thực trạng trong ngành khai thác khoáng sản xuất khẩu đó là việc khai thác một các bất chính của các tổ chức, cá nhân.Tình hình này trước đây đã rộ lên và được các cơ quan chức năng đôn đốc, gần đây có phần yên ắng.Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn cần phải đặt nhiều chú ý hơn khi mà hiện nay, giá của các mặt hàng như dầu mỏ, than đá trên thế giới cũng như trong nước đang tăng cao.
Đồng thời Việt Nam nên tăng cường hợp tác quốc tế trong sản xuất và trong đào tạo nguồn nhân lực với nhiều hình thức phong phú như: có thể kết hợp đưa công nhân đi đào tạo, có thể tranh thủ các nguồn tài trợ, các dự án của các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài hoặc mời các chuyên gia sang đào tạo,…từ đó vừa tận dụng được khoa học công nghệ của nước bạn, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nước mình. Ngoài việc chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật, Việt Nam cần phải quan tâm đào tạo để có đội ngũ cán bộ thương mại giỏi hỗ trợ đắc lực trong việc đưa sản phẩm có chất lượng cao thâm nhập được vào mọi thị trường, kể cả các thị trường khó tính của thế giới. Trong việc phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chúng ta nên chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết về pháp luật kinh tế quốc tế và của các nước… Việc đào tạo này cần được phát triển theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động cần thuần thcuj về kỹ năng và chuyên môn hóa sâu.
Chúng ta nên có biện pháp thu hút đội ngũ trí thức và duy trì được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao đó trong công cuộc xây dựng tổ quốc, bao gồm cơ chế chính sách, sự khuyến khích về tài chính và tinh thần như đãi ngộ về lương bổng, thuế, nhà cửa và các giải thưởng…Ngoài ra chúng ta cần tạo điều kiện để khai thác tối đa tiềm năng khao học kỹ thuật của đội ngũ các nhà khoa học cũng như các quản lý giỏi.
Bên cạnh vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, chúng ta cần phải chú ý tới vấn đề lương bổng và chế độ đãi ngộ đối với cá nhân tài.Hiện nay, ở ngay trên đất nước chúng ta đang xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. Không chỉ đơn thuần giúp chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, khi chúng ta tập trung phát triển có kế hoạch cho ngành công nghiệp như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH cũng sẽ được thúc đẩy diễn ra nhanh hơn. Từ việc tập trung cho đầu tư sản xuất hàng công nghiệp chúng ta có thể xây dựng một cơ cấu mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực vừa lớn về quy mô từng mặt hàng, vừa phong phú về chủng loại nhưng lại theo đúng định hướng hiện đại tiên tiến.
Trước mắt, theo đúng định hướng của chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, cần tập trung đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, có thị trường và giải quyết nhiều lao động nhất đó là ngành công nghiệp chế biến như chế biến nông – lâm – thủy sản, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh sẽ giúp nâng cao giá trị tăng thêm trong các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đem lại lợi nhuận xuất khẩu cao hơn, giúp giảm tỉ trọng hàng thô sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu, sẽ nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.Ngoài ra nhà nước cũng cần phải có những chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong avf ngoài nước đầu tư vào những ngành này.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu của thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường ví dụ như tổ chức cho các đoàn thương mại đi khảo sát thị trường, mở showroom, website, tham gia các triển lãm, hội chợ…hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Việc các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp kịp thời các dự báo về xu hướng tiêu dùng, tình hình thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc lập và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh linh hoạt theo các thay đổi của môi trường kinh doanh, tránh tình trạng sản xuất thừa dẫn đến việc giá các sản phẩm bị kéo tụt gây thua lỗ cho doanh nghiệp sản xuất. Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng cần phải nang cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm của mình tới các thị trường, tăng cường xúc tiến xuất khẩu.
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường về mọi mặt cũng như thông tin về các đối tác thương mại bằng cách trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại các nước tại Việt Nam, phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cục xúc tiến thương mại bộ thương mại…Đây là những cơ quan có thể cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn thông tin hết sức hữu ích, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thông tin, tránh được rủi ro có thể gặp phải khi doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu về thị trường, nhất là các doanh nghiệp nhỏ.
Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc tại các thị trường xuất khẩu, hoặc thông qua tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước và qua văn phòng các nước tại việt Nam. Các nghiệp vụ marketing cũng cần được nghiên cứu, nâng cao và ứng dụng một cách triệt để, hiệu quả nhất để phát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại các thị trường và lên kế hoạch thâm nhập thị trường. Ngoài ra chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại, phấn đấu tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, dễ tiên đoán và ổn định môi trường, tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư lâu dài.
Để thực hiện chủ trương cải cách hành chính, ngoài việc ban hành, bỏ sung các quy chế, quy trình tác nghiệp chúng ta cần tổ chức lại bộ máy làm việc, thiết lập kỉ cương nghiêm đối với người thực hành, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu trong kho bãi, trên đường vận chuyển, qua cửa khẩu nhằm giảm chi phí, tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp.