MỤC LỤC
Năm 1963, Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) được thành lập, tập hợp hầu như toàn bộ các nước châu Phi, với mục tiêu hoạt động là tăng cường sự thống nhất và đoàn kết giữa các quốc gia của châu lục trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, xã hội…Từ tháng 7 năm 2000, Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) được đổi tên thành Liên minh châu Phi (AU). Để đối phó với nguy cơ tụt hậu, bị gạt ra bên lề trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và để giải quyết tình trạng nợ nần, nghèo đói, bất bình đẳng, tạo môi trường hòa bình, ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế, tháng 07/2001, các nhà lãnh đạo châu Phi đã đưa ra “Sáng kiến mới về châu Phi” với mục tiêu đưa châu Phi thoát khỏi khủng hoảng và đi vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới.
Thực trạng này khiến các nước châu Phi đang phải đối mặt với bài toán đa dạng hóa cơ cấu hàng xuất khẩu, giảm bớt tỷ lệ hàng nhiên liệu khoáng sản và tăng dần tỷ trọng của nhóm hàng chế tạo thông qua những chính sách như cải cách nông nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài để hiện đại hoá các ngành sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mặc dù vậy, Ai Cập vẫn giữ trợ cấp đối với một số mặt hàng cơ bản: đậu, gạo, dầu, chè, đường… Chính phủ Ai Cập, trong kế hoạch cải cách tổng thể của mình, đã thông qua dự luật mới để mở cửa thị trường, mang lại sự gắn kết mạnh mẽ, sự minh bạch về tài chính và chính sách tiền tệ, thu hút khu vực tư nhân, cho phép phát triển và mở rộng nền kinh tế thông qua các kênh thương mại tương ứng.
Do đây là mặt hàng có giá trị thấp nên thực tế lượng gạo nhập khẩu rất cao, khoảng từ 8 đến 10 triệu tấn nên đó là lí do vì sao gạo nhập khẩu nhiều nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với những loại hàng hóa có hàm lượng giá trị cao hơn như hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị…. Những nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Ni-giê-ria, Xê-nê-gan, Bờ Biển Ngà, Nam Phi, Ghana, Ma-đa-gatx-ca… Đây chủ yếu là những nước có dân số đông, lượng tiêu thụ gạo lớn mặc dù Ni-giê-ria hay Ma-đa-gat-xca và Ghana đều là những nước sản xuất gạo hàng đầu châu Phi như đã nói ở phần trên.
Ngoài ra, 19 nước châu Phi còn được hưởng điều khoản ưu đãi theo Đạo luật Tăng trưởng và phát triển châu Phi (AGOA) trong đó quy định các quốc gia được xếp là chậm phát triển có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may có xuất xứ từ bất kỳ một nước thứ ba để sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ và EU với thuế suất bằng không. Không còn lợi thế cạnh tranh từ hệ thống hạn ngạch cũng như từ những khoản đầu tư nước ngoài, các sản phẩm dệt may của các nước châu Phi đang ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng từ các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Đài Loan, Malaysia, Indonexia và Bắc Triều Tiên ngay trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Các nước nhập khẩu chủ yếu là những nước có nền sản xuất dệt may phát triển từ lâu và hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với vai trò là một ngành sản xuất mang lại nhiều công ăn việc làm cũng như ngành xuất khẩu mang lại ngoại tệ. Hiện chỉ có một số nước được hưởng mức ưu đãi thuế theo các Hiệp định mà Nam Phi ký kết song phương và đa phương như AGOA (19 nước châu Phi ký với Mỹ), Hiệp định thương mại tự do Nam Phi với EU, 13 thành viên của khối SADC và 4 nước còn lại trong khối SACU.
Theo đánh giá của WHO, hiện nay vẫn còn khoảng 24 loại bệnh phổ biến ở châu Phi, trong đó có những loại bệnh đặc trưng với khí hậu nhiệt đới như sốt rét, AIDS, sốt vàng da… Chỉ có 10% dân số của Ni-giê-ria được tiếp cận với những loại thuốc cần thiết và tỷ lệ này đối với Uganda là hơn 30% dân số. 72% người dân da đen Nam Phi sử dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị truyền thống để chữa trị những loại bệnh thường gặp như mệt mỏi, đau cơ, chán ăn, mất ngủ và đặc biệt là những bệnh liên quan đến HIV/AIDS như lao, sưng phổi và mụn rộp.
Từ thành công của sáng kiến Châu Mỹ La tinh (FLA), Chính phủ Ấn Độ quyết định đưa ra sáng kiến Châu Phi theo đó các nhà xuất khẩu và doanh nhân Ấn Độ sang khảo sát và xúc tiến thương mại tại Châu Phi sẽ được hỗ trợ tài chính thành lập các trung tâm giao thương tại các nước này và chỉ phải trả một mức phí danh nghĩa. Kể từ giữa những năm 90, các tổ chức như Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI), Liên đoàn các Tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) đã xác định được tiềm năng vô cùng to lớn của Châu Phi và đã đưa ra hàng loạt các chương trình hợp tác kinh tế và trao đổi đoàn doanh nghiệp, bao gồm: trao đổi thông tin, tổ chức Hội thảo doanh nghiệp, và tổ chức trưng bày hàng Ấn Độ khắp lục địa Châu Phi.
Thứ hai, nhờ các chính sách cải cách kinh tế, điều chỉnh cơ cấu, chuyển sang kinh tế thị trường, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, kinh tế các nước châu Phi tăng trưởng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện, môi trường kinh doanh đã từng bước được minh bạch hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Thứ hai, quy mô thị trường của từng nước châu Phi hầu như còn rất nhỏ, sức mua của người dân thấp, các chính sách kinh tế thương mại của nhiều nước thiếu minh bạch, không hiệu quả, gây ra nhiều tác động tiêu cực lên thị trường, đặc biệt là chính sách thay thế nhập khẩu, bảo hộ các ngành sản xuất kém hiệu quả trong nước bằng mức thuế nhập khẩu cao.
Nếu như giai đoạn đầu nhưng năm 1990, quan hệ thương mại với các nước Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước Bắc Phi thông qua các hợp đồng trả nợ được ký giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước này thì cùng với quá trình hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, các bạn hàng và các đối tác của Việt Nam ngày càng được mở rộng, đến năm 2001 Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 44 nước Châu Phi và đến năm 2007 con số này đã là 53 nước. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục khai thác các thị trường mà ta đang có lợi thế xuất khẩu (xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này cao so với các nước châu khác nhưng giá trị vẫn còn khiêm tốn) bên cạnh đó Việt Nam cũng cần tăng cường tìm hiểu, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mà hiện kim ngạch hai bên còn thấp nhưng tiềm năng lớn như: Xu-đăng, Xê-nê-gan, Mô- dăm-bích, Libi, Ma-đa-gát-xca….
Mặc dù ta đã có quan hệ buôn bán với tất cả 53 nước ở Châu Phi nhưng hầu hết với các nước kim ngạch còn rất nhỏ bé (do bản thân thị trường có qui mô nhỏ và các doanh nghiệp Việt Nam chưa chịu khó tiếp cận cũng như chưa tìm ra phương cách tiếp cận hợp lý) nên tổng kim ngạch chung còn khiếm tốn. Thứ tư, hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường này thường được đánh giá là không cao do phần lớn hàng hoá trao đổi có giá trị thấp trong khi chi phí vận tải rất cao (do không thuận lợi về vận tải), lợi nhuận thu về thấp (do phải chia sẻ với nước trung gian) và khả năng đáp ứng nhu cầu chậm (do thông tin thiếu chính xác, không cập nhật).
Trong thời gian tới, Xê-nê-gan tiếp tục là một trong những nước nhập khẩu quan trọng của Việt Nam ở châu Phi với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gạo, chè, hạt tiêu, máy nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may… Đồng thời, đõy là cửa ngừ để hàng của Việt Nam xuất sang cỏc nước châu Phi khác. Những năm gần đây, ta đã xuất khẩu sang Châu Phi các sản phẩm điện- điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp… Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này còn thấp nhưng trong các năm tới, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng này có thể đạt từ 20-30%.
Thứ ba, do phần lớn các nước thuộc châu Phi là các nước nghèo, khả năng thanh toán có hạn và đồng nội tệ của họ cũng chưa có khả năng chuyển đổi, nên để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường châu Phi, hầu hết các nước phát triển đều tiếp cận theo hướng tăng viện trợ không hoàn lại hoặc cấp tín dụng ưu đãi ODA, sau đó đặt điều kiện buôc các nước châu Phi phải mua lại hàng hoá của các doanh nghiệp thuộc các nước viện trợ. Thứ sáu, tiếp tục đổi mới và hoàn thành chính sách khuyến khích đầu tư sang các nước châu Phi theo hướng: - Đảm bảo đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, trong đó có châu Phi; - Cải cách quản lý hành chính về đầu tư ra nước ngoài để Đơn giản hoá các trình tự thẩm định; - Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong quyết đinh đầu tư, sớm đưa ra danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư.