MỤC LỤC
Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành: Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ ( tháng hoặc quý) Việc phân chia kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng. Ngoài hai loại tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiềt kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.
Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, cùng với khát khao vươn lên SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại Việt Nam, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế. - Người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại SCB và được chuyển theo tài khoản thanh toán tại SCB thì khách hàng lập ủy nhiệm chi trích từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm với đầy đủ các thông tin trên, GDV nhận và kiểm tra ủy nhiệm chi, hạch toán vào tài khoản và trả thẻ tiết kiệm cho khách hàng. - Trường hợp thẻ tiết kiệm bị mất, ướt, rách, mối, mọt chưa đến hạn thanh toán thì cấp lại, đóng dấu “cấp lần 2” trên thẻ tiết kiệm và thu hồi thẻ tiết kiệm cũ, ghi chú số sêri thẻ tiết kiệm cấp lần 2 và tiến hành cập nhật thông tin khách hàng trong chương trình máy tớnh để theo dừi.
Từ quý II năm 2007 trở đi ngân hàng bắt đầu kinh doanh có lãi vì bộ máy đã dần đi vào hoạt động ổn định và tạo được thương hiệu SCB tại địa bàn tỉnh An Giang thông qua các chương trình, các chính sách phù hợp như: chính sách khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn đối với từng đối tượng khách hàng, miễn giảm phí thanh toán đối với khách hàng vay, ưu.
Tổng nguồn vốn tăng nhanh xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ của các hộ gia đình, doanh nghiệp rất lớn trong địa bàn nên chi nhánh cần phải khơi nguồn vốn hoạt động của mình để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động, thế nhưng lượng vốn huy động và vốn chủ sở hữu không thể đáp ứng kịp nên ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ, SCB – An Giang còn được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ SCB hội sở. Bên cạnh đó lạm phát ngày càng tăng cao, chính yếu tố này làm cho lãi suất huy động của ngân hàng không ngừng tăng cao để đảm bảo tiền lãi khách hàng được hưởng mang con số thực dương, đây cũng tạo nên khó khăn cho ngân hàng, vì chi phí đầu vào tăng cao, dẫn đến lãi suất cho vay cao và các chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm hãm lạm phát đã buộc các ngân hàng phải thu hút được nhiều vốn hơn, đảm bảo tỷ lê dự trữ bắt buộc trong NHNN. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy được trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thì kênh huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lý do là lãi suất thu được từ nguồn tiền này rất thấp, lãi suất chỉ bằng khoảng 1/3 lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và một lý do nữa là khoảng tiền gửi tiết kiệm chỉ cá nhân mới được gửi không dùng để thanh toán nên đa phần khách hàng thích gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn hơn, hoặc họ sẽ gửi vào tài khỏan tiền gửi thanh toán thay cho tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vì sẽ thuận tiện và sễ dàng hơn trong việc thanh toán, chuyển tiền, rút gửi tiền mà vẫn hưởng lãi suất ngang nhau.
Nếu nguồn vốn này tăng dần theo các năm thì tốt do chi phí trả lãi thấp nhưng do đặc điểm của hình thức huy động này là có thể rút tiền bất cứ lúc nào nên chi nhánh rất khó trong việc chủ động được nguồn vốn hay nói cách khác phần vốn huy động này đưa vào lưu thông không được thuận lợi, vì thế các tổ chức tín dụng thường không đưa ra mức lãi suất cao và chi nhánh phải dự phòng quỹ an toàn để đảm bảo tính thanh khoản của mình và tính toán cơ cấu đầu tư hợp lí, vì vậy nguồn vốn từ hình thức huy động này không phải là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng hướng tới.
Hiện nay, SCB đang sử dụng rất nhiều sản phẩm tiền gửi để HĐV, những chương trình khuyến mãi, những chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng như: “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang”, “Lãi suất tăng, điều chỉnh tăng”, “tích lũy hưu trí”, “tặng thêm lãi suất đối với người từ 50 tuổi trở lên”, “ gửi tiền nhận lãi ngay” đáp ứng và thu hút được những yêu cầu khác nhau của khách hàng, phù hợp với nhiều loại hình nhiều lứa tuổi do đó ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn đáng kể từ các sản phẩm này. Đối với tiền gửi huy động dưới 1 tháng: loại tiền gửi này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng tiền gửi có kỳ hạn, tuy nhiên loại tiền này vẫn tăng qua các thời kỳ so sánh cụ thề là 6 tháng cuối năm 2006 huy động được 2.804 triệu đồng nhưng, sang 6 tháng đầu năm 2007 nguồn vốn huy động này lên đến 8.742 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng là 211%. Và trong tình hình lãi suất bất ổn như hiện nay, tại SCB loại kỳ hạn dưới 1 thang được khách hàng ưa chuộng nhất, th hút được nhiều khách hàng nhất do lãi suất huy động của các kỳ hạn này là cao nhất và khach hàng cổt được hưởng lãi suất tối đa, thay đổi kỳ hạn gửi cho ohù hợp và theo hướng có lợi nhất khi lãi suất tăng cao.
Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang áp dụng đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có các khoản tiền nhàn rỗi bằng VNĐ và USD nhưng lại không chủ động được về kỳ hạn gửi, muốn hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn để tối đa hóa lợi ích từ khoản tiền nhàn rỗi của mình và gửi tiền theo hình thức tiền gửi thông thường từ 1 đến 60 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Ngoài những sản phẩm đã được phân tích trên đây, ngân hàng còn rất nhiều sản phẩm khác nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng và phù hợp với thị trường như tiền gửi lạm phát vẫn có lãi, và bước đột phá mới nhất của SCB là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng nhằm bảo toàn giá trị gốc và lãi tiền gửi VNĐ theo giá trị vàng SJC và số tiền VND Khách hàng gửi ban đầu luôn luôn sinh lợi cao ngay cả trong điều kiện giá vàng giảm…. Đặc biệt với chủ trương ưu tiên khuyến khích người cao tuổi và quan tâm đến thế hệ tương lai, SCB thực hiện chính sách tặng thêm lãi suất cho chủ sổ tiết kiệm từ 50 tuổi trở lên và chương trình tiết kiệm tích lũy linh hoạt nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nguồn thu nhập ổn định tham gia để thực hiện dự định trong tương lai.
Thứ hai, Ngoài những sản phẩm nêu trên, ngân hàng còn có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh khác, CBNH nhất là GDV cần phải học hỏi nghiên cứu kỹ sản phẩm, phải thấu hiểu tường tận, biết so sánh ưu nhược điểm của từng thể thức HĐV, xem xét xem sản phẩm nào phù hợp với đối tượng khách hàng nào để tư vấn có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu là bất kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở ngân hàng một loại hình nào đó phù hợp với mong muốn của họ, giúp cho khách hàng đạt lợi nhuận tối đa khi gửi tiền tại ngân hàng. Thứ ba, bộ phận makerting của ngân hàng cần có những chính sách cụ thể đối với khách hàng tiền gửi, tiến hành những nghiên cứu cần thiết, nắm bắt đặc điểm thu nhập, chi tiêu, khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng và mong muốn của họ để có các hình thức và biện pháp tiếp cận, phát triển quan hệ thích hợp. Vì vậy muốn huy động tốt TGTT, ngân hàng cần đặt thêm nhiều thùng thẻ nữa tại các địa điểm đông người như trường Đại học An Giang, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ quan, siêu thị….Tiếp tục tư vấn các đơn vị sử dụng thẻ ATM cho việc chi trả lương của đơn vị mình, đưa sản phẩm thẻ của SCB đến với các trường học kể trên nhằm mục đích vừa huy động được TGTT vừa quảng bá thương hiệu của ngân hàng mình.
Phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và về loại hình, đủ điều kiện hoạt động lành mạnh, ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh; đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trường….