MỤC LỤC
Biên độ hô hấp: giảm trong viêm phế quản-phổi, rắn hổ cắn, bại liệt, hội chứng Guillain-Barré, chứng porphyri cấp; tăng trong ARDS, tắc mạch phổi. PaCO2 (áp lực CO2 trong máu động mạch): bình thường bằng 40 mmHg, có thể tới 99 mmHg (13kPa) trong suy hô hấp cấp hay hơn nữa, PaCO2 tăng trong giảm thông khí phế nang.
Thường kèm theo: toan hô hấp hoặc toan hỗn hợp (phối hợp với tăng acid lactic máu). Xét nghiệm này cần thực hiện để có thể phát hiện những tổn thương ở chủ mô phổi, màng phổi, trung thất.
Trong ngộ độc cấp, suy hô hấp có thể là hậu quả của tác dụng thuốc và chất độc gây ức chế trung tâm hô hấp, liệt cơ hô hấp và phù nề tắc nghẽn đường dẫn khí, nó còn là hậu quả của sặc dịch dạ dày vào phổi gây viêm phổi, hội chứng ARDS, phù phổi cấp, thiếu oxy trong hôn mê, co giật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp: tăng tiết và co thắt phế quản, liệt cơ hô hấp, ức chế trung tâm hô hấp, bội nhiễm phổi trong đó nguyên nhân co thắt và tăng tiết phế quản chiếm hàng đầu có thể khắc phục được nhanh chóng với liều atropin thích hợp.
Việc tăng đào thải độc chất trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ dường như không phải là biện pháp thiết yếu vì đã có sẵn các thuốc giải độc rất hiệu quả, đặc biệt là pralidoxime (PAM) thuốc giải độc theo cơ chế hồi phục men cholinesterase. Như trong phần cơ chế tác dụng đã cho thấy atropin là thuốc đối kháng với tác dụng muscarin, mà trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ hội chứng muscarin lại là hội chứng nổi bật, luôn luôn xảy ra và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây chết cho bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ. Theo tác giả S.Senthil Kumaran và V.P.Chandrasekaran sự kết hợp atropin với glycopyrrolat có hiệu quả tốt hơn nhiều so với dùng atropin đơn độc trong điều trị ngộ độc phospho hữu cơ (giảm thời gian điều trị tại khoa ICU, giảm độc tính trên hệ thống thần kinh trung ương, giảm hội chứng trung gian và giảm nhiễm trùng hô hấp) [113].
Điều trị suy hô hấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ - Trong ngộ độc phospho hữu cơ, suy hô hấp chủ yếu do hội chứng cường cholinergic (co thắt và tăng tiết phế quản, liệt cơ hô hấp, ức chế trung tâm hô hấp và tuần hoàn dẫn đến suy hô hấp, trụy mạch, hôn mê sâu) vì thế cần phải cho atropin và PAM liên tục. Atropin ức chế cạnh tranh với acetylcholin tại các receptor muscarin mà không có tác dụng lên receptor nicotin, các tổ chức nhạy cảm nhất với atropin là các tuyến nước bọt, các tuyến ở phế quản và các tuyến mồ hôi [37], liều lượng : tiêm tĩnh mạch 2-5mg nhắc lại sau 5-10 phút mỗi lần cho đến khi đạt được tình trạng ngấm atropin. PAM là một thuốc giải độc có tác dụng tái hoạt hóa các enzym mới bị bất hoạt do nhiễm độc phospho hữu cơ, PAM tác động bằng cách gắn với nhóm phosphat hình thành một phức hợp PHC-oxim và tách ra khỏi cholinesterase, cholinesterase được giải phóng và hoạt động trở lại, liều lượng : tiêm tĩnh mạch chậm 1g/1 lần/ngày, hoặc truyền tĩnh mạch 1-2g/1 lần/ngày, truyền chậm trên 30 phút, có thể dùng lặp lại nếu thấy cần thiết, liều tối đa 12g/ngày.
Chính vì giảm thông khí phế nang là cơ chế chủ yếu gây suy hô hấp trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ nên khi điều trị chống co thắt và chống tăng tiết phế quản người ta dùng kết hợp atropin và PAM để làm giảm tác dụng của acetylcholin; chống lại sự yếu cơ, liệt cơ hô hấp, chống lại sự giảm oxy máu: cho thở oxy và thở máy bằng các phương thức thở thông thường không cần PEEP (nếu không phải là ALI hay ARDS).
Nghiên cứu của Akira Takasu và cs (2005) [32] kết luận: bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ cần thông khí nhân tạo dài ngày có tần suất bị hội chứng trung gian cao hơn nhưng có tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh tương đương với bệnh nhân không có thông khí nhân tạo dài ngày. Ngoài việc điều trị tích cực bệnh nhân ngộ độc thuốc kháng cholinesterase có suy hô hấp, sự đánh giá hô hấp cẩn thận trước và sau khi súc rửa dạ dày sẽ giúp làm giảm tần suất của viêm phổi khởi phát sớm ở bệnh nhân ngộ độc thuốc kháng cholinesterase. Tzeng Jih Lin và cs (2007) [125] trong nghiên cứu các yếu tố tiên lượng của ngộ độc phospho hữu cơ giữa nhóm bệnh nhân sống và bệnh nhân chết đã nhận xét: nhóm chết uống số lượng phospho hữu cơ nhiều hơn, thời gian hôn mê dài hơn, và bạch cầu cao hơn nhóm sống sót.
Nguyễn Văn Thái (1996) khi nghiên cứu ứng dụng pralidoxim trong điều trị ngộ độc phospho hữu cơ nhận thấy: tất cả các trường hợp tử vong đều do suy hô hấp và tỷ lệ tử vong tính trên bệnh nhân suy hô hấp là 15% (ở nhóm dùng kết hợp pralidoxim và atropin) và 46,4% (ở nhóm dùng atropin đơn thuần) [25]. Nguyễn Đình Chắt và Vũ Văn Đính (1993) trong “Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ” đưa ra nhận xét: gần nửa số bệnh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ bị nhiễm khuẩn (46,78%), trong đó phần lớn là nhiễm khuẩn phổi-phế quản (79,31%), so sánh với ngộ độc cấp barbiturat thấy nhiễm khuẩn trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ cao hơn trong ngộ độc cấp barbiturat (20%) [17]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 135 bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc cấp phospho hữu cơ, được cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện: Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung Ương Huế; Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam; Bệnh viện Đà Nẵng; Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc, thời gian từ 7/2008 – 5/2011.
Tại các cơ sở nghiên cứu do không có đủ điều kiện để xác định độc chất nên chúng tôi không đưa việc xác định độc chất trong nước tiểu, dịch dạ dày hoặc máu vào tiêu chuẩn chẩn đoán (tại rất nhiều nước trên thế giới cũng không đưa điều này vào tiêu chuẩn chẩn đoán vì trên thực tế xác định độc chất khó thực hiện, hơn nữa các biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thường khá điển hình).
Nghiên cứu sinh và các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu tại các khoa hồi sức cấp cứu của các bệnh viện nơi đăng ký nghiên cứu trực tiếp khám BN, tham gia điều trị, theo dừi BN, thu thập cỏc số liệu và đăng ký vào bệnh ỏn nghiờn cứu. - Xét nghiệm cholinesterase máu: được thực hiện khi bệnh nhân mới vào để góp phần chẩn đoán ngộ độc và xác định mức độ ngộ độc, tùy trường hợp cụ thể cú thể định lượng lại vào những ngày sau để theo dừi cựng với diễn tiến lâm sàng. Định lượng cholinesterase huyết tương được thực hiện trên máy Roche/Hitachi cobas c là các máy móc hiện đại có độ chính xác cao, các kỹ thuật viên thành thạo của khoa sinh hóa các bệnh viện Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam trực tiếp làm.
Khi thu thập các mẫu máu xét nghiệm sử dụng các ống hoặc bình chứa thích hợp (bởi vì các ống thu thập mẫu do các nhà sản xuất khác nhau có thể chứa một số chất liệu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm). Vì vậy, đây là một xét nghiệm rất hữu ích giúp chẩn đoỏn và theo dừi tất cả cỏc trường hợp nghi vấn cú rối loạn thăng bằng toan kiềm trong cơ thể (vd, nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm toan hô hấp, nhiễm kiềm chuyển hóa, nhiễm kiềm hô hấp). Đối với bệnh nhân ngộ độc đường uống, ngày đầu tiên phải nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch (do dùng than hoạt và thuốc tẩy), từ ngày thứ hai cho ăn đường miệng phải kiêng mỡ và sữa béo, nếu cần cho ăn qua ống thông dạ dày.
Chỳng tụi theo dừi diễn biến lõm sàng, cận lõm sàng, mức độ ngộ độc, tỡnh trạng suy hô hấp, kết quả điều trị,… từ đó rút ra mối liên quan giữa các biến số với nhau, đặc biệt là mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng nặng với kết quả điều trị trong đó có nguyên nhân ngộ độc, mức độ ngộ độc (nặng), mức độ suy hô hấp (nặng, nguy kịch), thời điểm xuất hiện suy hô hấp sau ngộ độc (sớm, muộn), thời gian từ khi ngộ độc đến khi được điều trị, các biến chứng….
Khi phổi giữ lại CO2 , nồng độ CO2 trong máu tăng lên, tình trạng này gọi là tăng CO2 máu hay tăng thán khí (hypercarbia hay hypercapnia) và gây nên tình trạng nhiễm toan máu. Khi phổi thải nhiều khí CO2 hơn bình thường, nồng độ CO2 trong máu sẽ giảm xuống (hypocapnia) và gây nên tình trạng nhiễm kiềm. + Suy hô hấp cấp tăng CO2 máu: lâm sàng diễn biến cấp tính trong vài phút, vài giờ.