Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh hội nhập và phát triển

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Điều kiện vật chất, thu nhập: Khi các nhu cầu cơ bản của đời sống như ăn ở, đi lại, học hành, y tế,… đã đầy đủ thì con người mới nghĩ đến nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí,… tức là du lịch chỉ phát triển khi nhu cầu cơ bản được thỏa mãn. Các công trình văn hóa, lịch sử: Các công trình văn hóa do con người tạo nên như viện bảo tàng, tượng đài, di tích lịch sử, chương trình lễ hội… mang lại sự hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Sựù phỏt triển của nú sẽ tỏc động dõy chuyền đến sự phỏt triển cỏc ngành kinh tế khỏc nờn Nhà nước cần cú một chớnh sỏch rừ ràng, nhất quán trong phát triển du lịch, coi nó là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia.

Bên cạnh phương hướng chiến lược, phát triển du lịch cần có cơ chế thông thoáng, tạo môi trường tốt cho đầu tư, kinh doanh, phù hợp xu thế phát triển của du lịch thế giới và tiến trình hội nhập toàn cầu. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tăng tốc phát triển du lịch bằng việc thành lập Ủy Ban Quốc Gia về Du Lịch, xây dựng Chương trỡnh hành động quốc gia, qua đú xỏc định rừ vị trớ ngành du lịch trong nền kinh tế đất nước, đã phần nào cho thấy một chính sách ổn định về ngành công nghiệp không khói này, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng sôi động, mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, phát triển du lịch luôn gắn liền với việc tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường, nếu không có sự đầu tư thích đáng thì việc khai thác du lịch sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, môi trường du lịch bị xuống cấp.

Những thuận lợi và thách thức hiện nay của ngành du lịch Việt Nam 1 Thuận lợi

Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú được xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung. Chương trình hành động quốc gia và kế hoạch quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thị trường thế giới nhằm thu hút du khách các nước có sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp hơn nên tạo được những chuyển biến tích cực cho ngành du lịch Việt Nam trong theá kyû XXI. Với cảnh quan và hệ sinh thái điển hình của khu vực nhiệt đới-ẩm; với bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước; với nền văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em… Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng, rất có tiềm năng phát triển về du lịch.

Với đà phát triển kinh tế, nhận thức và thu nhập của người dân được nâng cao nên nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng cũng là một điều kiện tốt kích thích nhu cầu du lịch của người dân và tổ chức kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ hơn. Ba là, ngành du lịch Việt Nam còn non trẻ, xuất phát chậm hơn so với các nước trong khu vực, hoạt động du lịch chủ yếu khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, chưa biến nó thành một ngành công nghiệp thật sự. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, đảo….

KINH NGHIỆM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY DU LỊCH NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG Ở

Kinh nghiệm mở rộng và phát triển thị trường của một số công ty du lịch nước ngoài

Không nói đến những quốc gia có ngành du lịch phát triển lâu đời như Châu Aâu, Mỹ mà chỉ cần khảo sát thực tiễn những năm gần đây ở Thailand, Singapore, Malaysia - những nước mới phát triển quanh ta - đã cho thấy sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý du lịch của chính quyền và các doanh nghiệp trong việc quảng bá tiếp thị để mở rộng thị trường. “Amazing Thailand”, “Smile of Thailand” của Thái, “Live it up in Singapore” của Sing, “Truly Asia” của Malaysia .Và đi kèm theo các chiến dịch này là các công ty lữ hành với các chiêu thức hạ giá tour, chào bán các chương trình tour mới, tổ chức các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, tặng quà rầm rộ. + Một chiêu thức khác mà các hãng lữ hành nước ngoài thường áp dụng là tiếp thị trực tiếp (Face-to-face Marketing): cử các chuyên viên thị trường trực tiếp đến tiếp thị tại các thị trường trọng điểm, thăm dò khảo sát tâm lý, nhu cầu của du khách nước sở tại, sau đó tiếp xúc với các hãng lữ hành địa phương thuyết phục gửi khách đến cho họ.

+ Xây dựng các chương trình du lịch mua sắm, giải trí, săn sóc sắc đẹp, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch văn hóa, du lịch về với thiên nhiên hoang dã… thay cho các chương trình du lịch ngắm cảnh thông thường trong khi du khách vẫn còn e ngại khi đến những điểm tham quan đông người, những nơi không có tính an toàn cao. Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý du lịch chưa thật chặt chẽ nên còn tình trạng không ít hãng du lịch nước ngoài mượn tư cách pháp nhân của công ty trong nước để kinh doanh bất chấp các qui định của Nhà nước gây cho việc cạnh tranh trở nên không lành mạnh, không công bằng; đồng thời không ít các doanh nghiệp du lịch trong nước hoạt động thiếu tính chuyên môn, không coi trọng khách hàng nên chẳng hề quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà chủ yếu sử dụng thủ đoạn phá giá để giành giật nguồn khách. Một là, các hãng lữ hành Việt Nam phải biết tận dụng các thủ thuật kinh doanh từ đơn giản, “thủ công” như chào hàng trực tiếp, chào hàng qua thư, tiếp cận khách hàng qua quan hệ cá nhân, hội đoàn… để phù hợp với tình hình thực tế của nước ta đồng thời mạnh dạn cập nhật những phương pháp tiếp thị hiện đại như quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng Internet, thương mại điện tử, qua sự hợp tác quốc tế, qua tham gia hội chợ, hội nghị nước ngoài… nhằm nhanh chóng hướng đến tính chuyên nghiệp của môi trường kinh doanh quốc tế.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DVDL BẾN THÀNH .1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chức năng kinh doanh

• Dịch vụ-du lịch: Tổ chức tour du lịch trong nước và quốc tế, vận chuyển du lịch, đại lý hàng không, các dịch vụ phục vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vũ trường, karaoke. • Thương mại-Xuất nhập khẩu: kinh doanh thương mại-XNK, hoạt động thương mại tổng hợp với mạng lưới các cửa hàng phục vụ du khách. Sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.

Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu và hàng tiêu dùng. • Dịch vụ việc làm: Dịch vụ xuất khẩu lao động, dịch vụ giải quyết việc làm. Các lĩnh vực Thương mại –XNK, Đầu tư, Kiều hối, dịch vụ việc làm là các lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ, phục vụ cho lĩnh vực Du lịch.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Hiện nay trên thị trường ngày càng có nhiều đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, cho nên khách hàng có rất nhiều quyền lựa chọn các nhà cung ứng đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của họ. Những khách hàng có thu nhập cao có xu hướng tìm những đơn vị có uy tín, tiếng tăm, cung cấp những dịch vụ chất lượng cao còn giá cả không phải là yếu tố quyết định, trong khi đối với những khách có thu nhập thấp thì yếu tố giá cả lại đặt lên hàng đầu trong việc lựa chọn đơn vị cung ứng… Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã tìm và giữ được cho mình một nguồn khách ổn định. Bởi khách hàng thường không trung thành với sản phẩm của mình, hoặc luôn thay đổi sở thích, thị hiếu nên công ty luôn tìm tòi, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ và áp dụng các chiến lược marketing: chiến lược giá, khuyến mại,… để giữ và thu hút, tăng cường lượng khách hàng.

Ngoài nhóm khách truyền thống đã có, công ty luôn tìm tòi thị trường khách mới, công ty thực hiện việc đánh giá, phân loại khách hàng, các nhu cầu, thị hiếu của họ.