Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam

MỤC LỤC

Thiệt hại do nợ khó đòi gây ra cho ngân hàng và nền kinh tế Rủi ro trong hoạt động tin dụng là khả năng xuất hiện các biến cố không

Nhưng khi rủi ro đó lớn, khoản nợ khó đòi nhiều, nhất là các khoản nợ khó đòi có nguy cơ mất trắng, vượt quá khả năng xử lý của ngân hàng thì vấn đề sẽ phức tạp, gây hậu quả khó lường, không những cho chính ngân hàng đó mà còn cho cả các ngân hàng và các doanh nghiệp có liên quan, ảnh hưởng tói quyền lợi người gửi ttiền tại ngân hàng và thậm chí, ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. NHTM hoạt động theo nguyên tắc "đi vay để cho vay", nghĩa là thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được trong nền kinh tế, nên ngân hàng phải có trách nhiệm nghiên cưú tiến trình cho vay để có thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã định với các chủ nợ của mình.

Biện pháp ngăn ngừa nợ khó đòi

Đặc biệt là tính pháp lý và tính thực tiễn từ những tài liệu trong hồ sơ như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hợp đồng mua bán vật tư, bản tính toán hiệu quả vay vốn, hồ sơ đảm bảo nợ vay, giấy phép kinh doanh, giá trị tài sản đảm bảo, tờ trình của cán bộ tín dụng, ý kiến của trưởng phòng và giải quyết cho vay của lãnh đạo. Về phía các tổ chức tín dụng, chưa tuân thủ đúng các quy định về cung cấp thông tin, xác nhận dư nợ của khách hàng, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng mà có khi còn bí mật thông tin về khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi của riêng mình.Vì vậy, thông tin của CIC không đủ khả năng giúp cho nhân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính và dư nợ của doanh nghiệp để đảm bảo sự đúng đắn của các quyết định cho vay, khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam còn cao.

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Cơ cấu tổ chức của SGD-NHCTVN

- Thực hiền chế độ an toàn kho quỹ; bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng; đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán một cách chính xác, kịp thời. - Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.

Tình hình hoạt động kiinh doanh của SGD Ι - NHCTVN

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc doanh địa phương, Sở đã bổ sung kịp thời vốn lưu động còn thiếu trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo luân chuyển vốn bình thường giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thua lỗ, ổn định sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Nguyên nhân chủ yếu do việc đầu tư cho kinh tế ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn; rất ít doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu cho vay của sở bởi không đảm bảo phương án kinh doanh, dự án đàu tư khả thi, thể lệ thế chấp, cầm cố , bảo lãnh tài sản vay vốn…chưa kẻ đến nhiều hiện tượng gian lận, lừa đảo.

Mục tiêu, biên pháp kinh doanh năm 2002

Vậy, Sở cần cố gắng hơn nữa để mở rộng hoạt động tín dụng, tăng mức cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao chất lượng công tác tín dụng để năm 2002 đạt kết quả cao hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một trong những ngân hàng đầu ngành. Các doanh nghiệp Nhà nước vay chủ yếu là để mua dây truyền máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do làm ăn không hiệu quả vì máy móc mua về không đồng bộ, sản phẩm không phù hợp với thị trường mà hậu quả là khoảng 30 tỷ VND nợ khó đòi.

SGDI-NHCTVN ngăn ngừa nợ khó đòi như thế nào

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra việc giải ngân, căn cứ vào yêu cầu giải ngân, so sánh với mục đích và kế hoạch đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng để chấp thuận hay từ chối giải ngân bằng việc ký vào giấy nhận nợ. Một số trường hợp xấu, khách hàng phải quá hạn nợ ; xấu hơn là bị ngân hàng coi là đã mắc nợ khó đoì; xấu hơn nữa là mất khả năng trả nợ khiến ngân hàng phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ khó đòi.

SGDI-NHCTVN xử lý nợ khó đòi như thế nào ?

+Không phải cứ đến hạn mà khách hàng không trả được nợ là sở tổ chức xiết nợ, xử lý tài sản thê chấp, mà sở luôn thể hiện các thiện chí của mình bẳng cách nỗ lực mà khách hàng vẫn không thể thanh toán được thì đó mới là thời điểm sở tổ chức xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ. Sở nằm ngay trung tâm thủ đô, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp cũng như các cá nhân có nhu cầu về vốn cao nên đối tượng khách hàng của sở rất đa dạng như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã, tổ sản xuất, công ty liên doanh, hợp doanh, công ty TNHH… Tuy nhiên, chủ yếu, khách hàng của sở là các doanh nghiệp quốc doanh mà năm 2001, tổng dư nợ của các đối tượng này chiếm 1.355 tỷ trên tổng số dư nợ tại Sở 1479 tỷ, do những khách hàng thường xuyên, có uy tín, lớn của Sở nằm trong khu vực này; hơn nữa, cho vay đói với khu vực này cũng ít rủi ro hơn so với khu vực ngoài quốc doanh-nơi mà sự phức tạp luôn tiềm ẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tình hình bảo đảm tiền vay tại SGDI-NHCTVN Tình hình bảo đảm tiền vay tại SGDI-NHCTVN

    Dù cho Sở cố gắng hết mức xử lý tài sản đảm bảo có thể thu hồi đủ nợ khó đòi, nhưng đối với khách hàng là cá nhân, vật đảm bảo chính là nhà cửa của họ thì Sở phải gặp khó khăn do tính nhân đạo của sự việc: số tiền thu được trước hết phải giải quyết chỗ ở mới cho họ, sau đó mới trừ vào nợ, phải làm vậy vì trước hết là tính nhân đạo, sau đó là uy tín của Sở. Như vậy ngoài các yếu tố khác thuộc về môi trường, cơ chế, trình độ… thì 3 khó khăn lớn nhất khiến Sở không thực hiện tốt việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ khó đòi: không bán được dây chuyền máy móc, không thể bán đất do cấp trên của khách hàng (DNNN) quản lý, khó khăn về vấn đề nhân đạo khi xử lý TSTC là nhà dân. Ngoài 3 khó khăn lớn nhất kể trên, cụ thể Sở còn gặp bao nhiêu khó khăn nữa. Đó là nội dung phần ngay sau đây:. 3/ Chín khó khăn trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khó đòi tại sở GDI-NHCTVN. Phát mại, xử lý tài sản đảm bảo là biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ khó đòi cho Sở nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Bởi vì các khó khăn gặp phải trong thực tế. Chín khó khăn sau không chỉ của riêng SGDI mà các ngân hàng thương mại khác cũng có thể gặp phải. 1.Khó khăn do bên đảm bảo thiếu thiện chí. -Người vay cố gắng lẩn tránh việc phát mại tài sản, trốn toà, tránh không cho toà lấy lời khai khiến toà phải hoãn đến khi bắt được con nợ. Bên đảm bảo chầy ỳ, gây khó dễ cho ngân hàng đòi phải có chỗ ở khác về luật quy định về quyền có nhà ở. Hoặc khách hàng cố tình sử dụng quyền kháng cáo để dây dưa, xin kiến nghị để kéo dài thời gian. -Một số khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo là nhà, đất thì chưa hợp lệ. Nhà và đất thường do ông cha để lại, một số chưa muốn làm các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà. Vì thế, tạo ra rất nhiều khó khăn trong công tác xử lý TSĐB. -Bên vay lừa đảo ngân hàng, một tài sản nhưng đem đảm bảo nhiều nơi. hoặc tài sản đã đem đảm bảo nhưng có thủ đoạn tẩu tán, bán một bộ phận của tài sản, để hậu quả xấu cho ngân hàng. -Bên vay phá sản, không thể thanh toán nên phải trốn nợ, không ký nhận lợi nợ vay do đó không thể làm được thủ tục xử lý tài sản đảm bảo. 2.Khó khăn do năng lực yếu kém cán bộ của Sở. Cám bộ tín dụng của Sở GDI còn hạn chế hiểu biết về thị trường các loại tài sản khiến việc định giá tài sản đảm bảo còn sai lệch với giá trị thực. Trước khi đem đảm bảo vay vốn, tài sản đảm bảo được định giá cao quá khiến cho việc phát mại tài sản sau này để thu hồi nợ khó đòi gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế là không thu đủ số tiền gốc vốn vay mà Sở đã cho vay chứ chưa nói tới khoản lãi sinh ra. 3.Khó khăn trong việc bán tài sản đảm bảo. Nguyên nhân chính do không phù hợp nhu cầu người mua, tài sản cũ kỹ, lạc hậu, tâm lý người tiêu dùng không muốn mua những loại tài sản kiểu này. Còn đối với bất động sản, đặc biệt là nhà đất, tuy nó không mất đi giá trị thậm chí còn tăng do giá trị cả nhà đất thường có xu hướng tăng nhưng thị trường bất động sản còn phôi thai, còn rất nhiều khó khăn về pháp lý, hành chính khiến việc mua bán, chuyển nhượng khó thực hiện được. Những tài sản đảm bảo cho nguồn vốn vay Đài Loan của Sở chủ yếu là các dây chuyền máy móc chuyên dùng, không đồng bộ nên việc bán tài sản rất khó khăn. 4.Khó khăn về hồ sơ TSĐB. Theo pháp luật, khi đảm bảo, phải lưu ký đầy đủ giấy tờ gốc sở hữu tài sản tại bên cho vay. Nhưng phần lớn tài sản đảm bảo không có giấy tờ này, phần vì chưa làm được như nhà đất, phần vì không cần đến như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhất là đối với khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng một lượng lớn tài. sản nhưng không được cấp giấy tờ nào cả về sở hữu hay chứng minh quản lý. Đây là tồn tại lớn mà Sở phải tập trung khắc phục để thực hiện cho vay theo đúng những quy định ban hành. 5.Khó khăn về việc ngân hàng có ít quyền trong việc xử lý TSĐB. Khi cần xử lý tài sản, bên đảm bảo không bàn giao tài sản cho ngân hàng, họ trầy bửa nhưng chưa có quy định nào được áp dụng xử lý. Một số nơi, chính quyền địa phương chưa ủng hộ việc xử lý tài sản nhất là tài sản là nhà đất của dân, họ không hiểu về hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và ngân hàng cũng như hiến pháp 1992 quy định về quyền có nhà ở của dân mà yêu cầu ngân hàng phải bố trí chỗ ở cho bên kia nếu muốn xử lý tài sản. Mặt khác, khi người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng, ngân hàng muốn phát mại tài sản thế chấp để thu hồi thì phải làm đơn kiện ra toà để đề nghị giải quyết và chỉ khi bản án được quyết định và có hiệu lực thì ngân hàng mới có quyền yêu cầu trung tâm bán đấu giá, tổ chức bán đấu giá tài sản,. 6).Khó khăn khi có tranh chấp, toà án chưa quan tâm xử lý, thời gian thi hành án dài, không hiệu quả, nhiều khi không thi hành án, không có biện pháp cưỡng chế cần thiết. Trong việc xử lý TSĐB, các ngành, các cấp phối hợp còn thiếu chặt chẽ, mỗi cấp một kiểu, làm theo ý mình. Nhiều khi, cơ quan thi hành án giữ quyền đinh jgiá tài sản khiến ngân hàng gặp nhiều trở ngại. Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế 6 tháng đối với hoạt động ngân hàng là chưa hợp lý. 7).Khó khăn về thủ tục công chứng TSĐB để vay vốn.

    SGDI-NHCTVN

      -Coi trọng tài sản đảm bảo, xem nó như một bộ phận cấu thành nguyên tắc tín dụng cũng là chủ trương của ngân hàng nhà nước, nó tạo sự bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng do đó hạn chế được quan niệm không đúng coi tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết thì xem xét cho vay; tạo điều kiện cho ngân hàng lựa chọn khách hàng sao cho có uy tín, hoạt động có hiệu quả, có khả năng trả nợ để cho vay ; lựa chon được biện pháp bảo đảm phù hợp với cả hai bên và lựa chọn tài sản đảm bảo. Các cơ quan này chịu trách nhiệm về thủ tục đăngký, nộp vào hệ thống dữ liệu quốc gia làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hay quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho công tác đảm bảo, tránh tình trạng không có chứng nhận sở hữu, nhiều tài liệu sở hữu khác nhau tài liệu giả… việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, các cơ quan nhà nước cần thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo tính pháp lý của khoản vay đảm bảo.