MỤC LỤC
Do đó việc nghiên cứu quản lý chất lượng Dự án Giao thông đường bộ - Giai đoạn thực hiện đầu tư (là giai đoạn cơ bản nhất trong chu kỳ quản lý Dự án xây dựng) trên cơ sở khoa học và rút ra bài học chung quản lý chất lượng Dự án Giao thông đường bộ cho các Dự án đầu tư phát triển hạ tầng tương tự là một đòi hỏi cấp thiết. Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng thi công công trình giao thông đường bộ, nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động đầu tư và xây dựng công trình Giao thông đường bộ ở tỉnh Đăk Lắk khi nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA
Chính đặc điểm này đã đòi hỏi khi lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần phải xem xét đặt cộng trình giao thông trong tổng thể của hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống của toàn mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tránh tình trạng một vài mắt xích trong hệ thống không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng xấu tới tổng thể. Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng; trình duyệt hồ sơ TKKT-DT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ thuật công trình trong suốt quá trình thi công và chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án. Các hạng mục công trình của công trình GTĐB được xây dựng, hoàn thành phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế được duyệt, dung sai của các chỉ tiêu được xác định nằm trong giới hạn cho phép của yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định được đề cập trong hồ sơ thiết kế phê duyệt để đánh giá mức độ hoàn thành chất lượng.
Chất lượng thiết kế công trình GTĐB là việc sản phẩm thiết kế được tạo ra bởi tổ chức hoặc cá nhân phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng đã được duyệt hoặc chủ trương đầu tư; các sản phẩm thiết kế có công nghệ đảm bảo ổn định, an toàn cho công trình và công trình lân cận; Yêu cầu của từng bước thiết kế thỏa mãn về công năng sử dụng, đảm bảo mỹ quan, giá thành hợp lý. Ngoài yêu cầu về độ an toàn và bền vững thì yêu cầu về mỹ thuật đối với xây dựng công trình giao thông đường bộ không thể xem nhẹ được, Công trình giao thông đường bộ trường tồn với thời gian, nếu chất lượng mỹ thuật không đảm bảo thì chủ đầu tư không được thụ hưởng công trình đẹp và không đóng góp cảnh quan đẹp cho xã hộ.
Tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của CĐT mà dự án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định thực hiện việc quản lý giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng theo một trong số các hình thức sau: CĐT trực tiếp quản lý giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng; CĐT thuê đơn vị tổ chức Tư vấn quản lý giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng. + Kiểm tra, lập biên bản, xác nhận số lượng, chất lượng máy móc thiết bị thi công các hạng mục công trình của nhà thầu (đặc biệt chú ý những máy móc thiết bị thi công chủ yếu phải đầy đủ) nếu thấy thiếu so với hồ sơ thiết kế được duyệt và nội dung đã nêu trong hồ sơ thầu thì yêu cầu bổ sung; truờng hợp nhà thầu cố tình không chấp nhận thì lập biên bản đình chỉ thi công và báo cáo trưởng phòng trong vòng thời gian 12 giờ sau khi đình chỉ. + Nội dung biờn bản nghiệm thu bao gồm: Đối tượng nghiệm thu (ghi rừ tên công việc được nghiệm thu); thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có); chữ ký, họ và tên, chức vụ của những người trực tiếp nghiệm thu;.
- Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung: đối tượng nghiệm thu (ghi rừ tờn bộ phận cụng trỡnh, giai đoạn thi cụng xõy dựng được nghiệm thu); thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có); chữ ký, tên và chức danh của những người tham gia nghiệm thu. (3)Thành phần tham gia nghiệm thu; (4)Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng; (5)Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có); chữ ký, họ tên, chức vụ ngýời ðại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của thành phần trực tiếp nghiệm thu; biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục nếu cần thiết.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA BAN
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, quản lý thông tin về năng lực hoạt động của các nhà thầu, gói thầu trên trang thông tin điện tử của Ngành xây dựng và các phương tiện thông tin đại chúng, làm cơ sở cho các chủ đầu tư lựa chon các đơn vị thực hiện dự án cho phù hợp, nhằm công khai,minh bạch hoá quy trình đấu thầu, chỉ định thầu, đảm bảo lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực sự tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. - Trước 10 ngày làm việc (đối với công trình cấp II, III và cấp IV) hoặc trước 20 ngày làm việc (đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I) so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định, báo cáo hoàn thành hạng mục công trình hoặc hoàn thành công trình cùng danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình. Để nâng cao vai trò quản lý chất lượng của dự án giao thông đường bộ giai đoạn thi công đề nghị Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk cử cán bộ có kinh nghiệm; theo dừi Ban là cỏc cỏn bộ cú năng lực, đủ trỡnh độ chuyờn mụn phự hợp để cựng với Ban theo dừi, đụn đốc xuyờn suốt quỏ trỡnh thực hiện dự ỏn từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và các bước tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng tuân thủ các quy định của nhà nước và pháp luật.
Trước khi quyết định phê duyệt dự án đầu tư UBND tỉnh; Sở kế hoạch và đầu tư nên tổ chức 1 cuộc hội thảo để nghe Ban QLDA, tư vấn thiết kế trình bày về quy mô và hiệu quả của dự án, tránh tình trạng như hiện nay là do sức ép về vốn khi dự án trình lên thường bị cắt đi một số hạng mục làm cho hiệu quả dự án không phát huy như thiết kế ban đầu, trong quá trình thực hiện thấy bất cập lại phải bổ sung tổng mức đầu tư, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ và tăng chi phí trong đầu tư. Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu sau thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Quản lý kinh tế tại Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, rút từ kinh nghiệm bản thân công tác và muốn trau dồi thêm kiến thức trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ của Ban quản lý dự án Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk”.