MỤC LỤC
Xét theo đối tượng của hành vi mua bán, trao đổi thì thị trường được phân thành thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ. Bởi hàng hoá mang tính chất hữu hình nên rất dễ hình dung đối với thị trường hàng hoá: thị trường của một loại hàng hoá nào đó là nơi diễn ra các quan hệ mua bán, trao đổi loại hàng hoá đó, hay nói cách khác, tổng hoà các mối quan hệ mua bán tạo thành thị trườngđối với loại hàng hóa đó (như thị trường gạo, thị trường vải, thị trường xe máy…). Hoạt động dịch vụ cũng vậy, mối quan hệ thực hiện dịch vụ – trả công cũng có thể coi như mối quan hệ mua – bán.
Thị trường dịch vụ là nơi diễn ra các quan hệ cung ứng dịch vụ – thanh toán, hay tổng hoà các mối quan hệ cung ứng dịch vụ – thanh toán đối với một lĩnh vực dịch vụ nhất định hợp thành thị trường đối với lĩnh vực dịch vụ đó. Như vậy, “thị trường dịch vụ pháp lý” là sự tổng hoà các mối quan hệ cung ứng dịch vụ – thanh toán trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. - Nếu dựa vào chủ thể cung ứng dịch vụ pháp lý ta có thể phân thành thị trường dịch vụ pháp lý được cung ứng bởi nhà cung ứng dịch vụ pháp lý trong nước và thị trường được cung ứng bởi nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài.
- Nếu dựa vào đối tượng được cung ứng là dịch vụ pháp lý thì ta có thể phân thành thị trường dịch vụ tố tụng pháp luật, thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật…. - Nếu dựa vào các lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần cung ứng dịch vụ pháp lý thì có thể phân thành thị trường dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, xuất nhập khẩu….
Như ta đã biết, pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền được hợp pháp hóa thông qua việc ban hành hoặc thừa nhận, mà việc cung ứng dịch vụ pháp lý trong mọi trường hợp đều có liên hệ trực tiếp với việc giải thích pháp luật, phân tích pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật. Vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định rất nghiêm ngặt về điều kiện kinh doanh dịch vụ pháp lý như phải có chứng chỉ hành nghề, thoả mãn các điều kiện hành nghề, bị giới hạn phạm vi hành nghề, hình thức hành nghề, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật…. Thế nhưng, muốn tư vấn pháp luật về các lĩnh vực chuyên môn thì lại cần phải có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực đó, như muốn tư vấn về bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư, xuất nhập khẩu… thì đương nhiên nhà cung ứng dịch vụ pháp lý phải hiểu biết các kiến thức chuyên ngành của bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư, xuất nhập khẩu… Thậm chí, ở nhiều nước phát triển, muốn thi vào trường luật, bắt buộc anh phải có một bằng đại học trước đó.
Xét từ góc độ cá nhân, tổ chức, nếu nhận được sự tư vấn pháp lý tốt, bạn có thể tránh được các nguy cơ rủi ro, làm ăn thua lỗ, tránh được việc vi phạm pháp luật…; xét từ góc độ quản lý Nhà nước, chắc chắn Nhà nước cũng rất mong dịch vụ pháp lý phát triển mạnh vì khi đó, chức năng quản lý xã hội của Nhà nước sẽ được thực hiện tốt hơn và dễ dàng hơn rất nhiều. Phân tích hai đặc điểm trên của dịch vụ pháp lý ta có thể rút ra một đặc điểm của thị trường dịch vụ pháp lý đó là tính bị chi phối nghiêm ngặt hay nói cách khác là chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Người cung ứng dịch vụ pháp lý, cụ thể là luật sư phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề quy định tại Điều 5, phải thoả mãn các tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10, các điều kiện hành nghề luật sư quy định tại Điều 11 (phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư); ngoài ra, Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, Điều 21 quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư, Điều 22 giới hạn về phạm vi hành nghề của luật sư, Điều 23 giới hạn về hình thức hành nghề của luật sư và các điều khoản khác tương tự quy định về tổ chức hành nghề luật sư chính là những điều khoản mang tính chất giới hạn phạm vi thị trường dịch vụ pháp lý trong khuôn khổ sự quản lý của Nhà nước.
Riêng đối với thị trường dịch vụ pháp lý được cung ứng bởi các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài, đặc điểm này thể hiện ở việc hạn chế mở cửa thị trường, tức là quy định những điều kiện khắt khe hơn về điều kiện hành nghề, thủ tục hành nghề, giới hạn hẹp hơn về phạm vi hành nghề, hình thức hành nghề. Pháp luật Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định đối với các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài như không được tư vấn pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp luật sư nước ngoài có bằng cử nhân luật của Việt Nam hoặc có thuê luật sư Việt Nam), không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam (trừ trường hợp có thuê luật sư Việt Nam)….
Cụ thể, ngày 26/11/1867, người Pháp ban hành Nghị định về việc biện hộ cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp tại Toà án Pháp có hiệu lực ở Nam Kỳ. Sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, năm 1884, Toàn quyền Pháp ký sắc lệnh thành lập Luật sư Đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội gồm các luật sư người Pháp và người Việt đã nhập quốc tịch Pháp. Tiếp đó, với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt không có quốc tịch Pháp được làm luật sư.
Sắc lệnh này đã mở rộng cho các luật sư không chỉ biện hộ trước Toà án Pháp mà cả trước Toà Nam án, được bào chữa cho cả người không có quốc tịch Pháp. - Điều kiện làm luật sư là: công dân Việt Nam bất kể nam hay nữ, có bằng cử nhân luật, có hạnh kiểm tốt, đã tập sự 3 năm ở một văn phòng luật sư. Qua đó có thể thấy, dù còn bộn bề trăm việc, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vẫn rất quan tâm đến quyền được bào chữa của công dân cũng như hoạt động của các luật sư.
Trong giai đoạn kháng chiến toàn quốc, để khắc phục tình trạng thiếu luật sư trên toàn quốc, Nhà nước cũng đã ban hành Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định chế định bào chữa viên cho các bị cáo tại Toà án, sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mở rộng cho những người không phải là luật sư cũng được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án dân sự. Tuy nhiên, cho đến tận năm 1986, ở Việt Nam vẫn chưa có một văn bản Luật hoặc Pháp lệnh tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các luật sư.
“Việc xét xử tại các Toà án nhân dân đều công khai, trừ những trường hợp đặc biệt do Luật định. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý.”. Tuy nhiên, do Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 không điều chỉnh hoạt động của các tổ chức luật sư nước ngoài nên ngày 8/7/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/CP ban hành Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam và Bộ Tư pháp cũng có ra Thông tư số 791/TT- LSTVPL ngày 8/9/1995 hướng dẫn thi hành Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
- Thứ nhất, chế định pháp luật về luật sư được Nhà nước Việt Nam quan tâm từ rất sớm và đã được ghi nhận ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên cũng như trong các bản Hiến pháp tiếp sau đó. - Thứ hai, văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư ra đời khá sớm, có tiếp thi kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Tuy vậy, có sự tồn tại một thời gian dài hai quy chế pháp lý dành cho luật sư, tổ chức luật sư trong nước và tổ chức luật sư nước ngoài.
Thứ ba, Luật luật sư 2006 ra đời đã tạo một hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động của các luật sư, tổ chức luật sư trong nước cũng như luật sư, tổ chức luật sư nước ngoài, góp phần thúc đẩy thị trường dịch vụ pháp lý của.