MỤC LỤC
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ chứng minh giả thuyết, qua đó vận dụng vào điều kiện thực tiễn công tác quản lý chi NSNN của chính quyền huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. - Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: dựa trên kết quả phân tích, đánh giá các nội dung công tác quản lý chi NSNN của chính quyền huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, các điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu trong quản lý chi ngân sách huyện, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN của chính quyền huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới.
Kết cấu của luận văn
Như vậy, khái niệm NSNN cấp huyện có thể được khái quát như sau: Ngân sách nhà nước cấp huyện là toàn bộ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp huyện nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp huyện trong khuôn khổ được phân công quản lý. Huyện phải căn cứ vào thế mạnh, nguồn lực của địa phương mình để định hướng, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển: hỗ trợ kinh phí, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân trên địa bàn hoạt động và phát triển.
Chi ngân sách nhà nước cấp huyện là việc chính quyền cấp huyện phân phối và sử dụng quỹ NSNN của địa phương nhằm bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động của bộ máy Nhà nước ở cấp huyện và thực hiện các chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương dựa trên các nguyên tắc nhất định. - Chi thường xuyên: Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, truyền thanh, truyền hình, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý; các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội (phần giao. ngân sách huyện thực hiện theo quy định trung ương và của tỉnh); hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cấp huyện theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do huyện quản lý; chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia do huyện quản lý thực hiện; trợ giá, trợ cước theo chính sách của Nhà nước do cấp huyện quản lý; các khoản chi thường xuyên khác của cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Kho bạc Nhà nước huyện: Là cơ quan thuộc KBNN tỉnh Đăk Nông (trực thuộc Bộ Tài chính) thực hiện quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ khác của Nhà nước được giao, tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước của chính quyền cấp huyện Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp huyện; quản lý các khoản chi của huyện được dự toán bởi UBND huyện,. đã được HĐND huyện quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và huyện đề ra. Quản lý chi NSNN cấp huyện bao gồm các khâu sau:. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện. Luật NSNN năm 2002 quy định, hàng năm căn cứ chỉ thị của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND huyện tiến hành lập dự toán ngân sách năm sau của cấp mình, đồng thời tổ chức thảo luận dự toán ngân sách với Sở Tài chính. Trên cơ sở dự toán đã được UBND tỉnh giao và tình hình thực tế địa phương, UBND huyện lập dự toán chi NSNN địa phương và phương án phân bổ ngân sách huyện trình HĐND huyện quyết định, đồng thời UBND huyện ra quyết định giao dự toán chi ngân sách chi tiết, cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách, giao số bổ sung cho ngân sách cấp xã. Trong quản lý chi ngân sách nhất thiết phải theo Mục lục NSNN, có định mức cho từng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể. Nhờ đó cơ quan tài chính mới có căn cứ để lập các phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra, kiểm soát quá trình lập, chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị thụ hưởng. Đồng thời dựa vào tiêu chuẩn, định mức chi mà các ngành, các cấp, các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng kinh phí tại đơn vị mình theo đúng chế độ, chính sách. a) Xây dựng định mức chi. Theo Thông tư số 103/2008/TT-BTC, ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm, thì Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với KBNN và các đơn vị có liên quan kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh số liệu (nếu có) để đảm bảo số liệu khớp đúng trước khi khoá sổ và quyết toán ngân sách. Thời gian khoá sổ kế toán hàng năm được thực hiện vào cuối giờ làm việc ngày 31/12 hàng năm. Các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán. b) Báo cáo kế toán chi ngân sách. Các đơn vị dự toán các cấp phải báo cáo kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Cơ quan KBNN tổ chức hạch toán và kế toán xuất, nhập quỹ NSNN theo chế độ kế toán KBNN. Cơ quan tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo kế toán chi NSNN theo chế độ kế toán NSNN hiện hành. Hàng tháng, lập báo cáo chi ngân sách địa phương gửi UBND huyện và cơ quan tài chính cấp trên. c) Quyết toán ngân sách.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH
Ngoài ra Đăk Mil còn có quốc lộ 14C là tuyến giao thông quan trọng trong an ninh - quốc phòng, giao lưu kinh tế khu vực Tây Nguyên và hai tuyến đường tỉnh ĐT 683, ĐT 682, thông qua các tuyến đường này, Đăk Mil có thể kết nối với các huyện Cư Jut, Đăk Song, Tuy Đức, Krông Nô trong tỉnh Đăk nông. - Huyện Đăk Mil đã quan tâm tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở giáo dục và chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, qua đó thu được kết quả đáng khích lệ về giáo dục - đào tạo trong giai đoạn 2011-2014, giúp huyện đạt được một số mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước đó.
Lễ hội Đâm trâu, Lễ hội mừng mùa, Lễ hội Cồng chiêng, các điệu múa cổ truyền của đồng bào M’Nông, đặc biệt Đăk Mil là một trong những nơi đầu tiên phát hiện ra “Sử thi M’Nông” thể loại văn học truyền miệng độc đáo lâu đời, đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Dự phòng ngân sách
CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN SỔ XỐ KIẾN THIẾT
KBNN huyện thực hiện kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB thuộc NSNN huyện, theo nguyên tắc: Mọi khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phải được thực hiện trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; Qua công tác kiểm soát chi KBNN đã ngăn chặn, từ chối thanh toán nhiều khoản chi NSNN chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. - Trong công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên trên địa bàn huyện, KBNN Đăk Mil đã thực hiện chi khi có đầy đủ điều kiện: Các khoản chi đã có trong dự toán chi NSNN được giao; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định; KBNN Đăk Mil kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán.
- Quản lý chi NSNN phải hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong khi ưu tiên các lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế mỗi giai đoạn, quản lý chi NSNN cần phải đứng trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xa hơn là mục tiêu về môi trường (phát triển bền vững).
+ Xây dựng dự toán chi phát triển sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, truyền thanh - truyền hình, môi trường, khoa học - công nghệ, đảm bảo xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, hoạt động của Đảng, các đoàn thể phải theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm bố trí chi ngân sách cho các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thông tin, sự nghiệp kinh tế, bảo vệ môi trường theo đúng yêu cầu nêu trong các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện, HĐND huyện. + Cùng với việc phân cấp, phân quyền cho đơn vị cấp cơ sở, để giảm thủ tục hành chính cơ quan QLNN chỉ cần tập trung vào khâu đầu của quá trình hình thành dự án: Khâu quyết định đầu tư dự án, còn lại các khâu khác giao trách nhiệm cho chủ đầu tư dự án chủ động tiến hành theo các bước trình tự, thủ tục về việc lựa chọn nhà thầu, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý dự án, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dự án công trình và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan QLNN về dự án công trình do mình quản lý thực hiện.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cần linh hoạt, đột phá trong việc quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, khai thác tiềm năng của địa phương từ nguồn thu sử dụng đất để tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục, quy trình quản lý đầu tư XDCB, khắc phục những khuyết điểm, nghiêm khắc với những vi phạm, sai trái. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, trong đó tập trung vào cải các thủ tục hành chính, cải cách tài chính công, nâng cao trách nhiệm công vụ của CBCC, xây dựng quy chế giám sát, đánh giá CBCC, thực hiện công khai, minh bạch với các cán bộ công chức vi phạm trong lĩnh vực này chú trọng những CBCC liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách.