MỤC LỤC
-Giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc và các giấy tờ có giá khác (vận đơn..) Cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng không được cầm cố vay vốn tại tổ chức tín dụng đó. -Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hay từ căn cứ pháp lý khác. -Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong DN có vốn đầu tư nước ngoài. -Quyền đối với giống cây trồng, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. là hàng lậu). Khi nhận tài sản ngân hàng phải lập biên bản giao nhận hàng hóa .Trong quá trình cầm cố ngân hàng phải bảo quản và giữ gìn hàng hóa để khỏi hư hỏng mất mát ,không được sử dụng , bán , đổi , tặng , cho thuê và phải bồi thường mọi thiệt hại liên quan đến hàng hóa cho người cầm cố.
+ Về bên bảo đảm: Trước đây, Nghị định 165/1999/NĐ-CP quy định bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; người thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thay cho bên có nghĩa vụ, thì phải áp dụng biện pháp bảo lãnh bằng tài sản. + Giá trị tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự: Điều 5 Nghị định 163 quy định nếu bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự, thì các bên có thể thỏa thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Các tổ chức tín dụng phải đặc biệt chú trọng việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, vì Điều 69 Nghị định quy định trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ trong tương lai có thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm đó, không phụ thuộc vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ trong tương lai.
Chính sách tín dụng sẽ quyết định đến hoạt động bảo đảm trong cho vay của các ngân hàng ví dụ như : một ngân hàng đang thực hiện chính sách tín dụng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu theo chủ trương của chính phủ thì bên cạnh các vấn đề về quy mô, lãi suất, kì hạn …vấn đề về hoạt động bảo đảm cũng phải cũng phải được xây dựng theo định hướng đã đề ra. Hoạt động bảo đảm trong cho vay sẽ được nới rộng ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu như : thực hiện cho vay tín chấp với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn ; thực hiện đa dạng hóa các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng ; danh mục các loại tài sản đảm bảo cho các doanh nghiệp này phong phú hơn ; tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nới rộng….Hay một ví dụ khác : để khắc phục tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng của ngân hàng , chính sách tín dụng trong giai đoạn này là hạn chế cho vay thì hoạt động bảo đảm sẽ được thắt chặt hơn như : giảm tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo ; hạn chế các loại tài sản đảm bảo…. Vậy, nếu quy định của nhà nước về giao dịch bảo đảm là khung pháp lý cơ bản thì chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại lại là khung chi tiết có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định hoạt động bảo đảm trong cho vay của ngân hàng thương mại.
+ Trình độ , khả năng chuyên môn về thẩm định và đánh giá các tài sản đảm bảo như máy móc , thiết bị ,dây chuyền sản xuất còn chưa cao. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến những khó khăn và tồn tại mà ngân hàng cũng như chi nhánh Điện Biên Phủ đang phải giải quyết. Trên cơ sở đó , chi nhánh cần có những biện pháp nhằm phát triển hoạt động bảo đảm trong cho vay để có thể có được những hình thức bảo đảm phù hợp thu hút hơn nữa các đối tượng trong nền kinh tế.
Ngoài khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng nói chung, khi quyết định chọn lựa biện pháp bảo đảm tiền vay trong các trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản (bằng tài sản của khách hàng vay, bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bằng tài sản của bên thứ ba), cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng vay, chi nhánh cần phải tuân thủ các điều kiện qui định của Nhà nước, của Ngân hàng nhà nước và của Hội sở chính về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Tuy nhiên để thực hiện tốt yêu cầu trên, chi nhánh cần phải có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định chọn lựa, đặc biệt kiên quyết xử lý đối với những hành vi thông đồng với khách hàng sửa chữa, hợp thức hoá các chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán và các tài liệu liên quan để đủ các điều kiện theo qui định, nhất là trong cho vay không có tài sản bảo đảm, hoặc hành vi nâng giá trị tài sản bảo đảm cao hơn nhiều so với giá thị trường tại thời điểm. Để có được một biện pháp bảo đảm tiền vay không những phù hợp với từng loại hình khách hàng cụ thể, mà còn đảm bảo an toàn, hiệu quả, trước hết chi nhánh cần phải có sự tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất – kinh doanh , khả năng tài chính, hiệu quả dự án/phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra, đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý.
Cụ thể, chi nhánh có thể ưu tiên áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có qui mô hoạt động lớn, ngành nghề kinh doanh quan trọng, doanh nghiệp truyền thống và đã được kiểm toán báo cáo tài chính và quyết toán thuế hàng năm, có dự án/phương án khả thi. - Đơn giản hóa cũng như gọn nhẹ các thủ tục đăng kí giao dịch bảo đảm; xây dựng bảng biểu phí đăng kí giao dịch bảo đảm phù hợp với tỷ lệ tài sản đảm bảo ; cải cách tổ chức để thu gọn địa điểm đăng ký bảo đảm giao dịch, để hướng tới hệ thống đăng ký mới thuận tiện và thân thiện ; thống nhất mẫu đăng kí giao dịch bảo đảm. - Các bộ ngành liên quan (Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng) cần kiến nghị Chính phủ sửa đổi Luật đất đai, Luật nhà ở theo hướng cho phép khách hàng vay vốn được bảo đảm bằng căn hộ đã mua trong các dự án xây dựng chung cư hoặc quyền sử dụng đất đã trúng thầu như là một tài sản hình thành trong tương lai cho phù hợp với thực tế.
- Đề nghị Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo kiên quyết và tăng cường kiểm tra các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan công chứng trong việc thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các văn bản về công chứng chứng thực; kiên quyết xử lý các vi phạm gây phiền hà cho các tổ chức và cá nhân khi thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm. Qua thời gian tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo đảm nói riêng tại Chi nhánh Điện Biên Phủ ta có thể thấy được tình hình hoạt động bảo đảm tại Chi nhánh , những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của hoạt động bảo đảm trong cho vay , từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp , kiến nghị để khắc phục.
*Chương 3 : Giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo đảm trong cho vay tại NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Điện Biên Phủ ………..52.