MỤC LỤC
Chỉ số này càng cao phản ánh hoạt động thu nợ cuả ngân hàng càng có hiệu quả, thể hiện ý thức trả nợ của người dân cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.
Số bình quân biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của các đơn vị bằng cách san bằng mọi chênh lệch giữa các trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm điển hình của một yếu tố, một bộ phận hay một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất. - Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố ở kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình - Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước.
Thừa Thiên Huế nằm trong hệ thống NHN0&PTNT VN luôn coi trọng khách hàng, chú trọng đầu tư, tập trung khai thác mở rộng diện tích có điều kiện thâm canh đối với các vùng kinh tế đã được quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng thành tựu kinh tế - xã hội, chúng ta phải tiếp tục thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách của đảng, khuyến khích mọi doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài nước khai thác tiềm năng của mình, nâng cao tích lũy từ nội bộ kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn.
Chính vì vậy lao động tại chi nhánh cũng như của toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT VN luôn được quan tâm, NHNo&PTNT VN luôn có những chính sách tuyển dụng tốt cũng như sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động của mình, các cán bộ làm việc luôn được đào tạo nâng cao nghiệp vụ của mình thông qua các khoá đào tạo của NHNo&PTNT VN.
Qua đõy cho ta thấy được sự khó khăn trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng, sở dĩ công tác thu nợ gặp khó khăn là vì khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm cho nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, năm 2009 nền kinh tế bắt đầu bước vào dai đoạn phục hồi nên công tác thu nợ đối với các cán bộ tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì trong giai đoạn phục hồi kinh tế thì công việc làm ăn của các hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác sản xuất và tạo nguồn hàng nên lượng tiền vay khó trả đúng hạn vì vòng quay đồng tiền sản xuất bị ứ đọng .ngoài ra trong năm 2008 chi nhánh thực hiện biện pháp thắt chặt tiền tệ nên DSCV giảm dẫn đến DSTN giảm. Xét về DSCV của doanh nghiệp qua 3 năm tăng dần: cụ thể năm 2008 DSCV của doanh nghiệp tăng trên 7 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trên 130% so với cùng kỳ năm 2007, con số này không dừng lại ở đây mà vẫn tiếp tục tăng vào năm 2009 trên 2,5 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 18,93 % so với cùng kỳ năm 2008 qua đây cho ta thấy uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao, cơ cấu khách hàng của chi nhánh đã dần chuyển đổi sang các doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã thực hiện các chính sách marketing thành công đã thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp đến với chi nhánh. Qua đây cho ta thấy cơ cấu về doanh số cho vay đã có sự dịch chuyển từ các ngành nông nghiệp nhỏ lẻ chuyển dần sang các CN&TTCN và sang ngành nông, lâm, ngư nghiệp có quy mô lớn hơn, đây chính là dấu hiệu của CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn mà Đảng và nhà nước đang hướng tới, bên cạnh đó phải nói đến sự nỗ lực rất lớn của các CBCNV trong chi nhánh đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng, nhà nước giao phó, cùng với sự tận tình yêu nghề các CBCNV trong chi nhánh không ngừng cố gắng nâng cao trong năm 2009, mặc dù năm 2009 DSCV giảm so với năm 2008 nhưng nếu xem xét về từng ngành trong cơ cấu khách hàng của chi nhánh thì lại thấy sự dịch chuyển cơ cấu ngành càng rừ hơn năm 2008 cụ thể: doanh số cho vay cỏc ngành: nụng – lâm – ngư nghiệp, CN&TTCN, thương nghiệp dịch vụ lần lượt tăng 599 triệu đồng, 1.437 triệu đồng, 1.792 triệu đồng, cho vay tiêu dùng năm 2009 giảm so với năm 2008 là 32,57%, đây chính là một dấu hiệu rất tốt cho đảng ủy tỉnh Thừa Thiên Huế trong nỗ lức thực hiện CNH – HĐH đất nước chú trọng CNH – HĐH Nông Nghiệp nông thôn, trong đó phải kể đến sự đóng góp rất lớn của các CBCNV trong chi nhánh NHNo&PTNT_NSH Huế.
Nhưng đến năm 2009 tình hình được cải thiện hơn cụ thể: tổng dư nợ năm 2009 tăng trên 9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008 trong đó dư nợ CN&TTCN; thương nghiệp dịch vụ, vay tiêu dùng trong năm lần lượt tăng với tốc độ tăng trưởng 56,86%, 29,87%, 22,94% qua đây cho ta thấy kinh tế đã dần ổn định và phục hồi, nên khách hàng tiến hành vay vốn sản xuất kinh doanh, mặt khác cũng phải kể đến sự nỗ lực của các nhân viên trong chi nhánh đã thực hiện tốt có tính sáng tạo, nhạy bén với thị trường nên đã cải thiện được tình hình hoạt động của chi nhánh. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, nhóm 1 vẫn chiếm tỷ trọng là chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh qua 3 năm, xem xét từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong tổng dư nợ của chi nhánh qua 3 năm có sự tăng giảm không đồng đều cụ thể: năm 2008 thì nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đều tăng rất nhanh lần lượt là 2.545 triệu đồng, 34 triệu đồng, 145 triệu đồng và nhóm nợ thứ 5 khó thu hồi chiếm rất lơn lên tới hơn 1,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, qua đây cho ta thấy sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm cho công việc kinh doanh của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tới kỳ hạn trả nợ, mặt khác khách hàng nợ quá hạn nhiều là do nguồn vốn trong kinh doanh của họ bị ứ đọng trong hàng hóa quá lớn, số vòng quay vốn chậm do đó khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, mặc dù các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã cố gắng để thu nợ nhưng nợ quá hạn xảy ra nhiều trong năm là điều không thể trỏnh khỏi.
Tóm lại, đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì việc chấp nhận nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, bởi trong kinh doanh ngân hàng chấp nhận rủi ro thì ngân hàng mới tạo ra được lợi nhuận hay nói cách khác ngân hàng không thể loại trừ nợ quá hạn ra khỏi hoạt động của mình, tuy nhiên cũng cần phải có các biện pháp để tỷ lệ NQH này nằm trong sự cho phép của ngân hàng. Bên cạnh đó chi phí của chi nhánh lại không giảm mà tăng cao hơn cụ thể: năm 2009 thì chi phí trả lãi vay và chi phí cho nhân viên vẫn cao nhưng có phần giảm nhẹ nhưng các chi phí khác thì lại tăng nhanh như chi phí : chi phí dự phòng bảo toàn tăng 695,99%; chi phí về tài sản tăng 145,19 % …, nó làm cho chi phí của chi nhánh trong năm tăng nhanh nhưng doanh thu lại biến đổi ngược chiều so với chi phí nên lợi nhuận giảm quá nhanh. Riêng đối với chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương thì khách hàng chủ yếu là HSXCN và các doanh nghiệp nhỏ nên đồng vốn mà khách hàng vay phát huy không hết hiệu quả của nó, bên cạnh đó kinh tế gặp khó khăn nên sức tiêu dung của khách hàng giảm nên doanh số mà khách hàng của chi nhánh đạt không cao, mà dư âm của cuộc khủng hoảng vẫn còn nặng nề nên nhiều HSXKD chưa giám mở rộng làm ăn nên DSCV giảm dẫn đến doanh thu trong năm giảm, bên cạnh đó chi phí lớn nhất là chi phí trả lãi vay và chi phí cho nhân viên trong năm giảm quá nhẹ so với tốc độ giảm của doanh thu nên làm cho lợi nhuận hoạt động của chi nhánh bị âm trên 1,2 tỷ đồng.
Không ngưng nâng cao chất lượng thẩm định, đòi hỏi cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về luật pháp, nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế, chính sách vĩ mô của nhà nước…, làm tốt công tác thẩm định trước, trong, sau khi giải ngân nhằm hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất trong kinh doanh. - Yêu cầu về giám sát khách hàng vay là phải tiến hành đầy đủ có hệ thống theo các nội dung đã quy định trong quy chế, thể lệ cho vay như: kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay dưới nhiều hình thức: định kỳ, thường xuyên, đột suất, bằng nhiều cách thu thập thông tin: từ báo chí doanh nghiệp, thực tế tại cơ sở và đối tác, nắm bắt tình hình sử dụng vốn và tài sản đảm bảo cho vay. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động của ngân hàng như: cho vay trên thị trường tài chính, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, tăng chất lượng chuyển tiền điện tử, dịch vụ ATM…, nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường.