MỤC LỤC
Hiện nay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hai hình thứ chủ yếu; một là, tự các nhân tìm tìm kiếm việc làm ngoài nước; hai là, thông qua các doanh nghiệp XKLĐ theo hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng nhận thầu, liên doanh liên kết, đầu tư ra nước ngoài. Như vậy sau hai năm làm việc, nếu người lao động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước. Bình quân sau mỗi hợp đồng thường là 2 năm một người lao động tiết kiệm được số ngoại tệ tương đương khoảng 100 triệu đồng mang về nước, Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng.
Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp Theo sự phân công lao động xã hội, các tổ chức hoạt động XKLĐ là chủ thể quan trọng nhất quyết định sự thực hiện thành công hay thất bại chiến lược xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay. Ngân sách Nhà nước thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao, thuế doanh thu của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu. Trong điều kiện nền sản xuất trong nước còn lạc hậu, nhiều doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn lúng túng trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư để tạo mới công ăn việc làm còn rất hạn chế thì việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên " nhàn cư vi bất thiện".
Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Bằng tài năng và trí tuệ của mình người lao động Việt Nam đã tạo ra những của cải vật chất có giá trị cùng người lao động nước sở tại tích cực lao động góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của nước nhập khẩu lao động, và thông qua XKLĐ người Việt Nam của ta cũng làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, góp phần làm công tác "ngoại giao nhân dân", tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
+ Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, gây trở ngại trong việc giải quyết việc làm và làm quá tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng như các dịch vụ xã hội khác. Còn theo đánh giá của Tổ chức BERI về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100, thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao. + Lao động tuy cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ, có khả năng sáng tạo, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp (40 điểm/100 như đã nói ở trên).
Như vậy: Nhìn chung nước ta là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển ở mức cao, lại phận bố không đều, phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn chất lượng lao động thấp, đặc biệt là chưa qua đào tạo nhiều. Như trên đã trình bày hơn 30% lực lượng lao động (khoảng 1 tỷ người) trên thế giới thiếu việc làm, trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân và theo ước tính của tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15 -24 không thể tìm được việc làm*. Việt Nam với mức tăng trưởng trên 7% cho thời kỳ 1991 -1998, về cơ bản đã giải quyết được việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm khoảng 1,1 triệu người, nhưng chưa đủ để giải tỏa số lao động thất nghiệp đã tồn đọng từ những năm trước và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp Nhà nước do cơ cấu lại bộ máy sản xuất.
Chỉ số giá cả trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 0,2% so với tháng 12 năm 1998 là dấu hiệu của tình trạng thiểu phát, làm đình đốn sản xuất, gây sức ép sa thải công nhân trong các doanh nghiệp. Theo con số của Tổng cục Thống kê về tình hình thất nghiệp thì năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp chiếm đến 7,4% lực lượng lao động, đưa con số thất nghiệp lên 2 triệu người trong tổng số 38,5 triệu lao động trong cả nước *.