MỤC LỤC
Xét về cơ cấu đóng góp của các thành phần kinh tế đối với tăng trưởng sản lượng công nghiệp giai đoạn 1996-2005, ta thấy rằng khu vực kinh tế nhà nước đóng góp nhiều nhất, sau đó đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thấp nhất là kinh tế nhà nước, song trong thời kỳ 2001-2005 thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng giá trị công nghiệp là cao nhất trong 3 khu vực. Tuy nhiên: trong giai đoạn này (1991-2005), sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế diễn ra còn chậm, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định trong GDP, sự chuyển dịch theo thành phần kinh tế này chỉ chủ yếu diễn ra giữa khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn: Tổng cục thống kê Ta dễ thấy rằng trong giai đoạn 1991-2005 chi phí trung gian trong ngành công nghiệp tăng cao chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính là: Nguyên nhân khách quan như cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng những ngành chế biến, giá nhập khẩu tăng…, nguyên nhân chủ quan như lãng phí, thất thoát đầu tư, các chi phí “bôi trơn” ngoài tầm tầm tay của các doanh nghiệp còn cao….
Trong hoàn cảnh hiện nay vốn là yếu tố mà Nhà nước ta lại đang thiếu, còn lao động thì lại dồi dào, nếu vẫn tiếp tục tình trạng này thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ không bền vững, chất lượng tăng trưởng không được cải thiện, làm kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế, dẫn đến khủng hoảng kinh tế, mà trường hợp này nhiều quốc gia Đông Á đã trải qua. Từ năm 2000 trở lại đây có thể thấy rằng các mặt hàng xuất khẩu thì công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu), song sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm, chưa khẳng định được sự vượt trội của mình và chưa mang tính đột phá, còn phụ thuộc vào biến động giá cả của thị trường thế giới, thiếu sự ổn định và vững chắc. Nguyên nhân do các doanh nghiệp chưa có công nghệ cao, mặt khác phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu, phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu như các ngành dệt may, chế biến…. Phần lớn các mặt hàng trong nhóm thứ hai và thứ ba cho dù đã được bảo hộ song hiện nay chất lượng vẫn còn kém, giá thành cao, không có khả năng cạnh tranh trong nước ví dụ một số ngành như: ngành sản xuất đồ uống, hóa chất, phân bón, ngành thép, ngành điện tử, ngành bánh kẹo, ngành ô tô…. 2.2.3.2: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu được đánh giá trên hai chỉ tiêu là: tỷ suất sinh lợi trên vốn sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Các chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì khả năng cạnh tranh càng cao và ngược lại, giá trị càng nhỏ thì khả năng cạnh tranh càng yếu kém. chung từ năm 2000 đến nay các chỉ tiêu này đều tăng, điều này được thể hiện ở bảng sau:. Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn SXKD. Tỷ xuât lợi nhuận trên doanh thu. vực nhà nước. Khu vực ngoài nhà nước. Khu vực vốn FDI. Nông- lâm nghiệp. Công nghiệp khai. thác Công nghiệp chế biến. Điện, nước, khí đốt. nghiệp, sủa chữa. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc. Nếu phân theo nhóm ngành kinh tế thì công nghiệp-xây dựng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, sau đó đến ngành dịch vụ và cuối cùng là nhóm ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản. Nói chung, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việt Nam luôn nằm trong các nhóm nước có năng lực cạnh tranh thấp và hầu như không được cải thiện theo thời gian và ngày càng xấu đi. Theo đánh giá của WEF tuy Việt Nam đạt được những thành tích trong ổn định kinh tế vĩ mô nhưng còn yếu kém về đổi mới công nghệ, chậm cải cách thể chế, hành chính, điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thứ hạng của Việt Nam ngày càng thấp. WEF cũng chỉ ra hàng loạt các nhân tố gây ảnh hưởng như là: tham nhũng, bộ máy hành chính hoạt động kém hiệu quả, cơ sở hạ tầng chưa thích hợp, trình độ lao động chưa cao, khả năng tiếp cận tài chính còn yếu…. 2.2.4: Đánh giá phát triển kinh tế thông qua môi trường và tiến bộ xã hội. Sự phát triển kinh tế luôn mang theo bên mình những hiểm họa về môi trường do quá chú trọng vào tăng trưởng kinh tế, ít chú ý đến bảo vệ môi trường,. khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây suy thoái môi trường, mất can đối hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến hầu hết các nước đang phát triển và phát triển trong đó có Việt Nam. Nhưng mức độ ô nhiễm, suy thoái, suy giảm chất lượng môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng lớn đến con người. Theo báo cáo tổng kết hiện trạng môi trường công nghiệp, các ngành công nghiệp Việt Nam có mức phát triển cao so với quy mô như bảng dưới đây. Bảng 19: Đánh giá chung về ô nhiễm của các ngành công nghiệp Việt Nam. STT ngành Thành phần môi trường. 1 Bụi Khí độc Tiếng. Nước Kim loại nặng. Sức khỏe cộng đồng Điện. Nguồn: báo cáo tổng kết môi trường công nghiệp. vn) Điều này cho thấy rằng tuy mức độ ô nhiễm có khác nhau theo từng ngành công nghiệp, nhưng nhìn chung thì rất đáng lo ngại, đặc biệt là các ngành luyện kim, da thuộc, nhuộm, khai khoáng, nhiệt điện. Chỉ riêng ngành công nghiệp với công nghệ lạc hậu, yếu kém cũng đã là nguyên nhân gây hao phí và thất thoát tài nguyên, mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí, như ngành bia (trên thế giới để sản xuất 1 lít bia thì mất 4 lít nước, còn ở Việt Nam thì phải mất 13 lít nước mới được một lít bia), kể tiếp đến là các ngành dệt, giấy cũng là những ngành sử dụng nhiều nước và gây lãng phí.
Xu hướng phát triển khoa học- công nghệ kỹ thuật trên thế giới cho chúng ta thấy rằng, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học sẽ là hướng phát triển của thế giới trong thế kỷ XXI; công nghệ thông tin sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn, được ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy và nâng cao năng suất và chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh các công nghệ mới ra đời phục vụ cho việc sản xuất, dịch vụ nagỳ càng hao phí ít hơn, chi phí thấp hơn…thương mại điện tử, thị trường, việc làm, học hành…tất cả đều có thể thiết lập thông qua mạng, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên nhanh nhạy, linh hoạt, khoảng cách bị xóa dần và chi phí giảm đáng kể. Tại lễ kỷ niệm 115 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “ để đạt được mục tiêu đó, chúng ta không thể chỉ duy trì một nhịp độ tăng trưởng như hiện nay mà phải đạt tới một bước phát triển mới, nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn, chất lượng cao hơn, chúng ta kết hợp trong từng chặng đường, trong từng bước tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái, xây dựng văn hóa, mở rộng dân chủ, phát triển con người”. Cần tiến hành khảo sát và rút ra những bài học kinh nghiệm từ chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ không mấy thành công trong thời gian qua, chúng ta cần phải kết hợp cả ba yếu tố:(i)tăng năng lực về nghiên cứu và triển khai trong nước, (ii)bắt chước công nghệ thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và hình thành mạng lưới doanh nghiệp trong nước chuyên cung cấp các nguyên vật liệu và phụ kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, (iii) tiếp thu tiến bộ kỹ thuật công nghệ và chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia.
Nhanh chóng cải cách các tổ chức khoa học công nghệ của nhà nước đồng thời khuyến khích sự phát triển các tổ chức khoa học công nghệ ngoài nhà nước, đổi mới hoạt động các tổ chức này theo hướng nhà nước chỉ giao hợp đồng, nhiệm vụ cần thực hiện và ngân sách tương ứng để thực hiện nhiệm vụ được giao, việc lựa chọn mô hình quản lý và cách thức thực hiện hợp đồng là do các tổ chức tự quyết định, hàng năm nhà nước chỉ đánh giá kết quả thực hiện thông qua các sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra của các tổ chức.