Đánh giá thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

Vị trí địa lý

    Tuy nhiên, do việc tăng hoặc giảm thuế nhập khẩu, ấn định hạn ngạch nhập khẩu, hoặc đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế rất phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích không những của Mỹ mà còn của các nước khác; nên nhiều trách nhiệm trong những lĩnh vực này đã đuợc Quốc hội uỷ quyền cho các cơ quan hành pháp. Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương đối với các mặt hàng phi nông nhiệp, chỉ đạo và điều hành công tác phát triển xuất khẩu và cơ quan xúc tiến thương mại Hoa Kỳ ở nước ngoài, thực thi luật chống bán phá giá và luật thuế chống bù giá, kiểm soát xuất khẩu, hỗ trợ điều chỉnh thương mại cho cỏc cụng ty, nghiờn cứu và phõn tớch ngoại thương, và theo dừi việc tuân thủ các hiệp định thương mại quốc tế trong đó Hoa Kỳ là một bên tham gia. Một số trách nhiệm của Hải quan bao gồm việc ngăn chặn và tịch thu hàng hoá nhập vào bất hợp pháp; giải quyết thủ tục cho người, tàu chuyên chở, hàng hoá, thư từ vào và ra khỏi Hoa Kỳ; quản lý hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác, và hỗ trợ thực thi các luật của Hoa Kỳ về quyền tác giả, quyền sáng chế và thương hiệu.

    Tuy nhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, không phải không có phức tạp và khó khăn trong việc xác định nước xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên, do cách xác định trị giá hải quan để áp thuế nhập khẩu như nêu trên, nên người xuất khẩu cần cẩn thận trong khâu lập chứng từ giao hàng, nhất là hóa đơn thương mại để tránh phiền toái hoặc phát sinh phí tổn không đáng có cho người nhập khẩu và đôi khi cho cả bản thân người xuất khẩu. Chi phí trưng bầy một gian hàng tiêu chuẩn (3 x 3m) tại một hội chợ ở Mỹ theo tiêu chuẩn quốc tế ít nhất cũng khoảng 13-15 ngàn USD (gồm tiền thuê gian hàng và thiết bị, thiết kế dàn dựng, tiền hàng mẫu, chi phí vận chuyển hàng mẫu trước và sau hội chợ, và tiền đi lại, ăn, ở của một đại diện..).

    QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 2006 – 7T/2010

    Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2006 – 7T/2010

       Tháng 9/2008: Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ và Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam (STAMEQ), thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đã ký kết tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an toàn sản phẩm tiêu dùng. Trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại đã nảy sinh một số tranh chấp do chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ như vấn đề cá Tra, Basa, tôm, hàng dệt. Nhu cầu nhập khẩu: Với những mặt hàng chính như quần áo may sẵn, hàng thêu ren, trang trí và vải sợi, nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ chỉ tăng 1,8% trong năm 2007.

      CPSIA trao thêm quyền cho chính quyền từng bang và liên bang, áp đặt những yêu cầu mới khắt khe hơn đối với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối và các nhà bán lẻ, gia tăng mức hình phạt khi các đơn vị liên quan vi phạm về an toàn sản phẩm. Tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn nữa các quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Luật mới ban hành đặt nặng tính an toàn đối với quần áo trẻ em, không chỉ đối với loại vải, tính dễ cháy mà còn đối với dây kéo, dây nơ, tua, ren trang trí trên áo trẻ em.

      Xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, Mỹ đã giảm lượng đặt hàng trong năm 2009, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã giảm 2,17% so với năm 2008. Trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng dệt may theo phương thức gia công thì Mỹ là một trong những thị trường có các hợp đồng mua bán trực tiếp lớn của Việt Nam.

      Trong tổng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ, khoảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng trên 5%, là nước đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Thị trường mặt hàng dệt may Mỹ được chia thành 5 nhóm chính: nhóm quần áo dành cho phụ nữ, nhóm quần áo đàn ông và bé trai, nhóm quần áo trẻ em, nhóm hàng da thú và các loại quần áo khác. Các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào Mỹ là các loại áo thun, quần, áo Jacket, đồ ngủ, áo sơ mi…Trong đó, các loại áo sơ mi và áo jacket được thị trường Mỹ khá ưa chuộng.

      Nhu cầu tiêu thụ hàng mặt hàng dệt may của Mỹ rất lớn, thêm vào đó là thu nhập của người dân Mỹ cao, cho nên, Mỹ luôn là “đích đến” của các nước sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.

      ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

        Trước tiờn hết, cỏc doanh nghiệp Việt Nam phải nắm rừ luật lệ, thuế quan nhập khẩu ở Mỹ để biết được các mặt hàng nào bị cấm cũng như chọn được phương thức xuất khẩu ít tốn chi phí nhất. Cần liên kết các doanh nghiệp nhỏ cùng xuất khẩu, cử đại diện thông thạo ngành hàng và luật lệ đàm phán trực tiếp với đối tác Mỹ, bỏ bớt các khâu trung gian, vừa giảm thiểu chi phí vừa tạo dựng uy tín cũng như gây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, quy trình, tiêu chuẩn quốc tế vào trồng trọt và sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

        Đa dạng húa mặt hàng, phong phỳ mẫu mó bao bỡ, xỏc định rừ xuất xứ nguồn gốc từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra và in lên bao bì sản phẩm để tiện kiểm tra. Làm được như vậy, các sản phẩm của ta sẽ dễ dàng vượt qua các rào cản thương mại, tăng cường sức cạnh tranh, thu hút và đáp ứng được nhu cầu cao cấp của khách hàng Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu nên tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, cập nhật thông tin thị trường thường xuyên đặc biệt là thị trường Mỹ.

        Đồng thời, các hiệp hội sẽ liên tục xác định mức giá các mặt hàng trên thị trường để doanh nghiệp dùng giá đó xuất khẩu nhằm thống nhất mức giá tránh bị kiện bán phá giá. Tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ để giới thiệu các hàng hóa, và nếu được thì nên thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Mỹ hoặc cao hơn là đầu tư trực tiếp tại Mỹ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, hơn thế nữa còn tạo thuận lợi cho khâu phân phối hàng và tạo dựng mối quan hệ với các đối tác. Về phía nhà nước, đối với các mặt hàng đang được hỗ trợ xuất khẩu thì nhà nước cần có lộ trình từng bước tiến tới ngưng hỗ trợ vì đây chính là điều kiện để Mỹ kiện hàng chúng ta được trợ giá.

        Bên cạnh đó, nhà nước phải kiểm soát các doanh nghiệp xuất khẩu, nếu doanh nghiệp nào cố tình bán phá giá hoặc xuất khẩu hàng kém chất lượng phải xử lý nghiêm, buộc ngưng kinh doanh, không để gây ảnh hưởng xấu đến ngành hàng và doanh nghiệp khác. Cần có chiến lược và kế hoạch thích hợp đối với những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, để nhập khẩu một cách hợp lý và mang lại lợi ích cho hoạt động kinh tế, đời sống trong nước. Ngoài ra, cần xây dựng mối quan hệ với những nhà xuất khẩu Mỹ từ đó, tìm kiếm những đối tác uy tin, những mặt hàng nhập khẩu đúng nguồn gốc, giá trị.tránh vì lợi trước mắt, giá rẻ mà nhập về nước những sản phẩm kém chất lượng.

        Như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm hiểu sâu sát thị trường, và có những kế hoạch, giải pháp kịp thời phù hợp với từng giai đoạn, sự kiện.