Quản lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa tại huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Về mặt nội dung công việc thì CĐMĐSDĐ bao gồm các bước cụ thể sau: thu hồi đất đai để phục vụ cho các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng có đất bị thu hồi; giải toả các công trình, tài sản có trên mặt đất; thực hiện các chính sách TĐC như: chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống; giao đất, cho. Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì CĐMĐSDĐ là quá trình từ việc Nhà nước ra các quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao, đến việc giao đất, cho thuê đất cho các chủ đầu tư để sử dụng theo các mục đích mới và giải quyết hậu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình đó bằng các hình thức và phương pháp thích hợp (bao gồm bồi thường đất, bồi thường và giải toả các công trình trên mặt đất; TĐC, hỗ trợ, đào tạo giải quyết việc làm mới; hỗ trợ, ổn định đời sống của người bị thu hồi đất) nhằm mục tiêu thực hiện tốt kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

Trong phạm vi nhóm đất nông nghiệp, hiện nay chúng ta đang có phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha hay phát triển các trang trại có quy mô lớn, muốn vậy phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hay CĐMĐSDĐ từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác tốt hơn, tạo ra cánh đồng có năng suất chất lượng cao. Việt Nam là đất nước có chính trị ổn định, là điểm đến lí tưởng của khách du lịch và tổ chức các cuộc họp mang tầm cỡ quốc tế nên đòi hỏi tăng các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ để đáp ứng nhu cầu…Tất cả các lý do trên đều là những nguyên nhân tất yếu dẫn đến phải CĐMĐSDĐ để đáp ứng nhu cầu nói trên.

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

    Bên cạnh đó việc áp dụng chính sách pháp luật đất đai không thống nhất, thiếu đồng bộ, không triệt để của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, những cơ quan chức năng thiếu kinh nghiệm, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm trong việc áp dụng, triển khai thực hiện chính sách đền bù GPMB và TĐC cộng với ý thức pháp luật của người dân chưa đầy đủ là nguyên nhân làm cho nhân dân thiếu sự tin tưởng vào chính sách pháp luật cũng như đai diện chính quyền các cấp và giảm hiệu lực của pháp luật trong xã hội. Mặc dù đã có những thay đổi đáng kể trong việc xây dựng giá đất để tính đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sao cho sát với giá thị trường, Bộ Tài chính đã ban hành phương pháp xác định hệ số K theo nhiều cách tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khi xác định giá đền bù, nhưng việc xác định hệ số K theo các phương pháp khác nhau, làm cho người thực hiện khó vận dụng.

    HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

    Nội dung chủ yếu của hệ thống chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện hành

    Nguyên tắc bồi thường tài sản: chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản; nhà ở, công trình tài sản gắn liền với đất được xây dựng hay tạo lập sau khi quy hoạch được công bố, không được Nhà nước cho phép, xây dựng sau ngày 1-7-2004 trái với mục đích sử dụng đất được xác định trong quy hoạch sau khi có quyết định thu hồi đất..thì không được bồi thường. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% quỹ đất nông nghiệp (không bao gồm đất nông nghiệp, vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân xen kẽ trong khu dân cư) mà đất đó có đủ một trong các điều kiện được bồi thường thì việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lượng lao động cụ thể được hỗ trợ do UBND thành phố Hà Nội quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

    KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI

    Kinh nghiệm của Hàn Quốc

    Đây là một đặc điểm rất quan trọng và được Nhà nước hỗ trợ tích cực về mọi mặt chính sách nhằm đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai cho những người bị mất nơi cư trú do xây dựng công trình công cộng của Nhà nước. Đối với các đối tượng kinh doanh chưa có tư cách pháp nhân; các đối tượng kinh doanh nông nghiệp, gia cầm thì có chính sách mang tính chất ân huệ: ngoài biện pháp di dời còn ưu tiên cung cấp cho họ các cửa hàng hoặc di dời đến khu vực được phép kinh doanh.

    Kinh nghiệm của Trung Quốc

    Sự phát triển các đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn cùng với công nghiệp hoá nông thôn sẽ là một giải pháp để thu hút lao động dư thừa, góp phần tối đa hoá việc phân bổ các nguồn lực ở các khu vực và thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố và vùng nông thôn. Các đô thị mới được thành lập ở các vùng nông thôn thúc đẩy nhu cầu về phát triển công nghiệp nông thôn và là nền tảng cho quá trình chuyển đổi bộ mặt xã hội của nông thôn.

    Kinh nghiệm của Thái Lan

    Những bài học kinh nghiệm của các quốc gia này cho thấy các văn bản của họ đều đầy đủ, kịp thời và được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với thực tế. Việc đền bù GPMB không chỉ thực hiện với các dự án sử dụng đất mới để xây dựng các công trình mà còn để cải tạo chỉnh trang chính bộ mặt của đô thị đó.

    Ở HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT Cể LIấN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH

      Phương án quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao, còn chồng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều chỉ tiêu đưa ra không sát với thực tế, mang tính áp đặt chủ quan, nên trong quá trình thực hiện tính khả thi không cao. Công tác phổ biến pháp luật đất đai và các văn bản dưới luật trong nhân dân chưa sâu rộng, việc chấp hành pháp luật, quy chế quản lý đất đai chưa nghiêm túc, tình trạng vi phạm trong cấp đất, lấn chiếm, tranh chấp đất đai, nhất là khu vực hành lang giao thông đường bộ… còn tiếp diễn, việc mua bán, chuyển nhượng trái phép còn xảy ra và tồn đọng trong một bộ phận dân cư.

      Biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005 Đơn vị tính: ha

      Đất chưa sử dụng có tốc độ chuyển đổi là 93,32%, điều đó chứng tỏ diện tích đất này ngày càng được khai thác triệt để và đưa vào sử dụng sang các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tuy nhiên, với tốc độ CĐMĐSDĐ/năm của kỳ kế hoạch trước ở huyện Đông Anh như trên thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu CĐMĐSDĐ trong quá trình đô thị hoá của huyện ngoại thành Hà Nội.

      Biểu 2.6: Bảng đánh giá tốc độ CĐMĐSDĐ/năm của kỳ kế hoạch trước
      Biểu 2.6: Bảng đánh giá tốc độ CĐMĐSDĐ/năm của kỳ kế hoạch trước

      Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

        Những năm tới cần ưu tiên, bố trí quỹ đất để phát triển cây lâu năm, cây ăn quả có chất lượng cao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng trên đất dốc. Hệ quả tất yếu là kéo theo sự chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai cả nội, ngoại thành, đặc biệt là đối với các vùng ngoại ô đô thị; là một huyện ngoại thành Hà Nội nên Đông Anh cũng không nằm ngoài quy luật đó.

        Kết quả thực hiện việc thu hồi đất từ năm 2000 đến năm 2005 Đơn vị: ha

        Đặc biệt trong quý đầu của năm 2008, huyện Đông Anh đã lập phương án xây dựng khu đô thị mới sông Cà Lồ - đây là khu đô thị cao cấp 6 sao phát triển dọc hai bên bờ sông Cà Lồ thuộc hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Hiện tại, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội đã thống nhất đề nghị UBND thành phố chấp thuận nguyên tắc cho phép tổ hợp 3 nhà đầu tư: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines), Công ty cổ phần Sao Việt Nam (VSG) và Công ty TGEC của Thuỵ Sỹ được phép lập quy hoạch, đồng thời nghiên cứu dự án khu đô thị sinh thái sông Cà Lồ; tiếp tục hoàn thiện ý tưởng về quy mô, vốn, các hạng mục đầu tư, thực trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đầu mối lớn, các nội dung quy hoạch, GPMB, TĐC… để báo cáo Thường vụ, Thường trực UBND quyết định.

        Tổng hợp dự án đầu tư từ năm 2000 - 2004

        Đối với dự án đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì (Đông Anh): Để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long, Thủ tướng Chính phủ đã ra nhiều Quyết định bắt đầu từ năm 1998, thu hồi làm nhiều đợt, với diện tích hơn 200ha (gồm đất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng..) liên quan đến nhiều xã, đơn vị, cá nhân. Đối với đất mương nội đồng hỗ trợ thiệt hại về đất như đất nông nghiệp, giá đất áp dụng theo giá bình quân gia quyền của hạng đất do Chi cục thuế Đông Anh xác nhận và được áp dụng các khoản hỗ trợ, đào tạo chuyển nghề, hỗ trợ đặc biệt (Quyết định số 6906/2000/QĐ-UB của UBND thành phố).

        Bảng giá đất ven trục đường giao thông chính thuộc huyện Đông Anh

        Những tồn tại trong GPMB cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước: các dự án đầu tư không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch phát triển đô thị bị ảnh hưởng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật không theo kịp sự phát triển…Tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người diễn ra nhiều gây mất ổn định xã hội như khiếu nại tố cáo của người dân xã Việt Hùng - huyện Đông Anh. TĐC là quá trình bồi thường cho các tài sản bị thiệt hại, di dân đến nơi ở mới cùng các biện pháp hỗ trợ việc tái tạo lại các tài sản bị mất hoặc hỗ trợ di chuyển trong trường hợp phải di chuyển và cuối cùng là toàn bộ các chương trình, biện pháp nhằm giúp những người bị ảnh hưởng khôi phục lại cuộc sống và nguồn thu nhập của họ và ổn định đời sống người dân.

        Tình hình tái định cư ở các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2007

        • THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH

          Phần lớn lại di cư ra các thành phố lớn tìm kiếm công ăn việc làm gây ra tình trạng tăng dân số cơ học, mất cân đối lao động giữa các khu vực, tăng và dư thừa lực lượng lao động phổ thông ở các đô thị, tạo áp lực mạnh mẽ cho các thành phố lớn về: an ninh trật tự xã hội, giao thông, nhà ở, môi trường bị ô nhiễm..Những yếu tố đó đã tác động tiêu cực đối với sự phát triển bền vững, nhất là ở những đô thị có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị phát triển. Qua các ví dụ điển hình đã phân tích cho thấy rằng, công tác GPMB ở hầu hết các dự án đều thực hiện rất chậm so với tiến độ đề ra gây ra những hậu quả nghiêm trọng: ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, khiếu nại tố cáo, chênh lệch lợi ích…Ngoài việc đền bù theo chính sách, chủ đầu tư còn hỗ trợ cho các địa phương nhiều khoản khác ngoài “danh mục” nhưng sau nhiều năm địa phương đó vẫn không bàn giao mặt bằng xong cho chủ đầu tư làm cho họ thiệt hại rất nhiều.

          THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

          DỰ BÁO NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH ĐẾN

            Trong năm cần chuyển 16,13 ha đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm; chuyển 3,00 ha sang đất nuôi trồng thủy sản; chuyển 1,60 ha sang đất nông nghiệp khác. + Thu hồi đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 101,78 ha chuyển sang các mục đích như nuôi trồng thủy sản, trang trại, đất ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

            CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN ĐÔNG ANH TRONG THỜI GIAN TỚI

              Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn; tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành nông nghiệp, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tích cực đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp. Mô hình sinh thái sẽ mang lại những nét mới cho Đông Anh : góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do quá trình ĐTH mang lại; thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi tham quan nghỉ dưỡng lý thú vào ngày nghỉ cuối tuần; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.

              KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

                Trong quá trình đó, phải giải quyết một loạt các quan hệ rất cơ bản, gắn liền với lợi ích của các bên: Nhà nước, dân cư vùng bị thu hồi đất, các chủ dự án…Do vậy phải có chính sách bộ phận, mỗi chớnh sỏch bộ phận cần phải xỏc định rừ mục tiờu nhưng phải trờn cơ sở mục tiêu chung của hệ thống, có nguyên tắc thực hiện, có hệ thống các công cụ và giải pháp thực hiện thích hợp. Ba là, các quy định giao nhiệm vụ cho các cơ sở dạy nghề tập trung ngoài nhiệm vụ đào tạo theo kế hoạch, phải có trách nhiệm: xây dựng các chương trình đào tạo, dạy nghề ngắn hạn cho từng ngành nghề; phải bố trí lực lượng làm nòng cốt hướng dẫn dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề xã, huyện hoặc tự đào tạo tại cơ sở.