Thực trạng quản lý, sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại Quảng Bình giai đoạn 2002-2006

MỤC LỤC

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA 1. Chương trình mục tiêu quốc gia

Cơ chế tài chính các chương trình mục tiêu quốc gia

Cơ chế tài chính các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo Luật NSNN, các quy định khác có liên quan của nhà nước về chi NSNN và các văn bản liên quan đến danh mục, quản lý, điều hành chương trình mục tiêu quốc gia [4], [31], [33]. - Hàng năm Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan Trung ương và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ tiêu tổng kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó, gồm có kinh phí xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp. - Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao các Bộ, cơ quan Trung ương và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các chỉ tiêu hướng dẫn về các mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm của từng chương trình. - Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính giao dự toán chi tiết và cấp trực tiếp kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách Trung ương hàng năm cho các Bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia do Trung ương quản lý. Bộ Tài chính cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo kế hoạch phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí. - Hàng năm cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập kế hoạch mục tiêu và nhu cầu kinh phí để thực hiện chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Trên cơ sở tổng mức kinh phí dự kiến bố trí cho các chương trình được cấp có thẩm quyền thông báo, cơ quan quản lý chương trình dự kiến phân bổ cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; cơ quan quản lý chương trình không giao kế hoạch và không thông báo kinh phí của chương trình cho các cơ quan ngành dọc ở tỉnh, thành phố. Cơ quan quản lý chương trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các định mức chi tiêu thống nhất cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chủ động thực hiện; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình. Đề xuất nhiệm vụ, mục tiêu và nhu cầu kinh phí:. Thông báo dự kiến tổng mức kinh phí:. - Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; chủ động lồng ghép các chương trình, bố trí mức kinh phí và kế hoạch phân bổ kinh phí cho từng chương trình cụ thể; huy động thêm các nguồn vốn khác theo quy định để bổ sung cho việc thực hiện các chương trình; hàng quý, năm báo cáo việc thực hiện các chương trình cho cơ quan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan quản lý chương. trình Chính phủ. Dự kiến phân bổ kinh phí: ; Hướng dẫn chuyên môn:. Giao chỉ tiêu mục tiêu, nhiệm vụ, tổng kinh phí:. Giao dự toán chi tiết: ; Hướng dẫn định mức chi tiêu:. Giao các chỉ tiêu hướng dẫn về các mục tiêu, nhiệm vụ:. Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn thực hiện, gồm 5 phần:. - Công tác kế hoạch hóa các chương trình mục tiêu quốc gia;. - Cơ chế tài chính các chương trình mục tiêu quốc gia;. - Phân công, phân cấp quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia;. - Điều khoản thi hành. Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan quản lý chương. trình Chính phủ. Các Bộ, cơ quan TW. UBND các tỉnh, TP. Mục tiêu, nội dung, phạm vi và trách nhiệm thực hiện. a) Mục tiêu của Chương trình. - Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước phát triển trong khu vực, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương. - Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. - Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt, chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở. - Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa. - Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010, trong đó, đạt 30% vào năm 2005; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực về bậc đào tạo, ngành nghề và lãnh thổ phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường. b) Nội dung của Chương trình. Chương trình gồm 7 dự án thành phần như sau:. - Dự án Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. - Dự án Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa. - Dự án Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Dự án Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm. - Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn. - Dự án Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trong điểm. - Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề. c) Phạm vi triển khai thực hiện Chương trình. Chương trình được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc, gồm:. * Trung ương: triển khai thực hiện ở 50 Bộ, ban ngành và đơn vị xuống đến các trường và các đơn vị trực thuộc trong cả nước. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm Văn phòng Bộ, 48 trường và đơn vị trực thuộc trong cả nước; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm Tổng cục dạy nghề, 7 trường và đơn vị trực thuộc; 48 Bộ, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trung ương cùng tham gia thực hiện. * Địa phương: triển khai thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuống đến tận cấp huyện, xã. d) Trách nhiệm thực hiện Chương trình. Đối với kinh phí của Chương trình dành cho XDCB, chấp hành theo trình tự, thủ tục đầu tư XDCB; việc cấp phát vốn, nghiệm thu, thanh quyết toán; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu và các văn bản khác có liên quan.

Hình 1.4: Sơ đồ kế hoạch hóa nguồn lực
Hình 1.4: Sơ đồ kế hoạch hóa nguồn lực

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Quan niệm về hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

Phân bổ ngân sách theo khoản mục đầu vào đã tạo nên điểm yếu cơ bản là không khuyến khích các đơn vị tiết kiệm ngân sách, vì nó không đặt ra yêu cầu ràng buộc chặt chẽ giữa số kinh phí được phân bổ với kết quả đạt được ở đầu ra do sử dụng ngân sách đó. - Dưới góc độ phát triển kinh tế - xã hội: đánh giá tác động của chương trình thông đối với xã hội thông qua đánh giá mức độ cải thiện giáo dục, thành phần quan trọng trong các chỉ số về phát triển con người (HDI, HPI, GDI) và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

- Dưới góc độ lĩnh vực: xem xét hiệu quả qua việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, qua đó, nâng cao mọi mặt chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo và được thể hiện qua các tiêu chí liên quan đến học sinh. Trong khi chỉ số HDI đo thành tựu trung bình, chỉ số GDI lại điều chỉnh các thành tựu trung bình đó để phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ theo các thước đo tương tự như 3 chỉ tiêu thành phần của HDI.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    Minh bạch tài chính sẽ giúp cho công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và của người dân được thuận lợi, qua đó, phát hiện kịp thời những sai phạm, bất hợp lý, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của chương trình không bị chệch hướng và tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Vì vậy, quá trình thực hiện chương trình thực chất là cải thiện các điều kiện, việc phát huy hiệu quả còn phụ thuộc vào việc quản lý, sử dụng các nguồn lực này một cách hợp lý và thực hiện chương trình phải gắn với việc nâng cao khả năng đó và có các cơ chế để đảm bảo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất.

    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

      ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ. mạnh mẽ của sự nhiễu dải hội tụ nhiệt đới. Khớ hậu chia thành hai mựa rừ rệt: mựa khô và mùa mưa. Thời gian có lượng mưa lớn là tháng 10, chiếm gầm 30% tổng lượng mưa của cả năm. Mưa và bão trùng hợp là hiện tượng phổ biến xảy ra, gây nên lũ lụt, làm thiệt hại nhiều mặt nhưng cũng có thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Ảnh 1: Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình nằm ở vị trí trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A nối liền với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua trung tâm Thành phố Đồng Hới. Sân bay Đồng Hới được khôi phục, xây dựng lại và hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 6/2008. Với những đặc diểm điều kiện tự nhiên như vậy, Quảng Bình là nơi giao thoa những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa hai miền Nam Bắc. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá đa dạng phong phú, đặc sắc cùng với truyền thống cách mạng vẻ vang. Tài nguyên thiên nhiên. Trong diện tích đất tự nhiên có gần 170.000 ha đất vùng gò đồi, phù hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Vùng cát ven biển có điều kiện để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và nuôi trồng thuỷ hải sản. Đây là địa bàn để phát triển, mở mang sản xuất nông – lâm nghiệp và phân bổ các cơ sở công nghiệp mới. Ngoài ra, có khoảng 2.000 ha mặt nước lợ, nước ngọt chưa được khai thác, sử dụng. Có khoảng 250 loại lầm sản, nhiều loại gỗ quý hiếm như mun, lim, gụ, lát, trầm… Lâm sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song, mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Đã phát hiện thêm cây bách xanh với số lượng khá lớn, có trong sách đỏ của thế giới. Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ… Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng. Có 5 dòng sông chính tạo nguồn cung cấp phù sa, sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 hòn đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có những bãi tắm đẹp là một thế mạnh để kết hợp phát triển kinh tế. Biển Quảng Bình có hầu hết các loại hải sản có mặt ở Việt Nam, có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: Tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang…. d) Tài nguyên khoáng sản. Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, được phân bố nằm rải rác ở các huyện. Tài nguyên khoáng sản có 02 nhóm:. - Nhóm khoáng sản kim loại: có nhiều loại như sắt, chì, kẽm, vàng… nhưng trữ lượng thấp và phân tán. - Nhóm khoáng sản phi kim loại: than bùn, đá vôi, cao lanh, cát thạch anh có trữ lượng lớn, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng, gạch ngói. đ) Tài nguyên sông ngòi. Tất cả các con sông ở Quảng Bình đều có chung đặc điểm là ngắn và dốc (sông dài nhất là sông Gianh với chiều dài 138 km, sông ngắn nhất là sông Lý Hoà có chiều dài 22 km), diện tích lưu vực các sông. Hệ thống sông ngòi ở Quảng Bình có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là:. - Sông ngòi cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Với tổng diện tích lưu vực 7.977 km2, sông ngòi là nơi tạo ra nguồn sinh thuỷ lớn và cung cấp nước cho mọi nhu cầu của đời sống xã hội. - Sông ngòi phục vụ giao thông vận tải. - Sông ngòi tạo nguồn trữ năng cho các công trình thuỷ điện. e) Tài nguyên du lịch.

      Bảng 2.1 Tình hình dân số Quảng Bình từ 2002 – 2006
      Bảng 2.1 Tình hình dân số Quảng Bình từ 2002 – 2006

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được tăng cường một bước đáng kể nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ còn chậm, trình độ khoa học công nghệ còn thấp; khai thác và phát huy tiềm năng nội lực trên địa bàn còn hạn chế, thu hút đầu tư từ bên ngoài còn rất ít, vốn đầu tư thiếu. Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch, giáo dục - đào tạo… để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo ở Quảng Bình.

        THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH

        - Cấp độ thứ nhất là khảo sát các nguồn tài liệu thứ cấp: khi nghiên cứu các chỉ tiêu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình hoạt động… tôi đã dựa vào các tài liệu đã được công bố như các văn bản, chính sách, các tài liệu, báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê. Phương pháp tiến hành điều tra là tiếp cận trực tiếp các thành phần nêu trên, sau khi mẫu điều tra đã được xác định với các đơn vị đã lựa chọn, tiến hành nhập số liệu, tổng hợp, kiểm định, đưa ra kết quả nhận xét các thông tin theo phiếu điều tra đã xây dựng sẵn (phần mềm SPSS).

        MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2002-2006

        TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2002-2006

          Tại Quảng Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội về dự án 7) dự kiến phân bổ toàn bộ kinh phí cho từng dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành quyết định (lần 1); trong đó, giao dự toán chi tiết phần XDCB của các dự án và toàn bộ dự án 7 (dự án này bao gồm cả kinh phí XDCB và kinh phí sự nghiệp) cho từng chủ đầu tư, các đơn vị thực hiện (UBND các xã, các trường và cơ sở đào tạo trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội..). Mặt khác, do tập trung cho phát triển kinh tế, trong giai đoạn 2002-2006, chi cho các dự án hạ tầng thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo từ 5,6 đến 18,1 tỷ đồng/năm, chỉ chiếm từ 5-10% nguồn XDCB tập trung (Báo cáo cấp phát của KBNN tỉnh), vì vậy, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học phụ thuộc rất lớn vào chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT và chương trình khác như:. Tuy nhiên, do nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương, ngân sách địa phương chỉ đóng góp với tổng số vốn là 8.504 tỷ đồng, chiếm 6,74% tổng vốn của chương trình trong giai đoạn 2002-2006, các nguồn đóng góp khác hầu như không đáng kể, đồng thời, do phải thực hiện tất cả các dự án theo kế hoạch với nguồn vốn hạn hẹp nên tác động của chương trình bị hạn chế nhất định. Các dự án của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo được thực hiện đều hướng đến: 1) tăng cường cơ sở vật chất (phòng học, thiết bị), 2) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, 3) đổi mới nội dung, chương trình dạy và học.

          Hình 3.1: Sơ đồ phân bổ vốn tại Quảng Bình
          Hình 3.1: Sơ đồ phân bổ vốn tại Quảng Bình

          HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI QUẢNG BÌNH

          Trong giai đoạn 2002-2006, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đầu tư mua sắm toàn bộ máy móc, thiết bị với tổng số 3.340 bộ và đã đáp ứng cho yêu cầu dạy và học ngày càng cao (chi tiết phần này có thể tham khảo tại phụ lục 1 của luận văn). Ảnh 2: Học sinh Trường THCS Xuân Trạch, Bố Trạch. trong giờ học toán ngoài trời với thiết bị được cung cấp từ chương trình. b) Vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo góp phần quan trọng và chủ yếu trong việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình). Như vậy, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trở lên ở cấp trung học cơ sở của Quảng Bình thấp hơn và tỷ lệ ở 2 cấp còn lại tốt hơn của cả nước. Những thay đổi tích cực về chất lượng đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng, ảnh hưởng quyết định đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh Quảng Bình. c) Dựa trên tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, các chỉ số về điều kiện để phát triển giáo dục được cải thiện Thông qua việc tăng số phòng học, giáo viên, ngành giáo dục - đạo tạo Quảng Bình có điều kiện để điều chỉnh tỷ lệ giữa học sinh, giáo viên, lớp, phòng học một cách hợp lý hơn, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

          Bảng 3.5 Số phòng học giai đoạn 2002-2006
          Bảng 3.5 Số phòng học giai đoạn 2002-2006

          Giáo dục mầm non

          Bên cạnh đó, cùng với một số nguồn vốn khác, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đã hỗ trợ để xóa xã trắng về giáo dục mầm non và tiểu học, tạo nên mạng lưới trường, lớp đến tất cả các xã, phường, thị trấn (số liệu tại Bảng 3.8). Theo số liệu tại bảng 3.8, các trường mầm non và phổ thông giảm chút ít dù số lượng giáo viên và số phòng học tăng rất lớn là do sắp xếp lại mạng lưới và số học sinh tiểu học giảm, riêng trường phổ thông trung học tăng đã đáp ứng, phục vụ kịp thời số học sinh trong độ tuổi tăng nhanh.

          Hiệu quả đào tạo

          (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình). Ngoài nguồn tài chính phục vụ hoạt động thường xuyên của hệ thống, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết để đáp ứng tốt hơn cho những thay đổi của xã hội và hệ thống giáo dục - đào tạo tại Quảng Bình. đ) Vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo. Như đã phân tích ở trên, các điều kiện về số lượng, chất lượng của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thay đổi một cách tích cực đã làm cho chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo giai đoạn 2002-2006 thay đổi mạnh mẽ.

          Trường đạt chuẩn quốc gia

          • PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC

            (Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 1999-2004 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc). Điều đáng chú ý là tuổi thọ bình quân và GDP bình quân đầu người của Quảng Bình thấp hơn hẳn so với cả nước và khu vực; trong đó, GDP bình. quân đầu người chỉ đạt 51,8% so với cả nước; ngược lại, tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục cao hơn hẳn khu vực và trung bình cả nước. Vì vậy, có thể khẳng định lĩnh vực giáo dục của Quảng Bình đạt được nhiều tiến bộ nhất so với các lĩnh vực khác trên địa bàn cũng như so với giáo dục của cả nước. b) Phát triển giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho phát triển kinh tế. Như đã trình bày, giáo dục phổ thông tăng trưởng tốt về số lượng, tỷ lệ và chất lượng làm tăng đầu vào cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Bên cạnh việc nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm thành Trường Đại học Quảng Bình đào tạo đa ngành, 3 trường TCCN được mở rộng quy mô đào tạo; đồng thời, toàn tỉnh hiện có 15 cơ sở dạy nghề, 2 trường trung cấp nghề và 2 trường TCCN tham gia dạy nghề và một số trung tâm đào tạo nghề khác đã đáp ứng được quy mô đào tạo tăng từ 4.242 năm 2002 lên 12.065 học sinh, sinh viên năm 2006. Cùng với vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo và một số chương trình khác, ngân sách địa phương cũng đã giành tỷ lệ nhất định để đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị dạy và học, tăng số lượng và đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, vì vậy, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nghề có sự chuyển dịch mạnh mẽ, theo hướng giảm dần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng lao động cho sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Thực hiện chính sách thu hút đầu tư một cách có hiệu quả, nhiều dự án lớn trên địa bàn đã xuất hiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách cho địa phương. Nhờ nâng cao tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo, đã cung cấp kịp thời nguồn nhân lực cho sự phát triển nhanh chóng này. Một số dự án lớn như Nhà máy Xi măng sông Gianh, Khu du lịch Sun spa Resort.. tự liên hệ với các cơ sở đào tạo trong nước để đào tạo lao động cho đơn vị; do làm tốt công tác giáo dục phổ thông nên số lượng và tỷ lệ người lao động tại địa phương đáp ứng được yêu cầu tuyển đầu vào khá cao. c) Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, giữa các dân tộc và góp phần bình đẳng giới. Đo đặc điểm địa lý và dân cư, vùng phía Tây Quảng Bình là dãy Trường Sơn rộng lớn, địa bàn hiểm trở với nhiều dân tộc ít người sống rải rác; ven biển có nhiều xã bãi ngang, cồn bãi nên phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, nguy cơ tụt hậu của người dân vùng khó khăn càng lớn nếu không được tiếp cận với những thông tin và nguồn lực. Ảnh 4: Lớp học xóa mù chữ tại xã Dân Hóa, Minh Hóa do chương trình tài trợ kếp hợp với bộ đội biên phòng thực hiện). (căn cứ theo tỷ lệ bổ sung cân đối ngân sách), ngân sách địa phương có trách nhiệm đóng góp 40% còn lại. Do sự đóng góp của địa phương quá thấp so với kế hoạch, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn giảm đi rừ rệt. Do thiếu kinh phí, ngành giáo dục - đào tạo Quảng Bình đã phải cắt giảm một số chi tiết trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu; đồng thời, sự cắt giảm này còn thiếu hợp lý khi áp dụng đối với tủ, giá ..để bảo quản toàn bộ thiết bị. Dự án đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ và dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. Kế hoạch đẩy mạnh dạy ngoại ngữ không thể triển khai; đưa tin học vào nhà trường gặp khó khăn về đào tạo giáo viên và quy mô mua sắm máy móc, đồng bộ với xây dựng phòng chức năng; dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề cũng gặp những vấn đề tương tự. Chính vì vậy, mục tiêu một số dự án đã không được thực hiện hoặc không đạt kế hoạch đề ra. Các phương tiện, thiết bị được cung cấp, đầu tư xây dựng và cán bộ được đào tạo, tập huấn không đồng bộ nên mức độ khai thác chưa cao, vì thế, hiệu quả của các khoản đầu tư này cũng bị hạn chế rất lớn, chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo tại các lĩnh vực này không đạt được như kỳ vọng. c) Chấp hành các quy định của pháp luật.

            Bảng 3.13: Thông tin chung về đối tượng điều tra Giới tính
            Bảng 3.13: Thông tin chung về đối tượng điều tra Giới tính

            GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC

            QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

            Tính kỷ luật là sự chấp hành các kế hoạch và dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các hoạt động phải nằm trong giới hạn và mọi thay đổi phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, đi đôi với tính kỷ luật là tính tiết kiệm, hàm ý rằng ngân sách chỉ nên tập trung những nguồn lực vừa đủ ở mức cần thiết để thực hiện tốt những chính sách của nhà nước. Thứ bảy, thông qua sử dụng vốn Chương trình, thực hiện công bằng xã hội bằng việc ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng giữa các vùng và bất bình đẳng giới, nâng cao cơ hội học tập của trẻ em gia đình nghèo, vì hiện nay, nhóm gia đình khá giả nhất (nhóm 5) chi tiêu cho giáo dục gấp 3 lần nhóm nghèo nhất (nhóm 1) và ngược lại, hộ gia đình càng nghèo thì tỷ lệ chi cho giáo dục trên tổng chi cho đời sống càng cao [13].

            CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

              Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phân bổ toàn bộ vốn, chi tiết đến từng đơn vị thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thay cho việc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phân bổ lần 1, Sở Tài chính chủ trì phân bổ lần 2 (vốn sự nghiệp); như vậy, tránh được lãng phí về thời gian, nhân lực và sự “manh mún” trong phân bổ ngân sách, thông tin về phân bổ ngân sách đảm bảo tổng thể và chi tiết, phục vụ tốt hơn cho việc chỉ đạo điều hành một cách thống nhất, linh hoạt, đặc biệt là khi cần có những điều chỉnh cần thiết. Nâng cao vai trò của Sở Giáo dục và Đào tạo, thông qua chức danh Thường trực Ban chỉ đạo, đối với việc quản lý, chỉ đạo điều hành các đơn vị thực hiện trực thuộc các huyện, thành phố và các sở, ngành khác để đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình theo đúng kế hoạch đã đề ra; thực hiện điều này, kết hợp với kế hoạch thực hiện và ngân sách toàn giai đoạn, chi tiết cho từng năm đã được phê duyệt (nêu tại điểm 4.3.1) vừa đảm bảo cho các địa phương, đơn vị chủ động, vừa cắt giảm vai trò của các khâu trung gian từng năm cụ thể.

              PHẦN PHỤ LỤC

              • CHẤT LƯỢNG 1. Phổ cập giáo dục
                • CÁC ĐIỀU KIỆN 1. Trình độ đào tạo giáo viên

                  CHỈ TIÊU Đơn vị. tính Tổng cộng Trong đó. Sách GK Sách GV. Phụ lục 2 PHIẾU ĐIỀU TRA. Đầu tiên cho phép tôi được gởi lời chào trân trọng đến thầy/cô Hiệu trưởng!. Tôi tên là: Hoàng Xuân Tân – Chuyên viên Tài chính Ngân sách tại Văn phòng UBND tỉnh, bản thân tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn cao học: "Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại Quảng Bình". Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo gồm 7 dự án: 1) Phổ cập giáo dục - chống mù chữ, 2) Thay sách, 3) Đưa Tin học và nhà trường, 4) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, 5) Hỗ trợ giáo dục miền núi, 6) Tăng cường cơ sở vật chất, 7) Đào tạo nghề; chủ yếu do Sở Giáo dục Đào tạo, Phòng Giáo dục và UBND các xã thực hiện nhưng đều hướng đến nâng cao chất lượng mọi mặt tại các trường. Câu hỏi 3: Xin thầy/cô vui lòng cho biết đánh giá của mình về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT bằng cách khoanh tròn vào những con số mà thầy/cô cho là phù hợp nhất.