Thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

MỤC LỤC

Khái quát pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Pháp luật về cạnh tranh

Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước đây, cạnh tranh hầu như không diễn ra, hoặc diễn ra rất đơn giản vì vốn chỉ có hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể và mọi vấn đề từ chiến lược sản xuất kinh doanh, phân phối hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ đến người dân đều thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Trước kia khi nước ta chưa ban hành Luật Cạnh tranh thì pháp luật có liên quan đến cạnh tranh tồn tại rải rác tại một số văn bản thuộc các lĩnh vực pháp luật sau đây: Bộ luật Dân sự, pháp luật về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về quản lý cạnh tranh trong hoạt động thương mại (Luật Thương mại).

Pháp luật về CPH DNNN

Hạn chế CPH chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn theo những danh mục mà Chính phủ công bố, DNNN được CPH không phụ thuộc vào thực trạng hoạt động, điều kiện hạn chế đối với việc CPH bộ phận của DNNN là bộ phận đó có đủ điều kiện hạch toán độc lập và việc CPH không ảnh. Công ty cổ phần đựoc thành lập trên cơ sở của DNNN CPH có trách nhiệm kế thừa mọi nghĩa vụ đối với người lao động từ DNNN chuyển sang, có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về CPHDNNN Cạnh tranh và CPH có mối quan hệ biện chứng và có tác động qua lại lẫn

Lúc này, các chủ thể kinh doanh được tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, khi họ được tự do lựa chọn hàng hoá dịch vụ từ những nhà cung cấp khác nhau, cũng như việc phải tiêu thụ được sản phẩm của họ trên thị trường ngày càng khó tính, lúc đó buộc nhà đầu tư phải vươn lên để kinh doanh có hiệu quả. Giống như quy luật cạnh tranh sinh tồn trong tự nhiên, quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn khẳng định chiến thắng luôn thuộc về những chủ thể kinh doanh có khả năng thích nghi với thị trường mạnh hơn, có trình độ quản lý và tri thức về khoa học và công nghệ cao, có tố chất sáng tạo.

Thực trạng về cạnh tranh và vấn đề thực thi luật cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thực trạng về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

Có thể nói, trên thực tế sức cạnh tranh của các doanh nghiệp độc quyền được Nhà nước bảo hộ là yếu kém, như : trong lĩnh vực bảo hiểm, hàng không dân dụng, điện lực… Do các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này chậm đổi mới, cải tiến phương pháp làm việc, quản lý… Ngoài ra, nó còn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn là tạo ra khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn không những trong các tầng lớp nhân dân mà ngay giữa những người làm công ăn lương, giữa hành chính sự nghiệp và DNNN, trong hệ thống công chức, niên chức và người lao động… hưởng lương theo ngạch bậc do Nhà nước quy định. Ví dụ như: dịch vụ truyền số liệu chỉ do một công ty đảm nhiệm, các doanh nghiệp khác, dù là DNNN cũng không được kinh doanh hoặc các điều kiện tham gia đấu thầu được thiết kế theo hướng chỉ các công ty thành viên mới đáp ứng được các Tổng công ty với sức mạnh kinh tế của mình kiến nghị với Chính phủ chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp như trợ cấp xuất khẩu, lãi suất ưu đãi để ổn định giá nhằm duy trì vị trí độc quyền của mình.

Vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh ở nước ta hiện nay 1. Tình hình vi phạm pháp luật cạnh tranh

Hẳn chúng ta còn nhớ vụ kiện của hãng nước khoáng nổi tiếng LAVIE trong cuộc chạy đua giành giật thương hiệu với những người “ anh em” như LAVIER, LAVIGE, LAVISE… Hay như mới đây “ Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” OMO cũng phải tham gia vào cuộc kiện tụng tốn kém, bởi theo hãng này, có rất nhiều loại bột giặt khác đang được lưu hành trên thị trường đã cố ý nhái sản phẩm của họ như: bột giặt TOMOT, VIMO, OMON… Các hãng như PANASONIC, CAMAY…cũng đang chịu chung số phận như vậy. Xem xét các cơ quan có thẩm quyền hiện nay trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh, chúng tôi cho rằng: để đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động thực sự cú hiệu quả, trước hết chỳng ta cần phải làm rừ hơn nữa vai trũ của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như sửa chữa thiếu sót không đáng có về thẩm quyền xử phạt của cơ quan quản lý cạnh tranh.

Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 1. Mục tiêu của việc CPH các DNNN

Tiến trình CPH DNNNN

Những thành tựu của CPH DNNN. Những năm qua, Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ và phù hợp cho sắp xếp CPH đổi mới và phát triển DNNN. Đề ra nhiệm vụ giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ và chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách kiên quyết đạt kết quả rất tích cực. DNNN đã được cơ cấu lại một bước quan trọng, giảm mạnh doanh nghiệp quy mô nhỏ, thua lỗ [30]. Tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ công ích. Những doanh nghiệp quy mô lớn mà trước mắt Nhà nước cần nắm giữ đã được kiện toàn về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, tập trung vào đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh quản trị doanh nghiệp và quản lý Nhà nước đối với DNNN được đổi mới một bước phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng DNNN giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối các ngành, lĩnh vực then chốt. Cùng với việc sắp xếp CPH DNNN, từ năm 2001 đến nay trên địa bàn cả nước đa tiến hành giải thể 5 Tổng công ty không giữ được vai trò chi phối, đồng. thời hỗ trợ các công ty thành viên sáp nhập, hợp nhất 7 Tổng công ty. Tổ chức lại Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát thành 2 Tổng công ty; thành lập thêm 17 Tổng công ty nhà nước, tổ chức lại 7 Tổng công ty thành tập đoàn, đưa 1 Tổng công ty 90 vào cơ cấu của tập đoàn. Về cơ bản, những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các DNNN quy mô nhỏ như: Quảng Ninh, nay đã tính đến chuyện giải thể Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh; Hải Phòng cũng vậy, việc sắp xếp cũng hoàn thành cơ bản. Hiện nay chỉ còn có 12 DNNN thuộc thành phố này, trong đó có tới 7 doanh nghiệp là các công ty thuỷ nông, thực tế chỉ còn 5 DNNN. Hồ Chí Minh); hay Vietcombank, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm cũng hoàn tất công tác CPH Bảo Việt trong năm 2006 (Cuối năm 2006 thành lập công ty mẹ là Tập đoàn Bảo Việt; năm 2007 sẽ thành lập công ty Bảo hiểm y tế công cộng Bảo Việt và Trung tâm thẻ Bảo Việt; sang năm 2008, dự kiến phát triển công ty khách sạn – du lịch Bảo Việt, công ty kinh doanh bất động sản Bảo Việt. Bảo Việt cho biết sẽ cố gắng đưa cổ phiếu Bảo Việt lên niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2008). Như vậy, CPH DNNN đã đạt được những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xó hội nhất định, tạo sự rừ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trỏch nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; xoá bỏ cơ chế phân phối bình quân; hình thành phương thức chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước; tạo cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xác lập.

Đề xuất về khía cạnh thể chế (khung pháp lý)

Qua những gì đã tìm hiểu, chúng ta có thể khẳng định rằng: CPH DNNN là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống. Để đáp ứng được những yêu cầu khách quan và chủ quan do hoạt động CPH mang lại, cùng với kinh nghiệm của nhiều nước đã tiến hành tư nhân hóa hay CPH (như Anh, Ba Lan, Nga) cho thấy, cần thiết phải ban hành Luật về CPH để tạo ra một nền tư tưởng pháp lý vững chắc trong thủ tục tiến hành cũng như trong xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội phát sinh từ CPH.

Đề xuất một số giải pháp cụ thể

Sáu là, bổ sung chế độ đối với trường hợp các DNNN có cung cấp sản phẩm cho hoạt động công ích của Nhà nước, sau khi chuyển sang công ty cổ phần mà đơn vị vẫn phải cung cấp các sản phẩm cho hoạt động công ích, thì Nhà nước phải hỗ trợ toàn bộ về giá những sản phẩm này theo đúng với giá bán bình quân của sản phẩm trên thị trường, để đảm bảo việc thu hồi vốn và thực hiện tái sản xuất của công ty cổ phần. Quán triệt Nghị quyết Trung ương lần 3, Nghị quyết trung ương lần 9 (khoá IX) và vận dụng đường lối Nghị quyết Đại hội Đảng X về cải cách kinh tế, cụ thể là phát triển mạnh thị trường vốn, thúc đẩy mạnh hơn hoạt động của thị trường chứng khoán gắn với tiến trình CPH DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phát triển hình thức cổ phần và huy động các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển, củng cố ngân hàng nhà nước, lành mạnh hoá, cơ cấu lại ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty mua bán nợ, công ty đầu tư chứng khoán ….