MỤC LỤC
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng trong tỉnh và các tỉnh lân cận đã làm thiệt hại cho chính các doanh nghiệp và mang lại lợi thế rất nhiều cho các nhà nhập khẩu nước ngoài. Như vậy, có thể nói, kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu Tiền Giang còn khá khiêm tốn so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như so với cả nước. Từ cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo nhóm hàng xuất khẩu xuất khẩu cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Tiền Giang tăng trưởng chậm hơn so với tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Mặc dù được xem là mặt hàng chiến lược nhưng nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân của tỉnh Tiền Giang thuộc loại thấp so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và so với cả nước. Bên cạnh đó, do làm ăn thua lỗ Công ty thủy sản Tiền Giang phải giải thể, Công ty TNHH Sông Tiền và các doanh nghiệp chế biến thủy sản mới đi vào hoạt động thì lại gặp khó khăn do thieỏu nguyeõn lieọu. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Tiền Giang từ năm 1995 đến nay cho thấy thị trường xuất khẩu của tỉnh phát triển theo hướng ưu tiên các thị trường trực tiếp, giảm thị trường trung gian, tập trung phát triển thị trường truyền thống, mở ra được một số thị trường mới (xem bảng số 11).
- Không có đơn vị chuyên ngành xuất khẩu đủ mạnh để góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại, tham gia vận động đầu tư và khai thác hết khả năng phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh và khu vực nói chung. - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn còn là nông thủy hải sản qua sơ chế, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm thấp do đó giá trị và hiệu quả kinh tế chưa cao. - Chưa tổ chức sản xuất tốt các sản phẩm hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian thu hoạch và giá thành hạ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Kỹ thuật và phương tiện thu hoạch, chế biến, tồn trữ, vận chuyển lưu thông chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ xuất khẩu của địa phương, đặc biệt đối với các mặt hàng nông thủy sản tươi. - Chính Phủ Việt Nam nỗ lực hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam, cải tiến hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. - Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mạnh, họ có ưu thế về vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, có chính sách hỗ trợ của các chính phủ.
- Phát triển xuất khẩu phải đạt mục tiêu cuối cùng là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó mở đường cho sản xuất phát triển, cải thiện đời sống người lao động trong doanh nghiệp và tăng tích lũy giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. - Phải lấy việc đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới làm mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu.
- Tiềm năng nội tại cần phải được khai thác đầy đủ song song với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Để hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững phải chú trọng đến điều kiện tự nhiên - xã hội ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp.
Các máy móc thiết bị của những doanh nghiệp đang thua lỗ, chuẩn bị giải thể như Công ty Thủy sản Tiền Giang, Gạo Việt Nguyên thay vì trong tình trạng lãng phí do không sử dụng như hiện nay nếu được các trung gian tài chính như thế xử lý sẽ nhanh chóng được thanh lý, bán cho các doanh nghiệp khác hoặc cho thuê. Để huy động nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển, các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc sở hữu Nhà nước như Công ty lương thực Tiền Giang, Công ty thương nghiệp tổng hợp Tiền Giang, Công ty dầu thực vật Tiền Giang, Công ty rau quả Tiền Giang, xí nghiệp may Mỹ Tho cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa. Nguồn thông tin khả thi nhất hiện nay là thông tin trên mạng, thông tin từ Bộ Thương mại, Trung Tâm Thông tin Thương Mại, Trung tâm tư vấn - dịch vụ Thương Mại và Đầu tư, Cục xúc tiến thương mại, Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, … Các thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống lại để làm cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh, như: kế hoạch thị trường mục tiêu, kế hoạch sản phẩm, kế hoạch giá cả sản phẩm, kế hoạch phân phối sản phẩm, kế hoạch xúc tiến bán hàng.
Ngoài các loại quả tươi xuất khẩu hiện nay như thanh long, chôm chôm, nhãn, xoài, chuối,… các doanh nghiệp Tiền Giang có thể phát triển các mặt hàng trái cây chế biến như: nước dứa (khóm), nước ổi, mãng cầu, … hoặc trái khô như chuối khô, mứt khô các loại, long nhãn, mít khô, … Bên cạnh các sản phẩm thủy sản đông lạnh các doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất các sản phẩm từ thủy sản như mắm, nước nắm, khô, phân vi sinh, … Đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ các doanh nghiệp Tiền Giang cần chú trọng những mặt hàng độc đáo về chất liệu, mẫu mã để phát triển. Các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các trường trên địa bàn như: Trung tâm hướng nghiệp – dạy nghề, Trường dạy nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam bộ, Trường cao đẳng cộng đồng Tiền Giang, … Doanh nghiệp nên tạo điều kiện, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật để các trường gởi học sinh, sinh viên đến thực hành môn học, nâng cao tay nghề, kỹ năng thực hành. Ngoài việc hỗ trợ tín dụng, các doanh nghiệp cũng có thể đứng trung gian để thực hiện các dịch vụ bảo hiểm cho cây trồng, vật nuôi của người nông dân; liên hệ với các tổ chức khuyến công, khuyến nông, các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật sản xuất của Tỉnh phổ biến các giống cây, giống con có năng suất cao, phù hợp với nhu cầu với kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại tại tỉnh, chọn lọc tham gia các hội chợ có chất lượng cao, có đối tượng tham gia phù hợp với yêu cầu phát triển thị trường, mặt hàng của doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận, thăm dò thị trường, giao dịch, nắm bắt thị hiếu khách hàng. Tỉnh cũng nên thường xuyên tạo điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc giữa doanh nghiệp trong Tỉnh với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tỉnh Tiền Giang nghiên cứu thị trường; tăng cường công tác tiếp thị địa phương tỉnh Tiền Giang để thu hút đầu tư nước ngoài thành lập các doanh nghiệp xuất khẩu và quảng bá hình ảnh tỉnh Tiền Giang cùng các sản phẩm đặc trưng của. Đối với trang web của Tỉnh đang trong quá trình thử nghiệm, cần hoàn chỉnh phần tiếng Anh và liên kết với các Sở ban ngành trong tỉnh, với các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan xúc tiến thương mại JETRO, KOTRA, CETRA, TDB, … Về nội dung, để tạo sự phong phú cho trang web, ban biên tập cần phải thường xuyên cập nhật thông tin mới, cần có những cách thức nhằm quảng cáo cho trang web của mình để mọi người, nhất là các doanh nhân, các nhà đầu tư truy cập vào; để kêu gọi sự công tác của các cá nhân, tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài Tỉnh.
Các doanh nghiệp phải cải tiến, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, đầu tư chiều sâu vào công nghệ chế biến, công nghệ bao bì, xây dựng thương hiệu, giảm giá thành sản phẩm xuất khẩu, ổn định đầu vào qua việc thực hiện hợp đồng sản xuất - tiêu thụ. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng các đơn hàng lớn, giảm cạnh tranh nội bộ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cần thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành trong Tỉnh và các tỉnh lân cận để tạo ra các doanh nghiệp lớn hoặc chuỗi các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để các giải pháp mang tính khả thi cao các cấp chính quyền cần có các hỗ trợ thích đáng như: chính sách nguồn vốn, tín dụng, đầu tư ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu; cần hỗ trợ thông tin thị trường và tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp; tăng cường hoạt động tiếp thị địa phương tỉnh Tiền Giang; quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.