MỤC LỤC
Thuật ngữ chiến lược vốn có nguồn gốc sâu xa từ quân sự, Trong phần này tôi xin trình bày các giai đoạn phát triển của quản trị chiến lược và khái niệm của quản trị chiến lược. Các công cụ ở thời kỳ này cho đến nay người ta vẫn đang còn sử dụng nó rất nhiều, phổ biến nhất là công cụ SWOT ( phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức). Bên cạnh sự phát triển của công cụ SWOT, nhóm tư vấn Boston còn phát triển và phổ biến ma trận BCG , cho đến tận ngày nay thì 2 công cụ này vẫn còn được sử dụng phổ biến.
Các phát triển hiện nay hướng về nguồn lực của doanh nghiệp, nó giải quyết cho câu hỏi là tại sao các doanh nghiệp khác nhau và cách thức nào để tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh. Và chính Penrose đã cung cấp nền tảng cho quan điểm dựa trên nguồn lực bằng cách chỉ ra rằng các doanh nghiệp có các đặc tính độc đáo bởi chúng có các nguồn lực không đồng nhất.(1). Năm 1962 chiến lược được Chandler định nghĩa như là “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động như sự phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” (1).
“Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý.”(2). Nhìn vào hình 1 ta có thể thấy 5 nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau, từ sứ mệnh của công ty chúng ta mới có thể lập ra được các mục tiêu và từ đây chúng ta lại xây dựng chiến lược để đạt được các mục tiêu đó.
Người ta gọi nó là mô hình căn bản của quản trị chiến lược và được chia thành bốn bước chính, bao gồm: nghiên cứu môi trường (phân tích môi trường bên trong và bên ngoài với mô hình SWOT), thiết lập chiến lược, thực thi chiến lược, đỏnh giỏ và kiểm soỏt. Mô hình Delta phản ánh 3 định vị chiến lược của doanh nghiệp đó là: Giải pháp khách hàng, chi phí và sự khác biệt hóa. Trên cơ sở mô hình Delta doanh nghiệp có thể tìm ra cho mình một giải pháp tối ưu để phát triển chiến lược của mình đạt hiệu quả cao.
Để phân tích một doanh nghiệp dựa trên mô hình Delta chúng ta phải phân tích được những yếu tố sứ mệnh kinh doanh của doanh nghiệp, vị trí cạnh trạnh, khách hàng mục tiêu. Chúng ta có thể xem ở phụ lục 2 ( trang 34) để cú thể thấy rừ những vấn đề cần phõn tớch của một doanh nghiệp trờn cơ sở mụ hỡnh Delta. Bản đồ chiến lược được phát triển trên cở sở Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – công cụ chuẩn hóa giữa chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp): mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả rừ ràng.
Đõy là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trờn 4 tiêu chí đó là : thước đo tài chính, khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển. Ngoài mô hình Delta và Bản đồ chiến lược chúng ta còn có thể dùng mô hình PEST, mô hình Porter, mô hình SWOT, khảo sát thực tế- thông qua tài liệu thứ cấp lập bảng, để phân tích quản trị chiến lược của một doanh nghiệp.
-Phân tích SWOT: Dựa vào số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các thách thức hiện nay của Công ty. Từ đó khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội vượt qua những thách thức, khắc phục điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chúng ta sẽ dùng bảng Ma trận SWOT để có cái nhìn tổng quan (xem bảng SWOT ở phụ lục 6 trang 40).
-Phân tích năm lực lượng cạnh tranh của M.PORTER: Dựa vào mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.PORTER ( xem phụ lục 7 trang 41.), chúng ta phân tích được đối thủ cạnh tranh của ngành sản xuất bánh kẹo. - Phân tích chuỗi giá trị của công ty: phân tích các phần tử liên kết của công ty có chặt chẽ với nhau hay không?. Các phần tử này là các hoạt động, chức năng và quá trình kinh doanh mà xông ty thực hiện từ việc thiết kế sản phẩm cho đến lúc sản phẩm được đưa đến cho khách hàng sử dụng.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CỦA HAIHACO DỰA TRÊN MÔ HÌNH DELTA VÀ BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC.
Mục tiêu trong những năm tới, Hải Hà phấn đấu giữ mức tăng trưởng trên 10%/năm và đẩy mạnh xuất khẩu tăng khoảng 50% tới nhiều thị trường như Đài Loan (Trung Quốc), Cu Ba, Nhật Bản, Hàn Quốc, Séc, Nga, Mỹ…. Quy trình Dự án di dời nhà máy tại Hà Nội và đầu tư xây dựng nhà máy mới tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. ( Tác giả tập hợp từ các bài báo và báo cáo của Công ty HAIHACO).