Đặc điểm địa lý ngành công nghiệp dầu khí

MỤC LỤC

Ngành công nghiệp trọng điểm (CNTĐ)

    Tập hợp các quan niệm về ngành CNTĐ có thể thấy rằng: Ngành CNTĐ là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô sản xuất ngày càng phát triển, có công nghệ kỹ thuật hiện đại, có sản phẩm thâm nhập nhiều trên thị trường thế giới, đóng góp phần lớn cho ngân sách quốc gia, có khả năng sử dụng tay nghề cao của người lao động và cũng có thể dựa vào vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển sản xuất và ứng dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại. Đó là các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên (than, dầu khí, thủy năng) đối với ngành công nghiệp năng lượng, nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ dồi dào, thị trường tiêu thụ đối với công nghiệp chế biến nông - lâm – thủy sản, công nghiệp sản xuất tiêu dùng… hay các ngành có ưu thế về kỹ thuật như: công nghiệp điện, tin học, cơ khí chế tạo, các ngành công nghiệp cơ bản như hóa chất, phân bón vật liệu xây dựng để phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

    Bảng 1.1: Thứ tự ưu tiên của ngành CNTĐ Việt Nam
    Bảng 1.1: Thứ tự ưu tiên của ngành CNTĐ Việt Nam

    Ngành công nghiệp trọng điểm dầu khí

    Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu khí

    Quan sát hình dạng phần lục địa của địa khối Đông Dương có đường bờ biển cong hình chữ S, trong đó phần bụng nhô ra biển về phía Đông nhiều nhất là địa khối Kon Tum cố kết rắn chắc, đầu của chữ S tương ứng và liên quan đến bể Sông Hồng, đuôi của chữ S tương ứng và liên quan đến bể Malay - Thổ Chu, còn phần bụng của chữ S liên quan nhiều đến hai bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Những chuyển động này nhìn chung đã được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận qua các tài liệu cổ từ, cổ sinh và khí hậu và đã được đề cập đến trong các công bố của Holloway, Longley và Hall… Tất cả những chuyển động này thể hiện sự sắp xếp lại của các vi mảng trong Kainozoi, chúng xảy ra đồng thời với chuyển động thúc trồi của địa khối Đông Dương trong cùng một hệ thống kín và tương hỗ lẫn nhau, tạo không gian cho quá trình căng giãn, tạo bể.

    Lịch sử dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới

    Với dân số hơn 500 triệu người, mức tiêu thụ bình quân khoảng gần 0,3 tấn dầu/người/năm, ASEAN có mức phát triển kinh tế cũng như trữ lượng dầu mỏ thu hồi của từng nước có khác nhau nên các năm tới sự thiếu hụt về cung cầu năng lượng sẽ trở thành vấn đề lớn của khu vực. Với mức chi phí đầu tư khoảng 12 đến 15 tỷ USD, cùng với đó là 14 dự án điện liên kết khác và việc thành lập trung tâm năng lượng ASEAN tại Jacacta là những nỗ lực, nhằm liên kết về năng lượng - một phần của liên kết về kinh tế, như là phương sách đối mặt với các thách thức trong quá trình toàn cầu hóa của ASEAN.

    Bảng 1.2: Lịch sử khai thác dầu trên Thế giới.
    Bảng 1.2: Lịch sử khai thác dầu trên Thế giới.

    Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam

    Vậy nếu cứ thử tính chi phí tìm kiếm thăm dò cho diện tích 160 000 km2 gồm 17 lô ở ngoài khơi và vùng thềm lục địa của chúng ta thì thấy lượng vốn cần thiết sẽ lớn đến mức nào, mặt khác công việc tìm kiếm và thăm dò là công việc có độ rủi ro cao cộng với nhu cầu về vốn vượt quá khả năng của chúng ta cho thấy việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho hoạt động này là vấn đề cấp thiết và quan trọng. Nếu những dự án đầu tư trong những năm đầu thập kỷ 90, mặc dù đang đem lại những hiệu quả cao, thì ngay bây giờ và những năm tới, Tổng công ty dầu khí Việt Nam cần đầu tư chiều sâu nhiều hơn cho tất cả các lĩnh vực từ thăm dò, tìm kiếm đến khai thác và nhanh chóng mở rộng đầu tư vào công nghệ chế biến sản phẩm dầu và khí.

    Bảng 2.1: Nhu cầu vốn đầu tư  phát triển ngành dầu khí giai đoạn 2001 - 2005.
    Bảng 2.1: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành dầu khí giai đoạn 2001 - 2005.

    Tiềm năng dầu khí Việt Nam

    Ngoài ra, Nhà nước cần hoàn thiện lại hệ thống pháp luật đặc biệt là Luật Đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam có thể dễ dàng thu hút vốn liên doanh liên kết, hay là đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực dầu khí ở nước ta. Với diện tích 153.000km2, được chia thành 22 lô, bể sông Hồng có một phần diện tích nằm trên phần đất liền thuộc đồng bằng sông Hồng và phần lớn diện tích thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định.

    Thực trạng phát triển ngành dầu khí

    Quá trình hình thành và phát triển công nghiệp dầu khí Việt Nam

    Đây là sự kiện quan trọng mang đến những thay đổi quan trọng trong việc đánh giá trữ lượng và mục tiêu khai thác của mỏ Bạch Hổ, cũng như cho ra đời một quan niệm địa chất mới về việc tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Bắt đầu từ đây, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã không ngừng mở rộng khu vực tìm kiếm, thăm dò thông qua các hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng liên doanh, hợp đồng điều vào khai thác và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, tăng hệ số thu hồi dầu khí, bảo vệ môi trường tài nguyên.

    Tìm kiếm thăm dò dầu khí

    Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò cho đến nay, đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí là: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó các bể: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu và Sụng Hồng gồm cả đất liền (miền vừng Hà Nội), đó phát hiện và đang khai thác dầu khí. Sự bổ sung trữ lượng khí trong tương lai, một phần sẽ do tăng trưởng của các mỏ phụ, từ kết quả khoan thẩm lượng và phát triển các mỏ trên cơ sở kết quả nghiên cứu tốt hơn về địa chất, phần còn lại chủ yếu hy vọng ở các mỏ khí mới, ở các vùng thăm dò mới của các bể Sông Hồng, Phú Khánh, Tư Chính – Vũng Mây, Malay – Thổ Chu và Nam Côn Sơn.

    Bảng 2.3: Số giàn khoan thăm dò đang hoạt động.
    Bảng 2.3: Số giàn khoan thăm dò đang hoạt động.

    Khai thác dầu khí

      Lô dầu khí đầu tiên tại mỏ Cendor - lô PM304 tại Malaysia - đã mang về cho Việt Nam những đồng ngoại tệ đầu tiên khai thác được từ nước ngoài… Trong tương lai không xa, tiềm năng to lớn từ các mỏ “vàng đen” của Việt Nam ở ngoài nước, được kỳ vọng sẽ đóng góp đắc lực vào sản lượng khai thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí Quốc gia. Trong tương lai, với sự quan tâm sâu sắc của nhà nước và xã hội cùng sự đầu tư lớn của Tập đoàn, ngành công nghiệp khí tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia và chắc chắn sẽ có những đóng góp hơn nữa trong công cuộc phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

      Bảng 2.4: Sản lượng khai thác ở các mỏ.
      Bảng 2.4: Sản lượng khai thác ở các mỏ.

      Triển vọng công nghệ lọc, hóa dầu

      Trong giai đoạn 1992 – 2000, cùng với việc sản lượng khai thác dầu hàng năm và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước liên tục tăng, việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất (Huyện Bình Sơn) - Quảng Ngãi với công suất: 6,5 triệu tấn/năm, là một đề án hợp lý có tầm vĩ mô của Chính Phủ xét dưới góc độ kinh tế - xã hội. Tập đoàn dầu khí đã chủ trương phát triển ngành công nghiệp hoá dầu theo hướng từ nhập mononer từ nước ngoài về chế biến sản xuất các sản phẩm hoá dầu trong giai đoạn đầu, sau đó tiến tới sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước qua việc hình thành và phát triển các tổ hợp hoá dầu trên cơ sở nguồn nhiên liệu từ dầu và khí, tạo thành một chu trình khép kín từ khâu lọc dầu đến khâu hoá dầu.

      Bảng 2.7: Các nhà máy lọc dầu trong tương lai.
      Bảng 2.7: Các nhà máy lọc dầu trong tương lai.

      Quan điểm, mục tiêu, địnnh hướng, quy hoạch phát triển ngành dầu khí

      - Đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí nhằm từng bước đảm bảo nhiên liệu cho phát triển đất nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho các ngành công nghiệp dệt và may mặc, sản xuất phân đạm, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp. - Xây dựng hoàn chỉnh chiến lược phát triển ngành, quy hoạch và nội dung kế hoạch dài hạn để từng bước xây dựng ngành dầu khí thành ngành công nghiệp hoàn chỉnh từ các khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác tàng trữ vận chuyển phân phối và tiêu thụ sản phẩm sử dụng có kết quả nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước.

      Một số giải pháp

      Hiện tại, Tập đoàn đã và đang hợp tác với Arco, Mobil, Shell, BP… trong việc khảo sát thăm dò khu vực của các bể trầm tích, để đánh giá tiềm năng dầu khí đất nước; cùng với Đan Mạch nghiên cứu bể Sông Hồng; hợp tác đề án liên kết trong việc nghiên cứu các bể trầm tích khu vực Đông Nam Á giữa Việt Nam – Malaysia – Indonesia và đặc biệt thông qua các hợp đồng PSC hoặc liên doanh với các công ty dầu khí quốc tế. Từ đó, giao cho công ty thương mại dầu khí đảm nhận công tác mua bán dầu thô một cách độc lập hơn thay vì chế độ quản lý như hiện nay (là giao cho công ty đàm phán sau đó mới trình kết quả lên Tập đoàn dầu khí để Tập đoàn. dầu khí phê duyệt thì mới được thực hiện công tác mua bán dầu thô), bằng cách cho phép công ty Petechim được chủ động giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng dựa trên các định hướng, giá trần, giá sàn của Tập đoàn dầu khí đưa ra.