MỤC LỤC
Ngành công nghiệp lữ hành, khách sạn phản ứng với những thay đổi đó bằng các dịch vụ, sản phẩm mới và đã đi trước thị trường, họ phải hiểu biết về các nhóm khách hàng và chú trọng hơn trong việc lựa chọn mục tiêu. Những công ty mẹ lớn này đã từ lâu quen thuộc với lợi nhuận đem lại từ Marketing, đã sớm chuyển hướng lý luận và phương pháp định hướng thị trường sang lĩnh vực kinh doanh phụ khác.
Điều đó có lợi nhất cho các đơn vị cung ứng (các tiện nghi lưu trú, khách sạn nhà hàng, các công ty tàu khách chạy trên sông, ven biển,. Promotion Marketing- Mix. công ty cho thuê xe du lịch và các điểm du lịch) để duy trì mối quan hệ tốt với các trung gian du lich (các đại lý lữ hành, công ty du lịch bán buôn, những người phụ trách du lịch và các cơ quan có quan hệ làm ăn, những người tổ chức về hội nghị , hội họp, du lịch khuyến khích) và các doanh nghiệp vận chuyển (các hãng hàng không, đường sắt, ôtô tàu thuỷ). Còn khi các doanh nghiệp không cộng tỏc, kết quả rừ ràng sẽ xấu, khi những tổ chức này thấy rằng tất cả họ đều “ đang ở trên một con thuyền” thì kết quả thường là sẽ có nhiều khách được thoả mãn hơn nữa.
Theo độ tuổi Số lợt khách Tỷ trọng (%). Số liệu thống kê của Trung tâm điều hành du lịch Danatours cho thấy số khách du lịch Nhật Bản chủ yếu tập trung ở độ tuổi 45 - 55. Họ chủ yếu là các doanh nghiệp đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh kết hợp với những chuyến du lịch tìm hiểu đất nước, con người. Bên cạnh đó, có một số công chức đi cùng gia đình tới Việt Nam với mục đích du lịch thuần tuý. Phần lớn khách ở độ tuổi này là những nhân viên trong các doanh nghiệp của Nhật Bản, họ được dành cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài với mục đích khuyến khích làm việc cố gắng hơn nữa. Tiếp đó là các nữ viên chức làm việc trong văn phòng còn độc thân nhưng thích hưởng thụ tự do và tiền bạc trước khi lập gia đình. Ngoài ra, ở độ tuổi này còn có các cặp vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật và các sinh viên Nhật Bản có. nhu cầu học hỏi, giao tiếp còng đến Việt Nam qua công ty. Phần lớn họ thường đi theo đoàn đông và ở dài ngày. Khách du lịch Nhật Bản là một thị trường mới mẻ. Họ đến với công ty rải rác vào tất cả các tháng trong năm, nhưng tập trung đông nhất từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5. Thời gian lưu lại của khách Nhật Bản là rất ít: từ 3 – 5 ngày, trong khi đó thời gian họ ở Việt Nam trung bình là 8 ngày. Đây là một hạn chế trong việc thu hút khách du lịch của của công ty. Do vậy, Trung tâm cần bổ sung và xây dựng nhiều chương trình mới hấp dẫn, phong phú để có thể “giữ chân” khách lâu hơn. Bảng5: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch Nhật Bản tại Trung tâm điều hành du lịch Danatours. Nếu như trong quá khứ khi đi du lịch nước ngoài, người Nhật Bản coi tiền không thành. vấn đề thì giờ đây họ trở lên cẩn thận với đồng tiền của mình hơn.Họ kén chọn chất lượng, giá trị sản phẩm. Song xét một cách khách quan thì khả năng chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản so với khách du lịch khác của công ty vẫn là cao nhất. Chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản cho dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi tiêu. Mức chi tiêu cho việc sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm 40- 45 % trong tổng mức chi tiêu bình quân 1 ngày của họ, có được tỷ trọng cao như vậy là do khách du lịch Nhật Bản thường chọn các khách sạn từ 3* - 4* với chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khách du lịch Nhật Bản thường thích các món ăn hợp khẩu vị đặc biệt là các món ăn truyền thống của Nhật Bản, Trung Quốc và Phương Tây. Nếu trong nhà hàng, trên bàn ăn có đặt sẵn 1 bình nhỏ nước tương thì họ rất hài lòng. Thực đơn chính của họ là rau, nếu có các món ăn đặc sản của địa phương thì phải do chính họ lựa chọn. Do vậy, nên phục vụ theo yêu cầu của họ khi cung cấp các dịch vụ ăn uống. Chi tiêu cho dịch vụ vận chuyển đứng thứ 3 trong cơ cấu chi tiêu:. Người Nhật Bản thích được sử dụng các phương tiện vận chuyển sang trọng, tiện nghi. Bên cạnh đó, họ thích các tour du lịch gồm nhiều điểm tham quan, mỗi hôm họ di chuyển trên ô tô khoảng 100 km, các chương trình du lịch có nhiều thời gian nghỉ sẽ khiến họ chán nản. Có thể nói, Trung tâm điều hành du lịch Danatours đã phần nào đáp ứng nhu cầu này của họ trong mỗi chuyến đi. Cuối cùng, khoản chi tiêu cho mua sắm và dịch vụ vui chơi giải trí chiếm 6- 8% trong tổng cơ cấu chi tiêu. Mức chi tiêu cho cả hai loại dịch vụ này còn thấp do các dịch vụ vui chơi giải trí của ta chưa phong phú, chưa hấp dẫn được khách du lịch, hơn nữa các sản phẩm du lịch có giá trị nghệ thuật truyền thống chưa thật sự độc đáo, còn quá nghèo nàn, mẫu mã đơn giản. thích đáng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm truyền thống mang nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam và khai thác các dịch vụ vui chơi giải trí tốt hơn. Như vậy mới thu được nguồn lợi nhuận từ tập khách tiềm năng này. Mức chi tiêu bình quân ngày của khách du lịch Nhật Bản tại Trung Tâm thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu này tại Việt Nam. Song xem xét một cách cụ thể thì mức chi tiêu này là hợp lý vì những năm gần đây sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh của Trung tâm điều hành du lịch Danatours với các công ty liên doanh với Nhật Bản trong khi khách Nhật Bản đặc biệt tin tưởng vào các công ty và con người của họ. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa Trung tâm với một số công ty du lịch tư nhân khéo luồn lách và một số văn phòng du lịch nước ngoài hoạt động chui, núp bóng. Các công ty du lịch đua nhau chào bán các tour du lịch có giá rẻ và Trung tâm điều hành du lịch Danatours không nằm ngoài vòng quay đó. Trung tâm đã đưa ra các chương trình du lịch với giá rẻ, chất lượng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây, nhận thấy thị trường khách du lịch Nhật Bản là một thị trường tiềm năng và đầy triển vọng do đó Trung tâm đã đề ra các biện pháp thu hút thị trường khách này nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận và uy tín trên thị trường quốc tế và khu vực. Như vậy, việc nghiên cứu thực tế về đặc điểm của khách du lịch Nhật Bản tại Trung tâm điều hành du lịch Danatours trong những năm gần đây cho thấy: Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, trình độ dân trí cao, dân số đông, người Nhật Bản có khả năng thanh toán cao. Đặc biệt nhu cầu đi du lịch hiện nay của người Nhật Bản đang trở thành nhu cầu thường xuyên. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản chủ trương khuyến khích người dân của họ đi du lịch nước ngoài. Điều này khẳng định rằng thị trường Nhật Bản đã, đang và sẽ là một thị trường tiềm năng không chỉ đối với Trung tâm điều hành du lịch Danatours mà còn là một thị trường tiềm năng đối với rất nhiều công ty lữ hành khác. 2.2) Số lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam của công ty. Trong những năm gần đây, Trung tâm điều hành du lịch Danatours gặp không ít thuận lợi còng như khó khăn. Nhưng nhờ sự nắm bắt nhanh nhạy, xử lý kịp thời các thông tin trên thị trường, cùng với sự năng động, sáng tạo và sự nỗ lực của cán bộ nhân viờn nên Trung tâm đã nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh đồng thời có thể đoán trước được những khó khăn có thể xảy ra trong tương lai để đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra, Trung tâm đã tìm ra hướng đi đúng cho mình trong cơ chế thị trường. Một trong những hướng đi đó là mạnh dạn nghiên cứu và đi vào khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản, và Trung tâm đã thu được khá nhiều kết quả khả quan. Biểu kết quả sau cho thấy tình hình thực tế thị trường khách Nhật tại Trung tâm trong những năm qua. Bảng6: Kết quả khai thác thị trường khách Nhật Bản tại Trung tâm điều hành du lịch Danatours. Số lượt khách LK. Số ngày khách NK. Doanh thu USD. DT bq 1 khách USD. DTbq 1 ngày khách USD. Số ngày tour bq 1. Số lượt khách LK. Số ngày khách NK. Doanh thu USD. DT bq 1 khách USD. DTbq 1 ngày khách USD. Số ngày tour bq 1. Lượng khách du lịch Nhật Bản tăng lên nhưng tỷ trọng tăng không đáng kể: 0,7% nên tỷ trọng doanh thu từ khách Nhật còng tăng chậm: 1,7%. Do thị trường này mới nên giá chương trình du lịch Trung tâm đưa ra chào bán thường rẻ so với đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, số lượng khách này đến với Trung tâm thường qua các công ty gửi khách của các nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan nên Trung tâm không thu được các khoản chi phí khác.Nhưng đây là một thị trường mới nên Trung tâm chưa thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài, đồng thời các chính sách quảng bá của Trung tâm chưa có hiệu quả nên số lượng khách đến với Trung tâm còn ít ỏi. Hơn nữa, khách du lịch Nhật Bản là khách đòi hỏi các dịch vụ có chất lượng cao trong khi các chương trình du lịch Trung tâm cung cấp đạt hiệu quả chưa cao lắm. Sự tăng lên về số lượng khách Nhật Bản khiến doanh thu từ nó còng tăng lên đáng kể. Doanh thu tăng chủ yếu doanh thu từ một khách tăng lên. hướng tăng lên. Đồng thời số ngày tour của khách du lịch Nhật Bản có xu hướng cao hơn số ngày tour bình quân của khách quốc tế tại công ty. Như vậy, thị trường khách du lịch Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng mà Trung tâm đang nghiên cứu và khai thác. Trung tâm cần đưa ra các biện pháp phù hợp để có thể khai thác một cách triệt để các dịch vụ và mở rộng, phát triển thị trường khách này hơn nữa. 2.3) Sự hài lòng của khách đối với hoạt động của công ty. * Doanh thu và lợi nhuận của công ty. Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh thị trường khách Nhật Bản của công ty. Nguồn: Phòng kế toán - tài chính Nhận xét:. Sở dĩ có sự tăng mạnh về doanh thu 2007 là do chính phủ đã có những chính sách ưu đãi khách quốc tế và còn nhiều hoạt động du lịch thu hút khách như Festival Huế, tuần lễ du lịch biển Đà Nẵng, hành trình du lịch Quảng Nam. Tuy nhiên, còng từ thời điểm này, do sự cạnh tranh trên thị trường lữ hành ở miền Trung trở nên ngày càng quyết liệt và để đạt được mục tiêu tăng doanh thu, đảm bảo khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần, Trung tâm điều hành du lịch Danatours đã quyết định đẩy mạnh chi phí cho việc thiết lập các mối quan hệ và quảng bá sản phẩm. Đây còng là nguyên nhân khiến lợi nhuận bị. Trên đây chỉ phản ánh tình hình kinh doanh của bộ phận lữ hành qua các năm nhưng để biết mức độ hiệu quả kinh doanh ta cần phân tích tỷ suất doanh thu trên chi phí, tức là 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu năm 2005 chỉ tiêu này là 1,093 thì đến năm 2008 chỉ còn 1,094, phải chăng thể hiện sự kinh doanh không hiệu quả của công ty? Không hẳn như vậy, đứng trước bao biến động của tình hình thế giới về dịch bệnh, sóng thần..và sự cạnh tranh gay gắt với các hãng lữ hành khác thì đây đã là một nỗ lực cao và chắc hẳn trong tương lai Trung tâm điều hành du lịch Danatours sẽ có những bước phát triển đáng kể, xứng đáng với những nỗ lực trong thời gian qua. 2.4) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Trung Tâm Điều Hành Du Lịch Danatours. 2.4.1) Điểm mạnh, điểm yếu của Trung Tâm Điều Hành Du Lịch Danatours. - T2T3T5W1: tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhằm xây dựng các chương trình du lịch mới thu hút chi tiêu của khách (8). Qua ma trận SWOT, ta thấy có thể phối hợp các kết hợp để thực chất chỉ có 3 phương án chính sau:. - Phương án 1: phối hợp các kết hợp 1, 3, 5 : Chấp nhận cạnh tranh để thâm nhập sâu vào thị trường hiện có thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chất lượng hướng dẫn viên. - Phương án 2: Phối hợp các kết hợp 4,8 : Tận dụng uy tín và đội ngũ cán bộ hiện có để xây dựng và thương mại hóa thêm các chương trình du lịch mới cho thị trường hiện có. Khả năng rủi ro cao và các đối thủ cạnh tranh còng đang ráo riết triển khai theo hướng này. - Phương án 3: Phối hợp các kết hợp 2, 6, 7 : Phát triển thêm thị trường mới, có thể đó là các du khách Nhật Bản đến từ các vùng thu nhập thấp như Okinawa, Hokkaido. Rừ ràng với phương ỏn 1, Trung tõm khai thỏc những cỏi đó cú, ớt rủi ro nhưng khó có một bước phát triển mạnh vì khó có giải pháp mang tính đột phá và gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, trước hết là Trung tâm. Phương án 3 là khả thi và phù hợp với khả năng của Trung tâm hơn. Từ đó, có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các phương án từ cao đến thấp như sau:. nh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch của con người. Thực vậy, khi kinh tế vững mạnh con người sẽ tìm cách thỏa mãn nhu cầu của mình về nghỉ ngơi, giải trí, khám phá những vùng miền xa xôi, còn nếu gặp khó khăn về kinh tế họ sẽ dễ dàng gạt bỏ các chương trình vui chơi giải trí ra khái kế hoạch của mình. Như đã phân tích ở trên, cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới từ năm 2008 đã ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế Nhật Bản, song gần đây khi mà kinh tế. thế giới đã có những bước phục hồi trở lại thì nền kinh tế Nhật Bản còng đã đi vào ổn định và phát triển trở lại, nền kinh tế trong giai đoạn tới có những dấu hiệu tốt đẹp, kinh tế ngày càng ổn định và có chiều hướng phát triển, đời sống người dân ngày một cải thiện, thu nhập nâng cao và do đó nhu cầu đi du lịch sẽ gia tăng, bởi lẽ theo thuyết về nhu cầu của Maslow chỉ ra rằng khi nhu cầu vật chất được thỏa mãn thì người ta sẽ quan tâm đến nhu cầu tinh thần. Ngày nay, kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển, quan hệ với các nước trên thế giới được mở rộng, đồng thời luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Thực vậy, chính phủ đã có những thay đổi đáng khích lệ trong môi trường đầu tư của Việt Nam và bắt đầu có hiệu lực 01/09/2004 như mở rộng lĩnh vực đầu tư trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bỏ quy định tỷ lệ xuất khẩu đặc biệt đối với đầu tư nước ngoài, mở rộng các diện doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.. Đối với Nhật Bản là nước có nguồn vốn tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam thì đây sẽ là nguyên nhân khiến thị trường khách công vụ sẽ tăng trong thời gian đến. Ngoài ra khi kinh tế phát triển, đời sống người dân được ổn định còng là điều kiện giúp gia tăng việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, góp phần hoàn thiện công tác phục vụ khách du lịch, tạo môi trường, điều kiện tốt cho các hãng lữ hành hoạt động kinh doanh. Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chương trình du lịch. Chương trình có được du khách đánh giá là hấp dẫn hay không phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch của địa phương. Với đặc điểm về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam sự đa dạng và phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái có giá trị cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là các hệ sinh thái biển, đảo, hệ sinh thái hồ, rừng và hang động..tạo nên một Việt Nam rất hấp dẫn đối với khách du. Đối với miền Trung, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng, trong đó có những tài nguyên được đánh giá rất cao như động Phong Nha, đèo Hải Vân, Mỹ Sơn, Hội An, rừng quốc gia Bạch Mã..Đà Nẵng lại là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển du lịch với địa hình và khí hậu đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch như bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, Cù Lao Chàm, Ngũ Hành Sơn..Đặc biệt, bãi biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh, trải dài từ phía Tây Bắc cho đến phía Đông của thành phố với những bãi cát mịn, cơ sở hạ tầng đầy đủ, có nhiều loại hình thể thao biển..sẽ thu hút được khách Thái vốn thích các loại hình thể thao. Bên cạnh yếu tố tự nhiên, công tác bảo tồn thiên nhiên còng cực kỳ quan trọng. Từ năm 2000 đến nay, chính quyền địa phương đã có những chủ trương nhằm bảo vệ môi trường biển như không xây dựng các nhà máy gây ô nhiễm, các khu công nghiệp, khu xăng dầu dọc bờ biển, tiến hành trồng cây xanh làm đẹp bãi biển..Ngoài ra, còn có sự phối hợp tốt với các ngành lâm nghiệp trong việc bảo vệ rừng bằng cách tăng cường trồng rừng tại các khu du lịch, đặc biệt là vùng Sơn Trà và khu Bà Nà Núi Chúa nhằm bảo tồn thiên nhiên phục vụ cuộc sống và du lịch. Với những yếu tố tự nhiên và sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên chắc chắn sẽ giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến của du khách trong tương lai. Văn hóa xã hội chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa nước này so với nước khác, và còng là nhân tố góp phần thu hút một lượng khách quốc tế lớn đến Việt Nam. Thực vậy, theo một cuộc khảo sát của trung tâm nghiên cứu du lịch Conde Nast của tạp chí du lịch cho thấy 88% người tham gia được hỏi lý do muốn du lịch ở Châu Á cho biết yếu tố văn hóa là chủ yếu. Cho dù rất có những nét văn hóa tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản thì ở mỗi nước đều có nét riêng, tạo nên sự thu hút, lôi cuốn du khách. Nếu Nhật Bản là xứ sở của loài hoa anh đào, những ngôi đền, với những cô gái trong trang phục. truyền thống kimono thì Việt Nam là đất nước của tà áo dài, của nón lá, những chiếc áo bà ba, những chiếc đò.. Cụ thể hơn, nói về miền Trung, được ví như là đòn gánh của đất nước và là nơi tạp trung của nhiều tài nguyên du lịch nổi tiếng được thế giới biết đến như phố cổ Hội An, kinh thành Huế với những kiến trúc lăng tẩm độc đáo, ca trù đậm nét dân gian. Tại Đà Nẵng có làng đá Non Nước nổi tiếng, Quảng Nam có làng mộc Kim Bồng, Huế có làng nón, làng nghề đúc đồng từng vang bóng một thời. Đà Nẵng hiện có 9 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, hơn 50 di tích lịch sử được công nhận cấp thành phố và rất nhiều các di sản văn hóa phi vật thể phong phú khác như hát tuồng, ca múa nhạc dân tộc văn hóa Chăm Pa và dân tộc Cơ Tu rất độc đáo và có sức hấp dẫn đối với du khách, trong đó có khách Thái. Mặt khác, Việt Nam được bạn bè thế giới đánh giá là đất nước có tình hình chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo tốt. Có thể nói, với tình hình quốc tế hiện nay còn nhiều bất ổn như khủng bố, cuộc chiến giữa các tôn giáo..thì hình ảnh Việt Nam một đất nước an toàn, một dân tộc thân thiện, cởi mở, yêu chuộng hòa bình là một điểm đến lý tưởng, một địa chỉ tin cậy cho bạn bè quốc tế đến đầu tư và tham quan du lịch. Trong đó, Đà Nẵng là thành phố có tình hình an ninh trật tự ổn định, người dân miền Trung hiền lành, đôn hậu để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, đã tạo ra môi trường văn hóa xã hội rất Á Đông, rất Việt Nam trong lòng du khách, trong đó có khách Nhật Bản. Ngày nay công nghệ vừa ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến ngành du lịch. Đứng về phía doanh nghiệp, nhờ sự phát triển công nghệ, với kỹ thuật thông tin hiện đại và hệ thống quản lý tiên tiến của máy tính đã giúp các doanh nghiệp du lịch có khả năng tiếp xúc khách hàng nhanh chóng, thuận tiện với chi phí không cao khi mà thị trường khách hàng phân tán khắp nơi và trải rộng trên nhiều vùng địa lý, đồng thời giúp cho việc truyền thông tin giữa. Đứng về phía khách hàng, thông qua những mạng thông tin toàn cầu có thể giúp họ tìm hiểu, nắm bắt tất cả thông tin về quốc gia trong chuyến du lịch của họ, hơn nữa sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công cụ lao động ra đời thay cho sức của con người, giúp giảm bớt công việc và gia tăng thời gian rãnh rỗi, có điều kiện đi du lịch. Việc đi lại của con người ngày nay càng dễ dàng hơn, khoảng cách giữa các châu lục được rút ngắn lại là nhờ sự cải tiến của các phương tiện đi lại. Thực vậy, trên địa bàn thành phố hiện nay có nhiều phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, đó không chỉ là hệ thống xe được trang bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi với đủ các loại chỗ ngồi 4,12, 15, 30, 45 và 50 thuộc sở hữu của Danatours, mà còn sân bay Đà Nẵng là sân bay quốc tế lớn thứ ba trong cả nước, trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất và an toàn nhu cầu du khách. Hiện tại, VietNam Airline mở đường bay đến Nhật Bản đã làm tăng lượng khách Inbound và Outbound của các doanh nghiệp. Thêm vào đó, ngành đường sắt với mỗi tuần trên 30 chuyến tàu đến ga Đà Nẵng từ Hồ Chí Minh và Hà Nội, khá thuận lợi cho công tác phục vụ khách của các doanh nghiệp du lịch. Xét về mặt tiêu cực, do sự phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều sản phẩm thay thế trong du lịch. Thực vậy, những hệ thống giải trí tinh vi tại nhà bao gồm video, máy tính xách tay, đĩa CD, các trò chơi game trên Internet..đã thay thế dần cho những chuyến du lịch, giải trí ngoài trời khi con người có thời gian rãnh. Ảnh hưởng rất lớn đến sự thuận lợi hay khó khăn trong việc khai thác du lịch. Điều đáng mừng đối với ngành du lịch là trong những năm gần đây, chính phủ đã ban hành những quy định nhằm khuyến khích phát triển du lịch đúng theo đường lối của Đảng trong Đại hội là đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Phù hợp với chủ trương đó, sở du lịch Đà Nẵng đã ban hành “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 - 2010 ” nhằm đẩy mạnh du lịch phát triển. với tốc độ cao để Đà Nẵng xứng đáng trở thành một trong bốn trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia. Đây chính là cơ hội thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp du lịch thành phố, trong đó có Danatours, trong việc khuyếch trương hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc đầu tư theo quy hoạch thành phố, tận dụng cơ sở hạ tầng của thành phố để kinh doanh du lịch trong thời gian đến. Tuy nhiên bên cạnh những điều thuận lợi thì luật pháp Việt Nam vẫn còn những hạn chế, chưa được ổn định làm hoạt động du lịch gặp còng không ít khó khăn, chẳng hạn thủ tục hành chính còn rườm rà, đồng thời cơ chế hai giá còn tồn tại khiến một số ít khách quốc tế còn e ngại khi đến Việt Nam, đặc biệt là những khách du lịch kỹ lưỡng trong chi tiêu như khách Nhật. 2.4.1.6) Các đối thủ cạnh tranh của Trung tâm điều hành du lịch Danatours tại Đà Nẵng.
Khi nghiên cứu thị trường Trung tâm cần xây dựng cho mình một thị trường mục tiêu chính (thị trường khách du lịch Nhật Bản), từ đó tập trung khai thác đối tượng khách chủ yếu thông qua phong tục, tập quán, thói quen, thị hiếu tiêu dùng của họ. Đồng thời, xây dựng được hình ảnh của điểm đến nhằm thu hút khách tốt nhất. Suy cho cùng, công tác nghiên cứu thị trường là việc xử lý các thông tin đa dạng, phức tạp có trên thị trường mà Trung tâm thu thập bằng nhiều cách khác nhau như: phiếu trưng cầu ý kiến, đài báo, báo cáo tổng kết, thống kê của Sở du lịch, Tổng cục du lịch. đó hoạch định ra chiến lược, biện pháp nhằm phục vụ khách một cách tốt nhất. Bên cạnh công tác nghiên cứu thị trường, Trung tâm cần quan tâm đến công cụ kinh doanh, đó là điểm đến du lịch. Những hoạt động xung quanh điểm đến góp phần tạo lập lên hình ảnh, ấn tượng của điểm đến trong lòng khỏch hàng. Đú chớnh là cỏc yếu tố hấp dẫn cốt lừi, cỏc dịch vụ thiết yếu, cỏc hoạt động của những tổ chức tại điểm đến. Trung tâm cần nghiên cứu thị trường và nghiên cứu điểm đến chi tiết, cụ thể để đưa ra được ấn tượng đối với khách du lịch với một số chương trình điển hình như: hành trình di sản thế giới tại Việt Nam, Hội An – với văn hoá Nhật Bản. Ấn tượng Đà Nẵng, ấn tượng Việt Nam đối với du khách Nhật Bản, kinh doanh du lịch thực chất là kinh doanh “ấn tương, hình ảnh”, đánh mất. “ấn tượng” ban đầu là đánh mất tất cả. Vì vậy, để tạo được “ấn tượng, hình ảnh” đối với khách du lịch Nhật Bản thì Trung tâm , cùng các cơ quan chức năng như Nhà nước, Tổng cục du lịch và địa phương cần có các hoạt động phù hợp. 2.2) Một số giải pháp nhằm khai thác khách thị trường Nhật Bản. Muốn vậy, trước hết phải làm sao cho khách du lịch biết về sản phẩm (tour) của Trung tâm. Như vậy, các hình thức quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch thâm nhập vào thị trường mới, tạo hình ảnh tốt của Trung tâm với khách du lịch và các hãng gửi khách. Muốn thu hút khách Trung tâm phải liên tục có các chương trình quảng cáo khuếch trương. Vì vậy, Trung tâm cần có thêm công tác xúc tiến quảng cáo. Quảng cáo có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm của Trung tâm ra thị trường trong nước còng như nước ngoài. Chính vì vậy, việc tổ chức mạng lưới quảng cáo trong công ty cần được xem xét đánh giá lại. Trung tâm nên chú trọng các việc:. – Liên kết với các công ty trong và ngoài nước để phối hợp quảng cáo. – Tận dụng các mối quan hệ của Trung tâm đối với các nhà cung cấp để quảng cáo và bán các chương trình du lịch. – Tổ chức bộ phận chuyên quảng cáo trong Trung tâm. Bộ phận này được thành lập sẽ đem lại hiệu quả hơn trong việc đi sâu, đi sát lĩnh vực quảng cáo. Bộ phận này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn về quảng cáo, có kiến thức về văn học, lịch sử, hiểu biết về văn hoá - xã hội, tâm lý của đối tượng nhận thông tin từ quảng cáo và hiểu biết về pháp luật. * Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo của Trung tâm : – Đa dạng hoá loại hình quảng cáo: phát hành các ấn phẩm quảng cáo như: tập gấp, tranh ảnh, pano, áp phích, băng hình, video, đĩa CD-ROM, tranh thủ các phương tiện thông tin đại chúng khác trong và ngoài nước để quảng cáo. – Đổi mới về hình thức và nội dung của các ấn phẩm quảng cáo để phát hành rộng rãi ra nước ngoài, đặc biệt là tại các thị trường Nhật, Pháp, Trung Quốc. – Cỏc ấn phẩm quảng cỏo phải phản ỏnh rừ tiềm năng du lịch và khả năng phục vụ mang đậm tính truyền thống dân tộc. Đặc biệt chú trọng đến tính nghệ thuật và các hình thức của ấn phẩm sao cho ngang bằng với trình độ quốc tế. – Tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý của từng thị trường khách mục tiêu mà đưa ra các ấn phẩm quảng cáo phù hợp. Khách du lịch Nhật Bản thích những nét độc đáo mang tính dân tộc như rối nước, lễ hội, âm nhạc dân tộc và thích mua sắm các đồ sành sứ. Chính vì vậy mà trong các ấn phẩm quảng cáo Trung tâm nên đề cập và đi sâu giới thiệu chúng nhằm lôi cuốn khách du lịch. Trung tâm có thể tổ chức các chương trình quảng cáo đặc biệt để phát động thị trường trong từng giai đoạn, đồng thời có những hình thức khuyến khích đặc biệt ngoài thời vụ du lịch. – Khai thác triệt để mỗi kỳ quảng cáo tại hội chợ về du lịch, tiến hành quảng bá sản phẩm du lịch ra nước ngoài không chỉ với công ty gửi khách mà cần kết hợp cho cả người dân sống tại nước đó. Công tác chuẩn bị cho hội chợ cần được quan tõm kỹ lưỡng và việc trang trớ gian hàng hội chợ phản ỏnh rừ nét hoạt động của Trung tâm. Để thu hút được nhiều khách đến thăm gian hàng của mình Trung tâm cần chú ý đến việc chuẩn bị các tặng phẩm cho khách, trên những tặng phẩm này có tên và địa chỉ của Trung tâm .Các tặng phẩm đó có thể là đồ thủ công mỹ nghệ của đất nước. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ cho công tác quảng cáo còng nên chú trọng như: tổ chức các trò chơi có thưởng, phát hành xổ số có ghi tên địa chỉ của Trung tâm và số hiệu giao hàng, người tham gia chỉ cần điền tên và địa chỉ của mình rồi bỏ vào thùng phiếu tại gian hàng của Trung tâm. Tuy nhiên, sự thành công ít hay nhiều còn phụ thuộc nhiều vào khả năng của người đại diện của Trung tâm khi giao tiếp với khách hàng. Do đó, khi tham gia hội chợ, Trung tâm cần phải cử cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn để có thể diễn đạt ý tưởng lưu loát, thông thạo các thông tin liên quan đến sản phẩm của Trung tâm để có thể giới thiệu và giả đáp những vấn đề mà khách hàng quan tâm. Ngoài ra, cán. bộ được cử đi hội chợ cần có kỹ năng giao tiếp tốt để sau khi giao tiếp khách hàng có sự tin tưởng vào trung tâm. * Phương tiện quảng cáo Trung tâm nên chú trọng phát triển:. – ấn phẩm quảng cáo: Các loại hình quảng cáo như tập gấp, pano, áp phích là những phương tiện quảng cáo phổ cập nhất đối với các công ty du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Trung tâm nói riêng. Loại hình quảng cáo này đem lại hiệu quả cao và không thể thiếu được đối với Trung tâm. Để những phương tiện này thực sự đem lại hiệu quả cao nhất thì nội dung phải ngắn gọn và giới thiệu được hầu hết các sản phẩm lữ hành của công ty. Hiện nay, việc in ấn các Brocher về hình thức còn to, dầy và nhiều tranh ảnh về các tuyến điểm còn trùng lặp. Do vậy, các phương tiện quảng cáo của Trung tâm cần phải giảm số lượng tranh ảnh trùng lặp, điều này giúp cho khách du lịch dễ đọc và hiểu nội dung quảng cáo và tiết kiệm được chi phí. – Phối hợp với thương mại: Hiện nay, hình thức quảng cáo này phổ biến tại các nước trên thế giới. Đây là biện pháp quảng cáo khá rộng rãi đối với các sản phẩm du lịch của Trung tâm. Trung tâm có thể hợp tác, liên kết với các tổ chức thương mại nhằm quảng cáo cho cả hai sản phẩm: Sản phẩm du lịch và một sản phẩm hay dịch vụ khác. Trên tờ giới thiệu sản phẩm của một tổ chức thương mại có thể giới thiệu chương trình du lịch Việt Nam thông qua Trung tâm. Mặt khác, trên các tập gấp, Brocher khi giới thiệu các sản phẩm du lịch của Trung tâm thì có thể giới thiệu các sản phẩm liên quan mà khách du lịch sẽ có dịp được mua sắm hoặc được thưởng thức tại Việt Nam do các tổ chức thương mại cung cấp. Ngoài ra, công ty có thể phối hợp với các tổ chức thương mại để tham gia tài trợ một số hoạt động văn hoá thể thao trong và ngoài nước. – Hợp tác giữa các khách sạn nhà hàng và các trung tâm lữ hành- tuyến điểm: ở Việt Nam đây là một loại hình hợp tác quảng cáo đang phát triển, các bên tham gia hợp tác tạo nên một sản phẩm du lịch và cùng quảng cáo cho. Dựa trên mối quan hệ lâu năm của mình, Trung tâm sẽ lựa chọn cho mình các đối tác có triển vọng nhát để cùng thực hiện việc liên kết quảng cáo này. Các phương tiện quảng cáo phù hợp nhất cho hình thức này là các bưu ảnh, tập giấy,Chi phí quảng cáo sẽ được phân bổ theo diện tích mà Trung tâm sử dụng trên tờ quảng cáo chung hay theo một tỷ lệ nào đó mà Trung tâm và đối tác tham gia đã thoả thuận. * Ngân quỹ dành cho quảng cáo:. Là một doanh nghiệp nhà nước, do vậy Trung tâm hoạt động độc lập nhưng vẫn nằm trong định hướng của nhà nước. Không phải ngẫu nhiên mà tổ chức du lịch thế giới nhấn mạnh rằng: “ Nếu công ty lữ hành muốn duy trì hình ảnh của mình ở nước ngoài thì công tác quảng cáo phải được quan tâm đặc biệt ” nhất là kinh phí dành cho hoạt động quảng cáo, “ công tác tuyên truyền quảng cáo góp phần quan trọng trong việc thu hút khách và tạo ra lợi nhuận cho Trung tâm ”. Trong những năm qua vấn đề quảng cáo của Trung tâm còn yếu, một mặt do sự chuyển đổi tổ chức của ngành nên vấn đề này chưa được quan tâm dúng mức, chưa định hướng được chính sách quảng cáo cho các sản phẩm du lịch của Trung tâm và thiếu đầu tư cho đội ngũ cán bộ còng như việc lập kế hoạch, xây dựng kênh tuyến để tuyên truyền quảng cáo. Mặt khác kinh phí đầu tư dành cho quảng cáo còn hạn hẹp. Do đó, hình ảnh của Trung tâm trên thị trường du lịch trong nước còng như khu vực còn hạn chế. Trung tâm cần thiết lập một ngân quỹ theo nhiệm vụ và mục tiêu của hoàn động quảng cáo dựa trên việc tính toán thị trường. Việc làm cần thiết là ấn định các mục tiêu đề ra. Thực hiện phương thức này tuy tốn nhiều thời gian và công sức nhưng nó đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Với việc xác lập ngân quỹ giành cho quảng cáo Trung tâm nên áp dụng phưong pháp tính theo tỷ lệ % lợi nhuận làm ngân sách giành cho quảng cáo vì với nguồn kinh phí cố định này các hoạt động quảng cáo sẽ bị chi phối bởi tình hình kinh doanh còng như lợi nhuận của Trung tâm. * Đào tạo nhân viên trong hoạt động quảng cáo:. Công thực hiện các hoạt động quảng cáo của mình mà không thông qua một đại lý quảng cáo nào khác nên Trung tâm cần chú trọng tới đội ngũ cán bộ làm công tác quảng cáo. Do đội ngũ cán bộ và nhân viên quyết định tới sự thành công hay thất bại của các chính sách quảng cáo nên Trung tâm phải chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kỷ luật lao động và có trách nhiệm đối với công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quảng cáo. Lãnh đạo bộ phận quảng cáo là người có hiểu biết và đề xuất các chính sách quảng cáo phù hợp, các chế độ tiêu chuẩn, định mức và quy tắc nghiệp vụ. Người lãnh đạo phải hiểu biết về quản lý kinh tế, lập các kế hoạch quảng cáo, hạch toán kinh tế, giao dịch tài chính ngoại tệ,hoạt động thương mại, nắm vững các chuyên môn, đồng thời có nghệ thuật giao tiếp với cán bộ công nhân viên dưới quyền. Người chỉ đạo phải tháo vát, linh hoạt, thông thạo công việc, thông minh lịch sự, vững vàng về tư tưởng và có tính thuyết phục cao. Bộ phận viết quảng cáo phải được đào tạo có trình độ chuyên môn về quảng cáo, kiến thức về văn học, lịch sử, hiểu biết về văn hoá xã hội, tâm lý của đối tượng nhận thông tin từ quảng cáo và hiểu biết về pháp luật. Một đặc điểm của khách du lịch Nhật Bản là rất thích quay phim và chụp ảnh nhưng Trung tâm chưa có bộ phận chụp ảnh, quay phim nên phải liên kết với các tổ chức nhiếp ảnh. Tuy nhiên các nhân viên phải có những nhìn nhận, góp ý kiến với các tổ chức nhiếp ảnh. Bên cạnh đó, Trung tâm nên chú trọng chăm sóc đội ngũ cán bộ bằng cả vật chất và tinh thần, có chế độ lương thưởng hợp lý để khuyến khích mọi người say mê, tận tuỵ với công viêc, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nói tới nâng cao chất lượng dịch vụ thì một yếu tố quan trọng quyết định đó là nguồn nhân lực. Cán bộ công nhân viên phải luôn tỏ ra tận tình,. chu đáo với khách và nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách Nhật. Tuy nhiên, người Nhật Bản rất phức tạp trong việc biểu hiện suy nghĩ và tình cảm nên cần có sự hiểu biết tâm lý của họ thông qua một số giải pháp sau:. – Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn cho các hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Nhật Bản không chỉ về quy trình phục vụ mà cả những khác biệt về văn hoá. – Mở các lớp học tiếng Nhật cho đội ngũ lao động trực tiếp giao tiếp với khách. – Cử những người quản lý của Trung tâm sang các công ty du lịch Nhật Bản học hỏi kinh nghiêm phục vụ khách Nhật. – Mời các nhân viên đại lý lữ hành của Nhật sang trợ giúp trong việc đào tạo nhân viên. – Có những lớp học ngắn ngày về phong cách phục vụ khách Nhật cho các nhân viên trong công ty theo các băng hình sẵn có. Bên cạnh đó Trung tâm cần:. + Tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến từng nhân viên thừa hành. + Tăng cường việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao khả năng nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên trong dây truyền phục vụ khách. + Kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá phục vụ khách, giám sát cán bộ công nhân viên về mặt kỹ thuật, nghề nghiệp và kỷ luật lao động khi họ được phân công phục vụ khách nhằm nâng cao uy tín cho Trung tâm. + Kiên quyết loại trừ các trường hợp thiếu trách nhiệm trong việc phục vụ khách kể cả tại cơ quan và ở nơi có hợp đồng đưa đón khách. Ngoài ra, trong công tác tuyển chọn lao động, để có đội ngũ lao động có trình độ, Trung tâm cần phải làm chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn ban đầu. Để tăng cường sự gắn bó giữa nhân viên với Trung tâm , quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần, vật chất của nhân viên như: có chế độ lương. thưởng hợp lý, tổ chức tặng quà chúc mừng sinh nhật các thành viên để tăng thêm sự say mê, tận tuỵ với công việc của mỗi nhân viên Trung tâm. Các mối quan hệ đối tác. Đây thực sự là chính sách không thể thiếu, nó giúp cho việc khai thác khách được thuận lợi khi có mối quan hệ tốt với các hãng gởi khách, đồng thời giúp cho quá trình thực hiện chương trình du lịch được thuận lợi khi có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, các đơn vị chức năng. Quan hệ tốt đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ là rất cần thiết để nhằm có thể phục vụ khách với chất lượng cao nhất và ổn định, đặc biệt có thể phục vụ, đáp ứng yêu cầu khách ngay trong mùa cao điểm, làm được điều này sẽ tạo thêm được niềm tin, uy tín cho Trung tâm. Giải pháp đưa ra như giữ uy tín trong quá trình giao dịch, thường xuyên gởi khách cho các đối tác, thái độ làm việc vui vẻ, hòa nhã.. Đối với khách Khu vực trung tâm, bên cạnh mối quan hệ trên thì cần phải lưu tâm đến mối quan hệ tốt với cộng đồng người Việt như thường xuyên duy trì các cuộc họp mặt, tổ chức các sự kiện, các buổi tiệc vào ngày lễ..duy trì tốt mối quan hệ này. 3) Một số kiến nghị khác.
1.3) Nội dung hoạt động kinh doanh của Trung tâm. 2) Thực trạng khai thác khách du lịch Nhật Bản trong thời gian qua 2.1) Đặc điểm thị trường khách du lịch Nhật Bản của công ty. 2.4) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Trung Tâm Điều Hành Du Lịch Danatours. 2.4.1) Điểm mạnh, điểm yếu của Trung Tâm Điều Hành Du Lịch Danatours. 2.4.1.6) Các đối thủ cạnh tranh của trung tâm điều hành du lịch Danatours CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC KHÁCH NHẬT BẢN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH DANATOURS. 1) Phương hướng và mục tiêu khai thác khách Nhật Bản trong giai đoạn sắp tới. 2) Các giải pháp nhằm khai thác khách Nhật Bản đến Việt Nam 2.1) Phân đọan và lựa chọn thị trường mục tiêu.