MỤC LỤC
- Luận văn trình bày, lý giải một cách khoa học các vấn đề liên quan về làng xã cổ truyền của người Việt, bộ máy quản lí làng xã dưới thời Lê Trung hưng và sự xuất hiện nạn cường hào làng xã. - Luận văn cũng phục dựng lại một cách khách quan toàn diện về thực trạng nạn cường hào làng xã thời Lê Trung hưng, đề cập đến một số biện pháp của nhà nước trong giải quyết vấn nạn này.
Ở chương này, tác giả tập trung phân tích làm nổi bật những biểu hiện chính của nạn cường hào làng xã dưới thời Lê Trung Hưng: lũng đoạn, chiếm đoạt ruộng đất; ẩn lậu, bớt xén thuế đinh điền; lợi dụng việc công để bớt xén, tư lợi; cậy thế để sách nhiễu, ức hiếp nông dân; kéo bè kéo đảng, ẩn giấu kẻ gian. Ở chương này, tác giả đề cập đến một số biện pháp mà nhà nước Lê – Trịnh thực hiện với mong muốn hạn chế sự phát triển của nạn cường hào làng xó: định rừ tiờu chuẩn tuyển chọn, quy định chức phận và thực hiện chế độ khảo hạch với người đứng đầu làng xã; chỉnh đốn lễ tục nhằm giảm sự ăn chặn của cường hào; đưa ra các chế tài xử phạt hành vi phạm tội của cường hào và động viên khen thưởng người tố giác.
Nhìn bề ngoài thì đây là cuộc chiến tranh không phân được thắng bại nhưng đi sâu vào thực chất bên trong, họ Nguyễn đã bước đầu thực hiện được ý đồ của mình trong việc tách Đàng Trong ra thành giang sơn riêng để tự mình cai quản. Về khái niệm “làng xã”, theo nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính, “làng” là một từ Nôm dùng để chỉ đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ về cưới cheo, tang ma, khao vọng, thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và thậm chỉ cả “thổ ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử.
Từng làng dù thuộc loại hình kinh tế, môi trường cảnh quan nào cũng đều có một cơ cấu tổ chức riêng theo một khuôn mẫu chung, tức là gồm các thiết chế tổ chức theo các nguyên tắc tập hợp người: theo địa vực cư trỳ (xúm ngừ), theo quan hệ huyết thống (dũng họ), theo lớp tuổi kết hợp với quan hệ huyết thống và địa vực (giáp), theo nghề nghiệp hoặc sở nguyện, chí hướng (các phường, hội, phe..) cùng một hội đồng quản lý làng. Trong thời gian dài xuyên suốt lịch sử trung đại Việt Nam, dù xã hội có biến thiên như thế nào, dù nhà nước phong kiến sắp xếp làng vào loại xã nào theo kiểu nhất xã nhất thôn hay nhất xã nhị thôn, tam thôn thì làng vẫn tồn tại với tư cách là đơn vị cộng cư của những người trồng lúa nước theo kiểu tự cấp tự túc, có địa vực, cơ cấu tổ chức riêng, lệ tục, tâm lý, tính cách riêng.
Vì vậy năm 1711, các đại thần ở Phủ liêu dâng tờ khải xin chúa nhắc lại điều luật nghiờm cấm đó cú từ thời Hồng Đức, trong đú định rừ : “Cấm cỏc nhà quyền quý thế gia, các quan viên, các nha môn và các người hào phú không được nhân dịp những xã dân vì nghèo đói phải xiêu dạt mà mua ruộng đất của họ chiếm làm của riêng, tự tiện lập thành trang trại, rồi chứa chấp những kẻ trốn tránh dùng làm người ở riêng để cấy trồng cho mình. Trước tệ lũng đoạn ruộng đất của cường hào như trên, trong lời bàn về phép quân điền năm 1711 của Phan Huy Chú đã nhấn mạnh thực trạng ruộng đất công đương thời bị thu hẹp: “Nước ta duy có trấn Sơn Nam hạ là rất nhiều ruộng và đất bãi công, phép quân cấp chỉ nên làm ở xứ ấy là phải, còn các xứ khác thì các hạng ruộng công không có mấy, dù xứ nào có nữa thì cũng chỉ đủ để cung cáp binh lương và ngụ lộc, không thể san chia cho các hạng mà ruộng tư của dân thì chưa từng dùng phép quân cấp” [2; 127]. Vì thế, năm 1754, sau cơn bão tố dữ dội kéo dài, vùng đồng bằng đã trở lại yên ổn, nhân dân phiêu tán lục tục kéo về, chúa Trịnh ra lệnh trả lại ruộng bao chiếm của người khác, trị tội những hào hữu trong xã hoặc xã lân cận cướp chiếm ruộng đất mà không chịu trả, cho chuộc lại ruộng bán rẻ trong những năm loạn lạc đối với giá 10 quan/ 1 mẫu [48; 415].
Trong điều luật ban hành năm 1754 có đoạn nhấn mạnh yêu cầu phân xử đúng những trường hợp “các người giàu có bao chiếm mạo xưng là của đồng xã, đem bán bậy cho các nhà quyền thế” [21; 35] hoặc “những người giàu có trong xã và các viên nhân xã khác bao chiếm ruộng đất người ta, làm nhà rào vườn, ở lâu không chịu trả lại [21; 38] “chỉ ba bốn người, xưng gian là đồng xã bao chiếm cả khoanh, đem bán cho các nhà quyền thế và viên nhân khác, trong. Năm 1659, nhà nước ban lệnh cấm thiết lập nha môn xét hỏi các vụ kiện giam hãm bắt bớ dân lành có nói: “Quan viên binh lính huyện xã các xứ ở kinh, ở các lưu đồn hoặc quan viên sắc mục, cai huyện, cai tổng, cai xã, tuần bổ, cơ sát tại nhà đều không được tự thiết lập nha môn xét hỏi các vụ kiện và không được tụ họp hãm người vào chỗ phạm tội để tróc bắt dân lành, dây dưa đến tộc họ, chỉ trỏ để bán ruộng đất” [37;.
Điều này nghĩa là chính sách của nhà nước đưa xuống địa phương mặc dù có ý nghĩa tích cực, khoan hồng nhằm ổn định đời sống xã thôn nhưng khi qua tay cường hào, nó không được thực thi đúng, thậm chí bị bóp méo nhằm đem lại lợi ích tối đa cho các tầng lớp trên trong làng xã. Sự tồn tại lâu đời của họ ở một làng nào đó không bị một đe dọa đáng kể nào của cư dân cũ vừa phản ảnh một thực tế là làng xã không còn mang tính đóng kín nghiêm khắc nữa, vừa tạo điều kiện nảy sinh những mối quan hệ nhất định giữa họ với cư dân gốc của làng. Những hành động ngang ngược này chứng tỏ rằng quan hệ sản xuất phong kiến đang thống trị vững chắc ở nông thôn, đặc biệt trong phạm vi từng làng đã hình thành xu hướng nâng cao quyền hành cá nhân, coi thường phép nước của của bọn quan lại địa chủ, cường hào địa phương.
Sử chép về việc tuyển lính năm 1722 có nói: “Đối với dân Thanh, Nghệ… cứ năm suất đinh chỉ lấy 1 người làm lính, cho phép Xã trưởng, chức sắc, kì mục, chia loại kê khai sổ đinh và sổ lính” [20; 311] hoặc về quy định thu thuế điệu có ghi chép: “Nội trong một năm, mỗi suất đinh phải đóng 6 tiền, các khoản đóng góp nói trên đều gói ghém và cả trong đó, khiến cho việc tiêu dùng có tiết độ và dân lực được thư thái. Tuy nhiên, trên thực tế việc khảo hạch người đứng đầu làng xã trong thế kỉ XVII mới chỉ tiến hành qua loa, đại khái nên năm 1723, Trịnh Cương định lại quy cách đánh giá phẩm chất của Xã trưởng: “Người Xã trưởng nào làm xứng đáng với nhiệm vụ, sau khi đã mãn ba kỳ sát hạch về thành tích, nếu được vào hạng ưu thì cho phép trấn quan và viên quan cai thu làm tờ khải, đứng bảo cử rồi triều đỡnh sẽ giao xuống điều tra cho rừ sự thực, sẽ trao cho chức phẩm chứ không được cẩu thả như trước” [20; 340]. Năm 1724, nhà nước cho phép người dân tố cáo Xã trưởng lạm thu lên quan huyện: “Phàm việc người dân mạo nhận có tư ấm, không chịu sưu dịch, việc Xã trưởng lạm thu, việc người dân không đóng tiền tô, dung, điệu, việc các xã gián canh ruộng xã khác, không chịu nộp tô, việc các xã có địa phận tranh nhau chở đò, việc người dân lạm chiếm quan điền, việc cố bắt dân đinh và việc người các xã tranh nhau quan điền và đất bãi công: đều cho phép kêu ở quan huyện” [20; 358].
Nhà nước đành phải cho phép mở rộng buôn bán, bỏ bớt các sở thuế ở đầu nguồn, bến đò, cấm lính đồn không được đánh thuế người buôn bán, cấm đánh thuế trái phép những chợ, bến đò vốn trước kia không có lệ thuế, khuyến khích các nhà giàu chở gạo, thóc ở những vùng được mùa đến bán cho các vùng mất mùa, bán chức tước để lấy tiền gạo chi tiêu và phát chẩn cho dân đói… Nhưng thiên tai, mất mùa, đói kém vẫn xảy ra. Hậu quả này đã được Nguyễn Quang Ngọc ghi nhận: “Nông thôn Việt Nam thế kỷ XVIII đã thực sự tuột ra khỏi tay của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh và nhanh chóng trở thành căn cứ xuất phát cho các cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn và rồi cuối cùng tất cả các chính quyền đó đều bị lật nhào bởi phong trào nông dân Tây Sơn” [35; 245]. Đú là định rừ tiờu chuẩn tuyển chọn, quy định chức phận và thực hiện chế độ khảo hạch với người đứng đầu làng xã; chỉnh đốn lễ tục nhằm hạn chế hội sự ăn chặn của cường hào; đưa ra các chế tài, quy định cụ thể nhằm xử phạt hành vi phạm tội của cường hào và động viên, khen thưởng người tố giác.