Tình trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai huyện Tuy Phước

MỤC LỤC

Tình hình sử dụng và quản lý đất đai của huyện hiện nay 1. Tình hình quản lý

Đã cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho toàn bộ những hộ có đất làm nông nghiệp, đồng thời đã giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất trong thời gian qua trên địa bàn huyện Tuy Phước đã đi vào nề nếp, đảm bảo thủ tục, đúng thẩm quyền. Cho nên hệ thống đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp sẽ có tác dụng tích cực trong việc tăng sản lượng kinh tế nông nghiệp, đổi mới bộ mặt nông thôn nhằm cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên môi trường và sinh thái. Vì vậy có thể nói hệ thống quản lý hồ sơ đất đai của huyện mà nhất là phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và các ban, ngành chức năng đã tham mưu giúp UBND huyện thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giao đất, thuê đất và thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…ngày càng tốt hơn, tạo tiền đề khi nền kinh tế huyện chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông thôn.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lí

Điều kiện khí hậu - thời tiết

Mùa mưa thường gây ra ngập úng, mùa nắng khô hanh gây nhiều bất thuận cho phát triển nông nghiệp. Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thời tiết rất thuận lợi cho việc phát triển và sản xuất nông nghiệp ở địa phương nhất là cây lúa và cây hàng năm.

Thủy văn

Địa hình

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI

Tình hình sử dụng đất của huyện từ năm 2005-2007

Nhìn chung, nguồn nhân lực của Huyện có sẵn nhưng chưa có tay nghề bậc cao, phân bố không đồng đều trong các xã, thị trấn trong huyện nên phần nào cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện. - Thoát nước: Hệ thống cấp, rãnh thoát nước chỉ mới xây dựng được ở thị trấn Tuy Phước, thị trấn Diêu Trì, xã Phước Lộc nhưng chưa đảm bảo, cho nên khả năng tiêu thoát nước còn kém nên mùa mưa còn tình trạng ứ đọng nước. Vì vậy trong thời gian tới huyện cùng với các địa phương sẽ có nhưng giải pháp, chính sách hợp lí để nâng cao khả năng tiêu nước trên địa bàn như: nắn dòng chảy của sông Kôn ở đoạn cầu Liêm Trực, đắp đập ngăn dòng chảy của sông Hà Thanh để dự trữ nước ở thị trấn Diêu Trì, cải tạo và nâng cấp sức chứa cho hồ Long Mỹ và các đập dâng để dự trữ nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt và cung cấp nước tưới vào mùa khô.

Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (ngày 1/1/2008) TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (ngày 1/1/2008) TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích

Thực trạng về kinh tế

- Cấp nước: Trên địa bàn huyện hiện nay thị trấn Diêu Trì, xã Phước An, xã Phước Sơn, xã Phước Lộc và xã Phước Quang đã có nguồn nước sạch, nhưng chỉ đáp ứng được 75%. Hiện nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cũng mới được xây dựng thêm và tu bổ, nhưng nhìn chung chỉ đáp ứng được 86% việc cấp nước tưới vào mùa khô và tiêu thoát nước vào mùa mưa. Về thủy sản, huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất hiệu quả, đa dạng hóa hình thức nuôi và phòng ngừa dịch bệnh tôm, hình thành mạng lưới khuyến ngư cơ sở.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội của huyện

Qũy đất đai của huyện so với toàn tỉnh còn thấp, dân số trên địa bàn huyện đông nên việc quản lý và sử dụng đất đai còn bất cập. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN 1. Tình hình thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện

Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của huyện

Từ năm 2005 cho đến nay, việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi rừ rệt, nhất là trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyờn đất đai. - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã làm đúng trình tự thủ tục, tổ chức giao đất cho các tổ chức để xây dựng trụ sở cơ quan, các công trình hạ tầng kỹ thuật kịp thời, đã phát huy. Việc xét giao đất ở cho dân được thực hiện chặt chẽ hơn, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã công khai quy hoạch, công khai kết quả xét duyệt.

- Tuy nhiên cũng còn phải một số tồn tại đó là : Công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ đô thị hoá cùng với nhu cầu sử dụng đất tăng do dân số làm cho đất đai biến động liên tục gây khó khăn cho cập nhật, chỉnh lý biến động dẫn đến gây trở ngại cho công tác quản lý và sử dụng đất đai. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền ở xã, thị trấn và cán bộ đảng viên nhận thức về đất đai, quản lý đất đai chưa thật sâu rộng nên trong quản lý còn hạn chế. Bên cạnh đó ngành Tài nguyên và Môi trường phải giải quyết nhiều tồn tại chỉ tiêu, kế hoạch do giai đoạn trước để lại việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm chưa dự tính hết nhu cầu sử dụng đất, quy hoạch khu dân cư ở một số vùng chưa phù hợp với tập quán cũng như chưa gắn kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, của ngành với nhu cầu nhà ở, đất ở của nhân dân.

Công tác tuyên truyền các chính sách đất đai chưa được sâu rộng trong nhân dân, các cán bộ địa chính xã còn bị thay đổi nhiều không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chưa lường hết khả năng nhu cầu thuê đất của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình nên kế hoạch sử dụng đất, cho thuê làm chưa sát nên dẫn đến diện tích có năm thiếu, năm thừa. Công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa có sự tập trung cao trong chỉ đạo nên tình trạng lấn chiếm đất xây dựng nhà trái phép vẫn tiếp tục diễn ra.

Việc để kéo dài và không giải quyết dứt điểm được việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho một số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Tuy Phước gây ra khiếu nại của nhân dân.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2005-2007 1. Tình hình biến động đất đai của huyện Tuy Phước

Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn huyện

Hiệu quả sử dụng đất đai biểu thị mức độ khai thác việc sử dụng đất đai theo xu hướng phát triển hiện đại không những chỉ có nhiệm vụ đem lại lợi ích trước mắt cho con người mà còn phải đảm bảo phát triển bền vững. Chỉ có hiệu quả kinh tế chúng ta mới có thể đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện trình độ năng lực của người sản xuất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai cần phải đánh giá trình độ sản xuất và yếu tố thổ nhưỡng của đất đai đóng vai trò quan trọng.

Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện dần dần hợp lý và theo qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đưa ra. Cơ cấu các loại đất thay đổi theo định hướng phát triển của huyện, diện tích đất chưa sử dụng giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Một số diện tích đất khó sản xuất sau khi chuyển đổi mục đích đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong các nhóm đất sản xuất nông nghiệp và đất có mục đích công cộng không còn nhiều biến động.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

    - Chuyển đổi ruộng đất cho phù hợp từng loại giống cây trồng, phù hợp với từng loại đất. - Các khu vực được qui hoạch để phục vụ cho mục đích công cộng, khu công nghiệp cần phải tiến hành chuyển đổi tập trung không nên phân tán nhỏ lẻ, làm kém hiệu quả. - Phát huy lợi thế về vị trí, giao thông và nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng, trong thời gian cần phát triển mạnh ngành công nghiệp làm bước đột phá phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    Vì vậy phải bố trí đủ đất đai cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói chung và đất đai để phát triển cụm công nghiệp của huyện nói riêng. - Quỹ đất nông nghiệp bị hạn chế, nhất là đất trồng lúa do đó phải triệt để tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp. Phải đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp hiện có, đồng thời phải khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên đồi núi chưa sử dụng.

    Phải chú trọng việc mở rộng diện tích đi đôi với chống xói mòn rửa trôi. - Khai thác có hiệu quả vùng đồi núi phục vụ phát triển rừng tạo cảnh quan môi trường cho du lịch phát triển. - Cơ sở, kết cấu hạ tầng cần ưu tiên đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành, các lĩnh vực phát triển, do đó cần ưu tiên đủ đất đai cho phát triển giao thông, thủy lợi.

    - Từng bước bố trí đủ đất đai cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo, thể dục, thể thao, y tế, văn hoá-thông tin trên cơ sở tiết kiệm có hiệu quả bằng cách huy động các nguồn vốn để đầu tư.