MỤC LỤC
- Tổng thể của các bộ phận (thành phần ) hợp thành. - Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định. Cơ cấu kinh tế được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cấu trúc được biểu thị như một tập hợp những mối liên hệ liên kết hữu cơ các yếu tố khác nhau của hệ thống nhất định. Cơ cấu luôn là một thuộc tính của hệ thống. Như vậy, khái niệm cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với quan điểm của hệ thống. Nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống. Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, và các lãnh thổ kinh tế. Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả mặt chất lẫn mặt lượng, tuỳ thuộc từng mục tiêu của nền kinh tế. Tính chất đặc trưng của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan. Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan trong quá trình phân công lao động xã hội và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, về hoạt động của các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất sẽ quyết định tính khác biệt về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Vì vậy, cơ cấu kinh tế phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển, những biểu hiện cụ thể phải phù hợp với đặc thù của mỗi nước, mỗi vùng tự nhiên, kinh tế và. lịch sử, không có một cơ cấu mẫu chung cho nhiều nước, nhiều vùng khác nhau. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có thể và cần thiết lựa chọn cơ cấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển, với quy luật và chiến lược phát triển của mỗi quốc gia trong từng thời kì tạo ra sự cân đối mới giữa các ngành vùng nhằm phát huy nội lực kinh tế. Nền kinh tế có sự phân công lao động có các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó được thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt, cô đọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn phát triển nhất định. Nhưng không vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt cho các ngành những tỉ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội. Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vộinhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý muốn, thường dẫn đến tai hoạ không nhỏ, bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầm chiến lược, khó khắc phục, hậu quả lâu dài. Cơ cấu kinh tế luôn biến chuyển theo hướng ngày càng hoàn thiện. Sự biến đổi cơ cấu chịu tác động thường xuyên của những quy luật kinh tế - xã hội, do quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người. Sự biến đổi đó gắn liền với sự biến đổi không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin cũng như các yếu tố kinh tế, các quá trình vận động và phát triển của các yếu tố kinh tế đó trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tương ứng với mỗi thời kì lịch sử là một cơ cấu kinh tế phù hợp với tri thức và nhu cầu của con người. Các cơ cấu cũ dần dịch chuyển và hình thành cơ cấu mới, theo hướng tiến bộ và phát triển hơn. Sự dịch chuyển của cơ cấu là một quá trình vận động không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, từ ít hoàn thiện cho đến hoàn thiện đồng thời cùng với sự đi lên của tri thức và nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân loại. Cơ cấu kinh tế là một quá trình mang tính kế thừa và phát triển của lịch sử. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi không ngừng của. lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị, xã hội của từng thời kì. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý. Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến của mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi các đặc trưng văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc. Các nước có hình thái kinh tế-xã hội giống nhau, song có sự khác nhau trong hình thành cơ cấu kinh tế, vì điều kiện kinh tế, xã hội và quan điểm chiến lược mỗi nước khác nhau. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế. Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước. Thị trường bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng của người lao động, đây là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động kinh tế kinh doanh. Yêu cầu của thị trường đòi hỏi các nhà kinh tế kinh doanh phải đáp ứng; từ đó các doanh nghiệp định hướng kinh doanh theo chiến lược và chính sách kinh tế phù hợp. Sự thay đổi chính sách và chiến lược kinh tế phù hợp yêu cầu chung của thị trường là nhân tố tác động đến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải thay đổi, dịch chuyển thích hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước. Đối với riêng Việt Nam là một quốc gia có nguồn TNTN phong phú, đa dạng; vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu buôn bán trên trường quốc tế. Dân số lao động chiếm tỉ lệ cao, truyền thồng cần cù và nguồn lao động ngày càng được đào tạo mới, chuyên sâu dễ học hỏi và tiếp thu khoa học tiến bộ. Đây là một lợi thế cần được khai thác trong đầu tư phát triển. Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và chuyên dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả. Nhà nước và các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư phát triển nhằm phát huy các nguồn lực sẵn có, tận dụng lợi thế so sánh để đầu tư hướng về xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế, tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Quan hệ đối ngoại và phân công lao động quốc tế. Phân công lao động giữa các quốc gia trên phạm vi thế giới, được hình thành khi sự phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới một quốc gia do sự phát triển của lực lượng sản xuất. PCLĐQT ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển PCLĐQT bao gồm:. 1) Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, do đó, các quốc gia phải dựa vào những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để chuyên môn hoá sản xuất, phát huy lợi thế so sánh và điều kiện địa lí của mình. 2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, về truyền thống sản xuất, lực lượng sản xuất. 3) Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của chế độ kinh tế - xã hội của đất nước. ODA giúp các nước nhận hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Ở một số nước dân số tăng nhanh, sản xuất chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả; đặc biệt nhiều nước vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng.
- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vì chính sự phân công lao động diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường rộng lớn được mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, cho phép các nước có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn, kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, ngày nay các nước thực hiện công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu đi sau không thể sử dụng nguyên mẫu của các mô hình sẵn có bởi dưới tác động của những nhân tố mới, những lợi thế so sánh truyền thống không còn được đánh giá cao như trước đây, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đi sau cũng cần phải được nhận thức lại nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hiện đại, cân đối, năng động và tăng trưởng nhanh một cách bền vững hơn.
Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những. Đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đó chính phủ còn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém phát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế giữa các vùng.
Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành thêm bao nhiêu.
Một lý do nữa khiến cho việc chuyển dịch trong ngành còn chậm chạp là do công tác dự báo, xây dựng và quản lý quy hoạch công nghiệp chưa tốt, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, theo phong trào và phát triển quá mức trong một số ngành như xi măng, mía đường, lắp ráp xe gắn máy 2 bánh, ôtô, rượu, bia,…. Việc đầu tư ở các khu công nghiệp thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên nhiều địa phương có những khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cần thiết, chèn ép lẫn nhau để thu hút vốn đầu tư trong khi các kết cấu hạ tầng lại chưa được quan tâm đúng mức.