MỤC LỤC
Về mùa hè, chất lượng tinh dịch thường kém do trời oi bức, độ ẩm cao..con vật ăn ít trao đổi chất kém do đó nồng độ tinh trùng về mùa hè thường thấp hơn vụ đông xuân (Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47]. Yêu cầu của môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch: Có thể coi môi trường pha loãng là một dung dịch hoá học, có đủ các điều kiện: Lý học, hoá học, sinh học thoả mãn cho tinh trùng sống và hoạt động. Tinh dịch lợn có độ pH hơi kiềm (pH = 7,57) nên tinh trùng hoạt động mạnh và nhanh chết, nếu môi trường toan nhẹ sẽ ức chế tinh trùng hoạt động, nhưng nếu quá toan và quá kiềm thì tinh trùng chết rất nhanh.
Khi bổ sung đường vào thành phần môi trường sẽ có những tác dụng (1) bảo vệ cho tinh trùng tránh được hiện tượng mất điện tích trên bề mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm tinh trùng sống lâu hơn, (2) Đường đơn thấm qua màng bọc của tinh trùng, từ đó cung cấp nguyên liệu để tinh trùng tiến hành quá trình trao đổi chất cung cấp năng lượng cho quá trình sống và hoạt động của chúng, (3) Đường còn hạn chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong môi trường, làm giảm các loại vi khuẩn trong môi trường và làm giảm các loại vi khuẩn gây mủ trong đường sinh dục con cái, (4) Đường còn làm tăng độ nhớt của môi trường.
Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [47] ở các địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng, Hải Phòng…Viện chăn nuôi và một số trường Đại học Nông nghiệp ở nước ta đã nghiên cứu nhiều đề tài để phục vụ cho sản xuất như: Nghiên cứu phẩm chất tinh dịch, các phương pháp bảo tồn, các loại môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch, liều lượng dẫn tinh, số lượng tinh trùng trong một liều dẫn, thời điểm dẫn tinh thích hợp đối với lợn lai. Trong công tác giống lợn, để cải thiện nhược điểm của một số giống lợn địa phương, chúng ta đã nhập một số giống lợn ngoại cao sản từ năm 1960 như lợn đực giống Yorkshire và Landrace từ Trung Quốc, năm 1964 tiếp tục nhập lợn Đại bạch (Liên Xô), sau này tiếp tục nhập các giống lợn có năng suất cao như Landrace Nhật, Duroc, Pietrain… Mục đích của việc đưa giống lợn ngoại vào nước ta là nhằm nghiên cứu và phát triển lợn lai ở Việt Nam. Năng xuất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các giống phối hợp với nhau, Bereskin Stele (1986) [62] cho biết, với công thức lai thuận nghịch giữa 2 giống D và L, lợn lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn D hay L thuần, độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai đực D với cái L thấp hơn so với tổ hợp lai đực L với cái D.
Lợn đực giống Landrace thuần (Ký hiệu: L): 04 con Lợn đực giống lai (Landrace x Yorkshire) (Ký hiệu: LY): 04 con Lợn đực giống lai dòng L19 (Ký hiệu: L19): 04 con Tất cả lợn đực giống đưa vào thí nghiệm đã được đảm bảo các yếu tố như: đồng đều về tuổi và khối lượng, có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng như nhau của một cán bộ kỹ thuật, một cán bộ kỹ thuật chuyên khai thác và pha chế tinh dịch sau khi khai thác của lợn đực giống kiểm tra.
- Dụng cụ thí nghiệm bao gồm: Kính hiển vi, tủ bảo ôn, hộp xốp cách nhiệt, tủ sấy, bình hút ẩm, cân phân tích, cân kỹ thuật, buồng đếm Newbauer, nhiệt kế, giấy quỳ để đo độ pH, thuốc nhuộm Eosin5%, nước muối 1% và 3%, ống hút bạch cầu, cốc đong định mức, đũa thuỷ tinh, phiến kính, lam kính…. Thể tích (V), sức hoạt động của tinh trùng(A) và nồng độ (C), là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp nhất để đánh giá phẩm chất của tinh dịch, chỉ tiêu này càng cao, phẩm chất tinh dịch càng tốt, thời gian bảo tồn tinh dịch càng dài. + Số lần khai thác: Tiến hành kiểm tra vào hai mùa (Mùa Đông và mùa Hè), mỗi mùa kiểm tra trong 3 tháng, mỗi tháng kiểm tra 10 lần/ một đực kiểm tra trong môi trường pha chế bảo tồn để có kết quả đánh giá về chỉ tiêu trên.
Sử dụng phương pháp phân lô so sánh: Chúng tôi đã tiến hành chọn đàn lợn nái của các hộ nông dân chăn nuôi thuộc 4 xã và thị trấn huyện Lục Nam, sử dụng để phối giống với các lợn đực giống kiểm tra bằng phương.
Theo dừi lượng thức ăn tiờu thụ hàng ngày của cả con mẹ và đàn con của từng giai đoạn. Ghi chú: Tổng thức ăn tiêu thụ là thức ăn cho lợn con từ cai sữa đến 56 ngày. - Chi phí thức ăn/1kg khối lượng lợn con lúc cai sữa và từ lúc cai sữa đến 56 ngày tuổi (đồng): Từ lượng thức ăn tiêu thụ, đơn giá thức ăn, tính chi phí thức.
Ghi chú: Đối với giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi là khối lượng lợn con tăng của giai đoạn này.
Do vậy so sánh về tỷ lệ kỳ hình tinh trùng của lợn đực giống LY nuôi tại Bắc Giang chúng tôi thấy giống lợn LY là giống lợn lai giữa lợn Landrace và lợn Yorkshire, trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt nên lợn đực giống lai LY có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn. Điều này có thể giải thích sự khác nhau về hoạt lực của tinh trùng giữa các giống và loại lợn đực lai này là do yếu tố di truyền vì chúng được nuôi trong cùng một cơ sở giống, ở cùng một lứa tuổi, được chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng theo một quy trình kỹ thuật thống nhất. Nguyễn Đình Dũng (2007)[17] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến chất lượng tinh dịch đã cho biết vụ đông xuân có khí hậu mát mẻ, lợn đực có trạng thái sinh lý tốt làm cho quá trình sinh tinh tốt hơn, vụ hè thu chất lượng tinh dịch thường thấp do trời oi bức, độ ẩm cao làm cho con vật ăn ít, trao đổi chất kém.
Sức sống và thời gian sống của tinh trùng lợn trong môi trường TH5 Để đánh giá hiệu quả bảo tồn tinh dịch của 3 giống và dòng lợn đực kiểm tra, chúng tôi sử dụng môi trường pha chế và bảo tồn tinh dịch đang sử dụng tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Bắc Giang TH5.
Khi so sánh chỉ tiêu này giữa lợn L thuần chủng với các dòng lợn lai LY và lợn L19 thì các chỉ tiêu t5 và Sa5 đều thấp hơn lợn L, theo chúng tôi do lợn L là giống lợn đã nhập vào Việt Nam từ lâu, đã quen và sống thích nghi hơn với điều kiện khí hậu thời tiết của Việt Nam nói chung và của Bắc Giang nói riêng. Còn hai dòng lợn lai LY và L19 là những dòng lợn lai mới được tạo ra, ít nhiều đã ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu thời tiết khí hậu và môi trường nên các chỉ tiêu t5 và Sa5 của lợn đực lai LY và L19 đều thấp hơn lợn Landrace. Điều này cho thấy, chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, sức sống của lợn con mà còn phụ thuộc rất lớn vào lợn mẹ và người chăn nuôi.
Lợn nái Móng Cái là một giống lợn nội ngoài những ưu điểm như mắn đẻ, đẻ sai con còn là giống lợn có tính nuôi con rất khéo (Nguyễn Thiện 2005) [53] Ngoài ra, điều này cũng thể hiện người dân ở khu vực Bắc Giang có kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái và lợn con giai đoạn bú sữa.
Một điều dễ nhận thấy là khối lượng lợn con sinh ra của công thức lai (♂L19 x ♀MC) luôn có khối lượng cao nhất sau, tiếp theo là công thức lai (LY x ♀MC) và thấp nhất là công thức lai (♂L x ♀MC), như vậy điều này đó thể hiện rừ ưu thế lai về khả năng sinh trưởng ở các con lai có bố là lợn lai giữa các giống có khả năng sinh trưởng cao. Khối lượng của lợn khi sơ sinh đến 21 ngày tuổi có sự chênh lệch nhau không đáng kể, từ 21 đến 56 ngày khả năng sinh trưởng của đàn lợn lai sinh ra từ công thức lai (♂L19 x ♀MC) luôn có tốc độ sinh trưởng cao hơn lợn con lai sinh ra từ công thức lai (♂LY x ♀MC) và thấp nhất là tốc độ sinh trưởng của lợn con sinh ra từ công thức lai (♂L x ♀MC) ở mọi giai đoạn tuổi. Điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng lợn đực lai, không những lợn con sinh trưởng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn mà chi phí thức ăn cũng giảm thấp hơn ở những công thức mà con bố là lợn đực lai với những giống lợn có các tính trạng thiên về sinh trưởng.
Tuy nhiên, kết quả xác định hiệu quả bảo tồn tinh dịch của 3 giống lợn đực kiểm tra trên môi trường TH5 cho thấy, thời gian sống của tinh trùng (t5) và chỉ số tuyệt đối về sức sống của tinh trùng (Sa5) của lợn đực Landrace thuần chủng đều cao hơn lợn đực lai LY và L19.
Sử dụng lợn đực lai trong các công thức lai với lợn nái Móng Cái nuôi tại Bắc Giang còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Có thể sử dụng lợn đực lai LY và L19 trong thụ tinh nhân tạo nhằm tạo con lai giữa chúng và lợn nái giống Móng Cái góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợnsản xuất hàng hoá của tỉnh Bắc Giang.