MỤC LỤC
Mở rộng cho vay nhằm phát triển làng nghề là tăng qui mô cả khối lượng và chất lượng nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tăng, đảm bảo ngân hàng phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường. Một là, mở rộng cho vay của các tổ chức tín dụng đối với làng nghề mà không ngắn liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì sự mở rộng đó sẽ là phiến diện. Do đó trong bất cứ trường hợp nào, đã là mở rộng cho vay thì phải góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển phù hợp với định hướng, mục tiêu của nhà nước.
Tuy nhiên, mở rộng đầu tư tín dụng ngân hàng không thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh với bất kỳ giá nào, NH không thể cho vay thiếu sự tính toán, cân nhắc. Mở rộng cho vay phải được xác đinh, định lượng, định tính gắn liền với chất lượng và hiệu quả đẩu tư tín dụng. Hai là, mở rộng cho vay phát triển làng nghề còn phải bảo đảm thực hiện mục tiêu của nguồn vốn huy động.
Chẳng hạn mục tiêu của nguồn vốn huy động là để cho vay xóa đói giảm nghèo, có hoàn trả, không hoàn trả, có lãi. Ba là, mở rộng cho vay đối với làng nghề còn phải cho vay có hiệu quả các cơ chế đầu tư tín dụng.
Ngay từ khi mới bắt đầu vào sản xuất kinh doanh, các hộ và các cơ sở làng nghề đã cần nhà xưởng, đất đai để người lao động có nơi sản xuất.Nguồn vốn tự có không đủ họ phải vay ngân hàng. Thông qua việc gián tiếp thúc đẩy tập trung hóa lao động nông thôn, tín dụng NH đã góp phần thay đổi theo phát triển kinh tế làng nghề theo cơ chế thị trường. Đồng thời việc giúp làng nghề phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp mà làng nghề làm vệ tinh.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng không những mang lại lợi ích kinh tế cao mà còn mang lại lợi ích chính trị, xã hội cho làng nghề. Thứ năm,tín dụng ngân hàng tham gia vào quá trình hình thành một số làng nghề mới và thúc đẩy làng nghề hiện tại phát triển. Tuy nhiên, mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, để có thể trở thành làng nghề cần có sự mạnh dạn đầu tư về vốn, trang thiết bị công nghệ cũng như có sự hỗ trợ của chính phủ.
Tín dụng ngân hàng tác động vào nhu cầu về vốn sẽ giúp cho các làng nghề này có khả năng phát triển thành các làng nghề mới. Với các làng nghề đang tồn tại thì tín dụng ngân hàng cung ứng vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua.
Như vậy sử dụng vốn vay đúng mục đích cùng với sự năng động nhạy bén trong kinh doanh của khách hàng và sự giúp đỡ có hiệu quả của ngân hàng sẽ tạo điều kiện để khách hàng đầu tư vốn có hiệu quả. Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với làng nghề là chỉ tiêu phản ánh chính xác tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm. Do đó nếu kết hợp doanh số chop vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với làng nghề.
Doanh số cho vay lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh cho thấy khả năng mở rộng hoạt động cho vay đối với làng nghề đang ở tình trạng tốt. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tăng và mức tăng năng suất lao động từ việc thực hiện phương án SXKD. Đó là tiền đề để khách hàng thực hiện đúng cam kết trả nợ cho ngân hàng, đồng thời bản thân khách hàng có lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Thông thường các sản phẩm làng nghề nhất là những sản phẩm truyền thống vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng vừa là vật trang trí trong nhà, đền, chùa, công sở nhà nước,… Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Sản phẩm của các làng nghề vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương trong nước vừa để xuất khẩu, trong đó nhu cầu để xuất khẩu bán cho khách tham quan du lịch thường chiếm tỷ trọng lớn.Tóm lại sản phẩm càng đa dạng, thị rường tiêu thụ càng rộng lớn điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của làng nghề càng lớn.