MỤC LỤC
Do vậy, tỷ lệ điều tra viên hiểu biết về tác động tâm lý trong đối chất tương đối thấp, theo kết quả điều tra chỉ có “26% điều tra viên có sự hiểu biết về tác động tâm lý đối với người đối chất” [1, tr.223]. Một vấn đề cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động đối chất, đó là việc tổ chức điều khiển người đối chất, để tác động tâm lý tới nguời bị đối chất, nhưng vấn đề này lại không được điều tra viên quan tâm khai thác. Đulốp đã nhấn mạnh rằng: “Mục đích tác động tâm lý đối với từng người tham gia tố tụng rất cần thiết phải được tuân theo và cân nhắc trong quá trình thực hiện các phương pháp tác động tâm lý..” [2, tr.33].
Mặt khác có những trường hợp người bị đối chất do quên hoặc nhầm lẫn một số các tình tiết của vụ án, thì họ không thể nhớ lại chính xác được nếu điều tra viên không có những biện pháp tác động phù hợp. Petrenco đã nhận xét rằng: “Tác động tâm lý là một quá trình diễn ra lâu dài, đồng bộ chứ không phải là những tác động đơn lẻ, tự phát nhằm dần dần thay đổi nhận thức, quan điểm… của người bị tác động”[19, tr.19]. Mặt khác, cũng do chưa có sự hiểu biết đầy đủ và có hệ thống về tác động tâm lý, nên trong thực tế nhiều trường hợp việc áp dụng các phương pháp tác động tâm lý đối với người tham gia đối chất còn mang tính tự phát, và không theo một quy trình chung thống nhất, không đồng bộ.
Vì vậy có thể nói thành công hay thất bại trong quá trình tác động tâm lý trong khi thực hiện đối chất phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm, sự hiểu biết và khéo léo sử dụng các phương pháp tác động tâm lý của điều tra viên. Trong bối cảnh cuộc đối chất, điều tra viên cùng một lúc phải thu nhận một lượng thông tin lớn từ hai người tham gia đối chất, vừa phải tiến hành phân tích đánh giá những thông tin đó phải quan sát, đánh giá thái độ của họ để lựa chọn, điều chỉnh các phương pháp tác động tâm lý. Do đó bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào, sự vi phạm về quyền và nghĩa vụ của điều tra viên trong khi tiến hành đối chất là thể hiện sự bất lực, sự non kém về trình độ nghiệp vụ của điều tra viên trước những người tham gia đối chất.
Khi người bị đối chất ngoan cố, gan lỳ không chịu khai báo thành khẩn,thay vì sử dụng các biện pháp, chiến thuật tác động thích hợp điều tra viên đã nôn nóng, không kiềm chế được bản thân và buộc tội họ, hoặc làm cho những người bị đối chất càng gan lì hơn hoặc quên các tình tiết. Có trường hợp điều tra viên bằng hành động cụ thể gây tổn hại hay đe doạ gây tổn hại, những giá trị mà đương sự trân trọng, như: Có thái độ coi thường, không tôn trọng nhân cách người bị đối chất hoặc tạo ra tình huống đặt tôn giáo, tín ngưỡng, sức khoẻ của người bị đối chất hoặc nhân thân của họ trước khả năng bị xúc phạm, gây tổn hại nếu họ không làm theo yêu cầu của điều tra viên.
Về nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của điều tra viên: Cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của điều tra viên nhằm đáp ứng các tiêu chí của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự “Điều tra viên cần có kiến thức pháp luật cần thiết và khả năng thực hiện nhiệm vụ điều tra” [23]. Thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề như vậy, các cán bộ điều tra sẽ có cơ hội nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của hoạt động điều tra hình sự, đặc biệt của hoạt động đối chất. Về đạo đức nghề nghiệp: Các phẩm chất về đạo đức nghề nghiệp của điều tra viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động điều tra nói chung, và hoạt động đối chất nói riêng.
Vì vậy, điều tra viên cần phải có những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đã được cụ thể hóa trong pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự “Điều tra viên cần phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, khách quan”. Điều tra viên trong quá trình tác động tâm lý phải luôn giữ vững lập truờng, có quan điểm chính trị vững vàng, có tinh thần tấn công tội phạm, trung thực, liêm khiêt, chí công vô tư. Bởi vì khi đó việc sử dụng các phương pháp tác động sẽ có hệ thống theo một quy trình thống nhất, tránh được tình trạng sử dụng mang tính tự phát, theo kinh nghiệm, và phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế trong đối chất.
Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá, giao lưu giữa các đơn vị công an trong cả nước, đặc biệt là với các nước khác trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng thêm về kỹ năng tâm lý. Trong giai đoạn hiện nay, khi diễn biến tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và gia tăng một cách đáng lo ngại, cùng với sự nâng cao về chất lượng điều tra viên, còn phải đảm bảo cả mặt số lượng tránh tình trạng quá tải trong công việc. Ví dụ, đối với những người tham gia đối chất là người dân tộc thiểu số thì nên giao cho điều tra viên là người dân tộc hoặc người có hiểu biết về phong tục, tập quán của dân tộc đó tiến hành đối chất.
Cần đẩy mạnh hoạt động kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra, của điều tra viên từ phía các cơ quan, bộ ngành, đặc biệt là vai trò kiểm sát của Viện kiểm sát. Trong nhiều trường hợp, không có có mặt của luật sư có thể dẫn tới những vi phạm pháp luật từ phía điều tra viên trong điều tra vụ án hình sự nói chung, trong hoạt động đối chất nói riêng.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị, phải có nhiều văn bản pháp luật quy định về việc có mặt của luật sư trong các hoạt động điều tra. Điều tra viên chuẩn bị tâm lý cho mình và cho những người tham gia đối chất là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng, để thiết lập tâm lý với họ đạt hiệu quả cao. Trước khi tiến hành đối chất, điều tra viên phải tác động tâm lý đến người đối chất để họ có tâm lý vững vàng trên cương vị là một chủ thể phối hợp tác động tâm lý góp phần làm thay đổi thái độ khai báo của đối tượng.
Điều tra viên cũng phải chuần bị cho mình tâm lý, để có tâm trạng thoải mái, bình tĩnh, tự tin vào kết quả cuối cùng của hoạt động tâm lý đối với người tham gia đối chất. Bên cạnh đó điều tra viên phải xác định nhân thân của những người bị đối chất, các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án, các phương pháp tác động và chiến thuật tác động sẽ được sử dụng trong quá trình đối chất, dự tính trước các tình huống có thể xảy ra. Sau khi thiết lập tiếp xúc tâm lý với người người tham gia đối chất, điều tra viên phải sử dụng các phương pháp và chiến thuật tác động tâm lý đến người tham gia đối chất.
Đây là một quá trình tác động tâm lý linh hoạt và đồng bộ, đòi hỏi điều tra viên phải nắm bắt được những nhân tố kìm hãm hành động khai báo của đối tượng,đặc điểm tâm lý, cũng như điều kiện áp dụng các phương pháp sao cho đạt hiệu quả cao. Đồng thời, phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp vừa phân tích, vừa thuyết phục, vừa sử dụng chứng cứ để đấu tranh với đối tượng để đối tượng hiểu phải, trái, đúng, sai, từ đó làm thay đổi thái độ,hành vi khai báo tiêu cực của họ. Tuy nhiên,điều tra viên phải đảm bảo nội dung của sự tác động là trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có dẫn chứng thực tế, có tính thuyết phục cao.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động đối chất trong thực tế,cần giải quyết đồng bộ các giải pháp vừa mang tính chủ quan và khác quan về cơ sở vật chất, chất lượng và số lượng đội ngũ điều tra viên khi tiến hành đối chất…. Mặc dù rất cố gắng, nhưng do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, thời gian nghiên cứu và tài liệu tham khảo không nhiều, khoá luận không tránh khỏi.