MỤC LỤC
Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư, sản xuất kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển, bảo quản, sơ chế phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu. Một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh là nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ thị trường, dự đoán được xu hướng biến động của hàng hoá, hạn chế được rủi ro của thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác ổn định nguồn hàng trong khoảng thời gian hợp lý, làm cơ sở chắc chắn cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Theo hợp đồng này, doanh nghiệp ngoại thương giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các đơn vị sản xuất, và thỏa thuận với đơn vị sản xuất , gia công chế biến thành phẩm theo những yêu cầu về kỹ thuật, mẫu mã, kích cỡ, chất lượng được quy định trước. Nội dung của nó là những quy trình về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, quy định một tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nước để sản xuất một loại hàng hóa nào đó. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước.
Ở bất kỳ một doanh nghiệp nào hiệu quả kinh tế cũng đều phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, phương hướng kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp. - Lực lượng lao động có kỹ thuật, chấp hành đúng mọi quy định về thời gian, về quy trình hoạt động, quy trình bảo dỡng thiết bị máy móc dẫn đến kết quả không phải chỉ tăng hiệu quả mà còn tăng độ bền, giảm chi phí sửa chữa góp phần làm giảm chi phí kinh doanh. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người và có được đội ngũ lao động có trình độ, tinh thần, ý thức trách nhiệm cao thì doanh nghiệp phải chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động.
Để tính chính xác hiệu quả xuất khẩu của từng doanh nghiệp hoặc của từng mặt hàng thì điều quan trọng là phải tính đầy đủ, chính xác các chi phí bỏ ra cho việc xuất khẩu đó. Px: Thu nhập về bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố mua của Ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ mọi chi phí bằng ngoại tệ). Nó phản ánh những kết quả bằng tiền thực tế thu được và những chi phí thực tế bỏ ra; giá tính doanh lợi được tính toán trên cơ sở giá hiện hành (giá tính toán của kế toán doanh nghiệp).
Nhiều mặt hàng xuất đã mở rộng được qui mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạo..; nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa. Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Trong đó, những hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến chậm: đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế, phần nhiều doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao.
- Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp thực phẩm, nông sản, thuỷ sản và lâm sản chế biến thuộc phạm vi kinh doanh của công ty, đồng thời XK các hàng hoá khác khi có hợp đồng đối ngoại và được phép của nhà nước. - Từng bước tự tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm cầu nối cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh với thị trường nước ngoài để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết thực phục vụ cho việc thực hiện các kế hoạch, kinh tế xã hội hàng năm và dài hạn của tỉnh. - Chi nhỏnh Hà Nội, chi nhỏnh Hải Phũng: theo dừi thụng tin về xuất nhập khẩu cho công ty, tìm nguồn hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, làm các thủ tục về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty, làm công tác xúc tiến thương mại, nắm bắt thông tin giao dịch trong và ngoài nước.
Chính vì thế, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Italia, Thụy Sỹ, CHLB Đức, Pháp, Anh, Canada, Nhật Bản… Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nhãn hiệu Primexco Ninh Bình nổi tiếng bền, đẹp, luôn thoả mãn mọi yêu cầu đa dạng về mẫu mã, hoạ tiết cho nhiều bạn hang nhiều khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh đó, công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Ninh Bình đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng, luôn bám sát thị trường, thực hiện và mở rộng nhiều phương thức kinh doanh, đa dạng, đảm bảo uy tín với khách hàng, nên trong những năm qua công ty đạt hiệu quả khá cao trong hoạt động xuất khẩu. Do công ty tập trung chỉ đạo sát sao kinh doanh xuất nhập khẩu nên một số mặt hàng xuất khẩu lớn chẳng những giữ được kim ngạch khá cao mà còn góp phần mang lại hiệu quả và là một biện pháp để thực hiện cân đối ngoại tệ, bảo toàn vốn trong điều kiện tỷ giá biến động mạnh, Nhà nước thực hiện chính sách quản lý ngoại tệ chặt chẽ như hiện nay.
Xuất khẩu tuy đang phát triển mạnh nhưng hàng nông sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị xuất khẩu, hàng xuất khẩu mua gom là chính, công ty chưa xây dựng được hệ thống kho tàng và thiết bị để chế biến, bảo quản đảm bảo nguồn hàng và chất lượng hàng xuất khẩu. Ngoài ra, việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Chính phủ các nước, các khu vực thị trường cũng đã góp phần quan trọng giúp mở rộng nhiều thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập và khai thác các thị trường thuận lợi và hiệu quả hơn, từ đó mở thêm cơ hội xuất khẩu và gia tăng qui mô xuất khẩu. Hơn nữa, năng lực dự báo, nhận biết các chính sách, thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới (rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng gia tăng, xu hướng hình thành các RTA và FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách và luồng thương mại…) của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng gặp khó khăn.
Căn cứ vào tình hình diễn biến của thị trường để xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh.Thị trường tiêu thụ, thị trường về nguồn hàng, thị trường xuất nhập khẩu có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty, nó quyết định đến sự thành bại và hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặc dù hàng của công ty đưa ra thị trường quốc tế gồm nhiều loại khác nhau nhưng để cạnh tranh được với các đối thủ lớn khác, công ty cần phải không ngừng thay đổi, bổ sung những chủng loại hàng mới, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường. - Đẩy mạnh cải tiến mô hình và chức năng hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại từ ngân sách của nhà nước; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và điều hành xúc tiến thương mại nói chung và các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nói riêng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại để xoá bỏ dần tình trạng các doanh nghiệp trông chờ vào kinh phí và những chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước như hiện nay.