MỤC LỤC
Tại thời điểm thực hiện đề tài là lúc Công ty TNHH MTV Lệ Ninh nói riêng và các công ty hoạt động trong ngành cao su thiên nhiên nói chung đang đương đầu nhiều khó khăn. - Nền kinh tế của các nhà tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc,…đang trên đà hồi phục nhưng vẫn chưa ổn định và mang tính bền vững.
- Chiến lược kỹ thuật công nghệ: bao gồm xác định những định hướng về kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm, đó là xác định xu thế và tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp: dây chuyền sản xuất, sản phẩm mới, sản phẩm thay thế, đa dạng hoá tín năng, công dụng sản phẩm, giá thành, chất lượng sản phẩm, …. Tại Hội nghị Ban chấp hành đảng bộ VRG lần thứ 14 ngày 07/01/2015, các đại biểu được nghe Báo cáo đánh giá tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ quý IV/2014, nhiệm vụ trọng tâm quý I/2015; thông qua công tác chỉ đạo đại hội và kế hoạch, tiến độ đại hội Đảng các cấp… Được biết, trong quý IV/2014, mặc dù phải đối phó với nhiều khó khăn thách thức, giá mủ cao su dao động ở mức thấp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của người lao động, song Đảng ủy và lãnh đạo VRG đã chỉ đạo ứng phó kịp thời với diễn biến thị trường, nỗ lực, kiên trì và phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Ngày 10/4/1998 UBND tỉnh Quảng Bình có quyết định số 06/1998 QĐ-UB thành lập Công ty cao su Lệ Ninh trên cơ sở Nông trường Lệ Ninh với chức năng nhiệm vụ chính là: tổ chức sản xuất kinh doanh cao su, thực hiện cung cấp giống, kỹ thuật, vay vốn trồng mới, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mủ cao su, tổ chức thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp theo hướng kinh doanh tổng hợp, khai thác tiềm năng đất đai và lao động do Công ty quản lý theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Nguyên nhân là do trong năm này, cao su trồng mới năm 2005 vừa dược đưa vào khai thác, sản lượng khai thác được còn thấp nên sản lượng tiêu thụ cũng chỉ đạt 1103 tấn, đồng thời do giá cao su đột ngột tăng mạnh, nảy sinh ra hiện tượng dân cư các vùng lân cận lấy trộm mủ cao su của công nhân trong quá trình khai thác, nhằm bán ra thị trường kiếm lời. Tuổi đời bình quân của hộ cao su tự chủ trên 43 tuổi cao hơn cao su giao khoán là trên 41 tuổi, trong khi số năm kinh nghiệm sản xuất cao su của các hộ cao su giao khoán là 18,77 năm lại cao hơn của cao su tự chủ là 9,63 năm, do những năm gần đây Công ty tuyển dụng thêm nhiều lao động trẻ, một số lao động nhiều năm kinh nghiệm đã về hưu và các hộ tự chủ mới có xu hướng đầu tư trồng cao su trong nững năm gần đây.
Để tính toán những chỉ tiêu này, tác giả đã sử dụng một số giả định cơ bản như: Vòng đời của cao su là 25 năm, trong đó có 7 năm là Cao su KTCB và kinh doanh 18 năm; các chỉ tiêu chi phí trong tương lai được tính theo một định mức cụ thể; mức giá bán cao su mủ nước và mủ tận thu mà Công ty chịu trách nhiệm bao tiêu thu mua trung bình trong tương lai là khoảng 65.000.000 đồng/tấn; năng suất có khuynh hướng giảm dần ở những năm cuối của vườn cây. Mô hình sản xuất này gặp phải không ít hạn chế như: giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao mà các hộ bị hạn chế về vốn đầu tư; các định kỳ chăm sóc trong năm của cây cao su nằm cùng với thời vụ gieo trồng và thu hoạch của các cây công nghiệp khác, do vậy căng thẳng về lao động cũng như thời vụ đã dẫn đến hiệu quả chất lượng chăm bón vườn cây chưa được cao. Về kênh phân phối: Sản phẩm mủ cao su của Công ty đang chủ yếu áp dụng hình thức bán hàng tại chỗ cho các bạn hàng có truyền thống làm ăn lâu năm với Công ty như: Công ty TNHH chế biến cao su Đà Nẵng mức tiêu thụ khoảng 700 tấn/năm, chiếm 30%; Công ty TNHH T&H mức tiêu thụ khoảng 500 tấn/năm, chiếm 20%; Công ty TNHH thương mại Trường Sinh mức tiêu thụ khoảng 500 tấn/năm, chiếm 20%; ngoài ra hàng năm Công ty bán cho một số bạn hàng khác có nhu cầu mua sản phẩm mủ cao su của Công ty.
Về giá: Với truyền thống trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tiêu thụ sản phẩm mủ cao su tự nhiên trên 50 năm; đồng thời với dây chuyền chế biến hiện đại mới chuyển giao và lắp đặt tháng 4/2012 thay thế cho dây chuyền củ lạc hậu; cùng với đội ngủ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn khá, sẽ sản xuất chế biến tạo ra sản phẩm mủ cao su khô các loại (SVR 3L, SVR5, SVR10) có chất lượng tốt đảm bảo theo chuẩn Việt Nam quy định. Chủ trương của UBND tỉnh là vẫn tiếp tục phát triển cây cao su nhưng phải thực hiện theo đúng quy hoạch tại Quyết định số 1358/QĐ- UBND ngày 15/6/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 thông qua việc cho Công ty vay vốn để phát triển sản xuất, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống cây trồng, phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và những năm tới sự biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (bảo, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại,…) điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển cao su trong thời gian tới, do vậy cần có định hướng các vùng có chiến lược phát triển cao su thời gian tới nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại do yếu tố thời tiết cực đoan gây ra. Dự báo về tiến bộ khoa học kỹ thuật: các tiến bộ trong sản xuất cao su sẽ được áp dụng như: đưa giống cao su có năng suất và chất lượng cao, chống chịu gió bão vào sản xuất, thực hiện biện pháp canh tác trên đất dốc, quy trình thâm canh, khai thác mũ tiên tiến, dây chuyền chế biến mủ cao su hiện đại,… nhằm tăng năng suất, chất lượng, phù hợp với thị trường, hạ giá thành sản phẩm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là Trung Quốc (chiếm 60% sản lượng xuất khẩu), ngoài ra còn có các thị trường khác có nhu cầu lớn về cao su như EU, Nga, Mỹ ,Nhật Bản, Hàn Quốc,… Theo đánh giá của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, khả năng cạnh tranh của cao su nước ta khá cao, sản phẩm mủ cao su nước ta có thể thâm nhập tốt vào thị trường các nước phát triển nếu các doanh nghiệp mạnh dạn đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường và giữ chữ tín trong kinh doanh.
Công nhân lao động được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Luật Lao động, được nhận và giao khoán vườn cây ổn định, lâu dài (khoảng 3ha/người), hưởng lương thưởng theo kết quả lao động của mình, Công ty đóng BHXH 16%, BHYT 2%, KPCĐ 2%, BHTN 1%/ tổng lương thực hưởng, khi đủ điều kiện thì được nghỉ chế độ theo Luật Lao động quy định. Thiết kế lô trồng: Thiết kế trồng mới phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; bố trí lô, khoảnh, khoảng cách và mật độ hợp lý; phải có đai rừng chắn gió và đào rảnh thoát nước đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, tránh thiệt hại đến mức thấp nhất khi có thiên tai; về quy trình kỹ thuật phải theo khuyến cáo của Tập đoàn Cao su Việt Nam, trong đó lưu ý việc cắt cành, tạo tán có kiểm soát nhằm tăng năng suất, chống chịu gió bão. Hoạch định các kế hoạch marketing: trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu các yếu tố của môi trường kinh doanh tác động đến sản phẩm của công ty, thu thập, xử lý, phân tích các phương pháp marketing hiệu quả,…để xây dựng kế hoạch marketing: thị trường mục tiêu, kế hoạch sản xuất khai thác, kế hoạch giá, kế hoạch phân phối và xúc tiến bán hàng.