MỤC LỤC
Theo bộ thủy sản 1996 thì Việt Nam còn có khoảng 1.379.038 ha diện tích mặt nước ở các thủy vực nội địa như: sông, suối, ao, hồ, kênh, mương, ruộng trũng… Do đó nguồn lợi hải sản, thủy sản nước ngọt của đất nước ta có một tiềm năng lớn và vô cùng quan trọng. Để hiểu rừ tỡnh hỡnh nuụi trồng thủy sản sau khi cấm nuụi lồng bố trong hồ, sự chuyển hướng của người dân và sự định hướng của các cấp chính quyền quản lý, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát một số hộ nuôi cá ở các lưu vực kênh thủy lợi thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Do thừa hưỡng gần trọn vẹn lòng hồ Dầu Tiếng nên không chỉ cung cấp nước cho khu vực mà còn đảm bảo nước tưới cho trên 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của bốn khu vực Đông Nam Bộ. Một số hộ sử dụng nguồn nước này để tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản … Mực nước ngầm khu vực được nâng lên đáng kể nhờ hệ thống kênh thủy lợi phân bố đều khắp khu vực.
Mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 25 – 30 m, chất lượng nước đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt.
-Với hệ thống kênh thủy lợi khá phong phú, đây là nhân tố không những thuận cho việc phát nông nghiệp, mà còn tiền năng đề phát triển nuôi trồng thủy sản dọc theo hệ thống kênh thủy lợi. Tuy nhiên, do địa bàn mỗi xã quá rộng trong khi đời sống kinh tế của người dân nông thôn còn chưa cao nên việc đầu tư xây dựng lưới điện đến từng hộ còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay ngành giáo dục huyện đã và đang nâng cao chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị giảng dạy, không còn phòng học tạm thời. Trung tâm giáo dục thường xuyên đã góp phần vào việc đào tạo nghề hướng nghiệp cho các em học sinh trên toàn huyện.
Khó thực hiện đăng ký, tạm vắng và quản lý hộ nhân khẩu trên hồ Dầu Tiếng do: Đêm khuya, người dân từ nơi khác chở bè đến, lắp ráp trong vòng một tiếng. Trước những tác động xấu lầm ô nhiễm hồ Dầu Tiếng, ngày 14/02/2005, UBND tỉnh Tõy Ninh cú cụng văn số 46/UB nờu rừ: giải tỏa việc nuụi cỏ lồng, bố trong lòng hồ Dầu Tiếng, đẩy mạnh thả cá, nuôi cá tự nhiên trong hồ.
Thông qua các kết quả phân tích, chúng tôi tiến hành so sánh, đánh giá các điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn nước, kỹ thuật nuôi, đầu vào – đầu ra và hiệu kinh tế của các hình thức nuôi…. Phân vùng màu sắc trên bản đồ được hình thành trên cơ sở cộng điểm của các yếu tố lại, vùng nào có số điểm cao nhất là vùng đó có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản cao.
Đối với các họat động sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động nuôi cá, kinh nghiệm đóng vai trò then chốt trong việc quyết định vụ nuôi và rút kết ra những kết luận có lợi trong những vụ sau như thiết kế ao, cách cho ăn, chất lượng nước phù hợp, thị trường tiêu thụ. Những hộ nuôi heo kết hợp với nuôi cá thì chủ yếu tận dụng những hầm, hố vật liệu sau khi cho đất để làm kênh, để giải quyết vấn đề vệ sinh, tận dụng phụ nông nghiệp và phế phẩm của chuồng trại, góp một phần vào thu nhập của nông hộ và cải thiện bửa ăn Trong gia đình. Vì vậy năng suất ở các ao nuôi ghép thường rất thấp so với các ao nuôi đơn và ao ương cá giống do thiếu sự chăm sóc chu đáo, tỷ lệ sống thấp, chất lượng con giống kém, cá chậm lớn bởi nguồn thức ăn bổ sung không đảm về chất lượng lẩn số lượng.
Theo “Báo cáo của công tác khuyến ngư năn 2002-2003 định hướng đến năm 2005” cho rằng Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng rộng 27.000 ha với 2 hệ thống kênh chính Đông và kênh chính Tây có chất lượng nước tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên việc nuôi trồng thủy sản thuận kợi quanh năm. Vùng C có vị trí nằm ở khu vực đầu kênh Đông, việc cung cấp nước vào ao nuôi chỉ thuận lợi cho một bên kênh do có địa hình cao từ bờ kênh Đông và thấp dần về hướng sông Sài Gòn nên bờ kênh phía trong là vùng đất cao hơn mực nước kênh nên rất khó cấp nước cho ao nuôi theo hệ thống nước tự chảy. Qua kết quả điều tra cho thấy Vùng B có số hộ nuôi đơn cao nhất trong các vùng đã khảo sát chiếm 45,45% (Bảng 4.10) Đa số các chủ hộ đều sử dụng hình thức nuôi thâm canh một loài cá có giá trị kinh tế cao, như cá lóc đen, cá rô đồng, cá điêu hồng … được thị trường ưa chuộng và giá bán tương đối cao so với các loài cá nuoâi gheùp.
Vùng D là một vùng trũng, địa hình bằng phẳng, rất thuận lợi cho sự phát triển các loại hình kinh tế nông nghiệp qua kết quả điều tra Bảng 4.10 cho thấy vùng có cả ba loại hình thức nuôi: nuôi ghép chiếm 57,14%, nuôi đơn chiếm14,29%, ương cá giống chiếm 28,57% Theo lời của các chủ hộ nuôi ghép thì trước đây vùng.
Chúng tôi cho điểm và xếp hạng các vùng có tiềm năng về nguồn nước, sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở lưu vực kênh thủy lợi, huyeọn Dửụng Minh Chaõu, tổnh Taõy Ninh. Trong các yếu tố tiềm năng về về nguồn nước sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản thì những yếu tố quan trọng, có mức độ ảnh hưởng cao đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản của các vùng được khảo sát thì sẽ được cho điểm cao. Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao như: Chất lượng nước là điều kiện cần phải có cho hoạt động nuôi cá, tình trạng ô nhiễm tác động đến hiệu quả của việc nuôi cá.
Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn như: mức độ quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng nước kênh kém hơn vùng được quản lý tốt, yếu tố mức độ nhiễm phèn, có thể xử lý được… nên có mức độ ảnh hưởng nhẹ. Kết quả Bảng 4.14 cho thấy những vùng có tiềm năng về nguồn nước nhất là Vùng B rồi đến Vùng C, Vùng D và Vùng A có tiềm năng về chất lượng nước kém nhất trong các vùng khảo sát.
Các yếu có mức độ ảnh hưởng thấp hơn như: được tập huấn, hình thức nuôi, tiếp nhận thông tin kỹ thuật… là những yếu tố này có mức độ ảnh hưởng nhẹ cụ thể như: yếu tố nguời nuôi đã tham dự các tập huấn nhưng số người nuôi áp dụng được kỹ thuật đó tại nông hộ của mình nhiều hay không?. Vùng có tiềm năng về kỹ thuật thấp nhất là Vùng A vì có số hộ nuôi ghép khá cao trong các vùng được khảo sát, do đó có nhiều yếu tố tiềm năng kỹ thuật nuôi cá có số điểm thấp nhất trong bốn vùng nuôi trồng thủy sản được khảo sát của huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Các yếu có mức độ ảnh hưởng thấp hơn như: thức ăn, vật tư thủy sản, Số thương lái… là những yếu tố này có mức độ ảnh hưởng nhẹ cụ thể nguồn thức ăn nếu không có đủ thì có thể cho thức ăn bổ sung hay yếu tố vầt tư thủy sản và con giống không có nhiều thì cũng có thể đi mua ở các tỉnh khác về.
Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao như: đầu vào – đầu ra, hiệu quả kinh tế, điều kiện KT-XH … là các yếu tố có tác động mạnh đến việc nuôi trồng thủy sản cụ thể phải có thị trường tiêu thụ mạnh thì nghề nuôi cá mới phát triển rộng, nuôi phải có hiệu quả hoạt động nuôi cá các mới tồn tại được…. Kết quả tổng hợp các yếu tố tiềm năng có tác động đến hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản, cho thấy Vùng C là vùng có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản cao nhất do có nhiều yếu tố tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản có số điểm cao như : hiệu quả kinh tế đạt số điểm 18/22, yếu tố kỹ thuật nuôi đạt số điểm là13/15, yếu tố về kiện kinh tế xã hội đạt 14,5/20….
Xin ông/bà cho biết biện pháp khắc phục khi có dịch bệnh xảy ra?.
Phụ lục 3b Bảng thông tin về nông hộ ương cá giống huyện Dương Minh Châu.