Vai trò của Vỏ não mới trong quá trình Nhận thức

MỤC LỤC

Vỏ não mới: Là phần vật chất phức tạp nhất, tinh vi nhất trong hệ thần kinh của con người, đây là vùng đại não, có vỏ bán cầu đại não

Mọi thông tin do các giác quan tiếp nhận, muốn được truyền vào não phải đi qua não cổ (vùng hải mã, vùng limpích), nó được coi như là rào cản đầu tiên để truyền thông tin vào não, nó lựa chọn thông tin để đưa lên não, nó tham gia tích cực vào trong quá trình nhận thức của con người. Sự phát triển trí tuệ của con người phụ thuộc vào hứng thú, nghĩa là phụ thuộc vào não cổ (vùng limpích), vì vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình nhận thức thì pahỉ có hứng thú nhận thức, đồng nghĩa với việc phải có sự hoạt động của vùng não cổ. KLSP: Trong dạy học, phải thường xuyên củng cố hứng thú cho học sinh, tạo ra một không khí học tập thoải mái, tạo lòng tin cho học sinh khi tiếp nhận tri thức.

Sự thống nhất của hai bán cầu được thể hiện ở tính bổ sung cho nhau giữa chúng, đó chính là thao tác được đưa ra ở giai đoạn cuối cùng để cập nhật các giữ liệu và tổng hợp các thông tin thành các khái niệm, kí hiệu,…. * Tiến trình của quá trình nhận thức: Bán cầu não trái truyền lệnh cho bán cầu não phải, ở bán cầu não phải lưu giữ hàng loạt các thông tin không đồng nhất, được nối với mục đích của bán cầu não trái, nếu bán cầu não trái chưa thấy phù hopự lại tiếp thục tạo ra các yếu tố mới. Khi đó tính bổ sung của hai bán cầu đại não sẽ thực hiện nhiệm vụ cuối cùng để giúp con người đưa ra những tri thức mới.

→ Tóm lại, nhờ hoạt động bình thường của hệ thần kinh mà con người mới có khả năng nhận thức thế giới từ những cái đơn giản đến nhận thức được cái bản chất, phức tạp và khái quát được những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng, hình thành nên những tri thức mới cho con người. (Trình bày vai trò của các giác quan, vai trò của nơ ron, vai trò của não bộ và hai bán cầu đại não).

CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

  • QUÁ TRÌNH TRI GIÁC
    • QUÁ TRÌNH TRÍ NHỚ
      • TƯ DUY VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
        • NGÔN NGỮ VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI

          Bản chất của tri giác là sự nhận biết các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng, từ đó liên kết các thuộc tính đó, đặt chúng trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian, kích thước, mùi vị,…sau đó đưa ra những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng và kết quả là đem lại một hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng. + Nghiên cứu tri giác ở góc độ sinh lý học thần kinh (nghiên cứu tập trung hưng phấn ở trong não bộ, nhờ có sự “môi giới” của các quá trình hưng phấn, của các giác quan ở bên ngoài, để tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài tác động vào con người). + Nghiên cứu tri giác bằng thực nghiệm; nghiên cứu thực nghiệm trên con người được tiến hành trên lĩnh vực Tâm - vật lý, nghiên cứu các quan hệ giữa các đặc tính cơ bản của các kích thích vật lý như cường độ, thời gian, độ dài,…sau đó tiếp tục nghiên cứu các cảm giác chủ quan đơn giản…dần dần nghiên cứu càng phức tạp như ảnh hưởng của môi trường kích thích đến tri giác.

          Đến những năm 50 của thế kỉ XX xuất hiện hướng nghiên cứu đi sâu vào năng lực tri giác như con đường một chiều từ cơ quan nhận cảm đến não, từ ngoại biên đến trung tâm, từ đó đã chỉ ra rằng các quá trình tri giác ngoại biên cũng chịu tác động của kinh nghiệm và hứng thú. + Ngoài việc tri giác các sự vật hiện tượng như trên còn có tri giác con người bởi con người (mắt, mũi, miệng) khi đó sẽ có sự so sánh giữa biểu tượng được lưu giữ ở trong trí nhớ với biểu tượng gần nhất đang tác động. TLH Phát triển đã nghiên cứu tri giác và nêu lên một số mốc phát triển tri giác qua những nhận định chung như: sự phát triển các khả năng tri giác đơn giản của trẻ sơ sinh; Từ 10 – 12 tri giác của trẻ đã đạt đến trình độ tri giác của người trưởng thành; Sự phát triển của các giai đoạn nhận thức trong tri giác kế tiếp nhau qua đó thấy được sự phát triển của tri giác không tách rời sự phát triển của nhận thức.

          Trong số những tác giả nghiên cứu đầu tiên về trí nhớ phải kể đến một nhà tâm lý học nội quan Herman Ebbung Hous, ông đã hình thành một phương pháp luận và cách tiếp cận có ảnh hưởng cho đến tận hiện nay. Năm 1885, ông cho xuất bản cuốn sách về trí nhớ, trong đó mô tả các phương pháp nghiên cứu trí nhớ, mà trong đó quan tâm đến việc kiểm soát càng nhiều các khía cạnh tâm lý khác nhau càng tốt và đặc biệt quan tâm đến việc hình thành trí nhớ. Êbingao cho rằng bản chất của trí nhớ là “thuần tuý” nghĩa là trí nhớ không chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, quan điểm hay suy nghĩ của cá nhân, ông còn tập trung nghiên cứu vào quá trình nhận thức trí nhớ được mã hoá, được lưu giữ và truy cập bằng cách nào.

          Theo quan điểm này thì sự xuất hiện của các hình ảnh tâm lý trên vỏ não bao giờ cũng xuất hiện đồng thời hoặc là kế tiếp với một hiện tượng tâm lý khác theo quy luật liên tưởng (Liên tưởng là nhớ một sự vật hiện tượng này lại nhớ đến một sự vật hiện tượng khác có liên quan đến sự vật hiện tươngj ban đầu). Nhận xét: Thuyết liên tưởng về trí nhớ mới dừng lại ở việc mô tả bề ngoài của sự vật hiện tượng, mới chỉ nhìn thấy các sự kiện, hiện tượng, chứ chưa giải thích được sự hình thành trí nhớ một cách khoa học. - Thuyết cấu trúc về trí nhớ (TLH Gestas): Các nhà tâm lý học cấu trúc cho rằng, môi một sự kiện đều có một cấu trúc thống nhất, ở đó có sự thống nhất giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng, chứ không phải là một phép cộng tất cả các hiện tượng đơn lẻ tạo nên sự vật hiện tượng như các nhà liên tưởng quan niệm.

          Khi nói, tư duy là một hoạt động, người ta muốn nhấn mạnh, muốn đặt tư duy vào mối quan hệ với nhân cách, muốn nhấn mạnh mặt động cơ của tư duy, xem xét các yếu tố như động cơ, mối quan hệ liên nhân cách, xúc cảm,…can thiệp như thế nào vào quá trình tư duy, vàp quá trình tiến hành các thao tác tư duy. Xét cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, thì tốc độ của quá trình tư duy hay việc tiến hành các thao tác tư duy diễn ra như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của nhân cách như; nhu cầu, hứng thú, động cơ, tâm thế, vốn kinh nghiệm,…. - Ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện của loài người, nó đặc trưng cho mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người, để tạo điều kiện cho con người có thể gia nhập vào xã hội loài người, cóp thể tham gia vào hoạt động để giao tiếp với nhau, để nhận thức và cải tạo thế giới, đồng thời cai tạo chính bản thân mình.

          - Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, là công cụ xã hội, mang bản chất xã hội - lịch sử; thông qua ngôn ngữ con người lĩnh hội, học hỏi những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, biến nó thành cái riêng của bản thân, tạo ra sự phát triển nhân cách, tâm lý cho bản thân. Nhận xét: Với tầm quan trọng của mình, ngôn ngữ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như TLH, dân tộc học,…Chủ nghĩa tự nhiên coi ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên, đồng nghĩa với việc đã phủ nhận bản chất xã hội - lịch sử của ngôn ngữ.