Phân tích thực trạng lợi nhuận và giải pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

MỤC LỤC

Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Các yếu tố cấu thành lợi nhuận

Vì đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp thông thường, nên tỷ trọng từ hoạt động bất thường, hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ, không phản ánh được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Phần lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp thông thường là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng là mục đích nghiên cứu chính của bài viết này. Do vậy trong nghị định 59 CP có quy định: “Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ ), thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước “. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho người lao động..Do vậy chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.

Giá thành sản phẩm phản ánh lượng chi phí để hoàn thành sản xuất hoặc sản xuất và tiêu thụ một đợn vị hay khối lượng sản phẩm nhất định, còn chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, thời kỳ này thường là một năm. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu để dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác chung cho toàn bộ doanh nghiệp như: lãi vay, dự phòng, phí kiểm toán, tiếp tân, tiếp khách, công tác phí. Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính xem xét kinh doanh trong mối quan hệ giữa nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phộp xỏc định rừ ràng vào thời điểm nao ftrong kỳ kinh doanh, hay mức sản xuất tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm công ty không bị lỗ, từ đó có các quyết định chủ động và tích cực để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Hình 1.1 Sơ đồ phương pháp Dupont
Hình 1.1 Sơ đồ phương pháp Dupont

Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp .1 Nhân tố chủ quan

Hiện nay, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi sản phẩm tiêu dùng phải tốt về mọi mặt, chất lượng cao, giá cả vừa phải, hợp thị hiếu, điều kiện sử dụng, tiện lợi, đa dạng..Cho dù sử dụng trong thời gian ngắn hay dài hình thức sản phẩm ra sao thì tiêu dùng vẫn luôn mong muốn được sử dụng những sản phẩm tốt với chất lượng. Một doanh nghiệp có thể có nhiều loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau và các thứ hạng phẩm cấp đó đều được phép tiêu thụ trên thị trường với giá cả phù hợp từng phẩm cấp.Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi nâng cao chất lượng sản phẩm thì chắc chắn sẽ tăng tỷ lệ sản phẩm loại 1, mà giá. Việc đa dạng hoá các hình thức thanh toán tiền hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi thanh toán cho doanh nghiệp nhận doanh thu kịp thời, đầy đủ trong công tác thanh toán, doanh nghiệp cần có những hình thức động viên khuyến khích khách hàng để khách hàng thanh toán ngay, nhanh gọn, để tránh hiện tượng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn mà lại thu hút được nhiều khách hàng.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý về thực chất cũng giống như ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán, tức là chi phí bán hàng và chi phí cao hay thấp tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý và sử dụng, vật tư tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, do đó nó là tác động của nhân tó chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐÔNG DƯƠNG

Thực trạng lợi nhuận của công ty TNHH thương mại Đông Dương .1 Phân tích các tỷ số tài chính

Tiền mặt tại quỹ giảm qua 3 năm, thay vào đó hàng tồn kho lại tăng, từ đó đưa ra giả thuyết việc tiêu thụ hàng hoá của công ty gặp vấn đề khó khăn, khiến lượng hàng tồn công ty còn nhiều, hoặc do công ty mở rộng số lượng mặt hàng. Nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có khối lượng tiêu thụ lớn, giảm tỷ trọng mặt hàng có khối lượng tiêu thụ nhỏ, hay những mặt hàng có khả năng tiêu thụ thấp, thì làm cho tổng doanh thu tăng lên, mặc dù lợi nhuận tính trên từng đơn vị sản phẩm không hề thay đổi. Tại công ty TNHH thương mại Đông Dương ngoài hoạt động kinh doanh chính là buôn bán hàng hoá, công ty không thamn gia vào bất kỳ hình thức đầu tư tài chính nào, nên ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, chỉ có khoản lợi nhuận nhỏ thu từ hoạt động tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.

Trên đây là những con số được trích đọc từ báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của công ty TNHH thương mại Đông Dương, tuy nhiên nó thực chất chỉ phản ánh phần nào hoạt động kinh doanh bởi trên thực tế, đây là những con số đã được “biến hoá”.

Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Đông Dương
Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Đông Dương

Đánh giá lợi nhuận của công ty TNHH thương mại Đông Dương .1 Kết quả đạt được

Những biện pháp mà công ty đã áp dụng như: tiết kiệm nguồn lực con người ví dụ như thay vì tuyển một số lượng lớn nhân viên bán hàng công ty chỉ tuyển một số nhân viên thực sự có kinh nghiệm, năng động sáng tạo, được trả với mức lương cao.  Năm 2007 nhờ có sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng, làm cho kết quả kinh doanh của công ty có sự tiến bộ, thay vì nhập về số lượng lớn các chủng loại hàng hoá khác nhau, công ty đã tập trung nhập những mặt hàng dễ tiêu thụ, nhu cầu thị trường cần nhiều cụ thể như năm 2007 công ty đã tập trung nhập mặt hàng que thử nước tiểu U11, mặt hàng mà công ty độc quyền cung cấp vào thị trường Việt Nam, và giảm cung cấp những mặt hàng mà trên thị trường đã có những sản phẩm thay thế cùng loại. - Thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, chưa phản ánh đúng thực tế nhu cầu thị trường về mặt hàng này, nhu cầu về mặt hàng thiết bị y tế rất lớn do dây là loại hàng hoá hàm chưa công nghệ cao, thị trường cung cấp tại Việt Nam hầu như không có.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty không được phát triển đúng hướng như: sự biến động vè tỷ giá làm cho giá vốn hàng bán của công ty tăng lên, khiến cho giá bán hàng hoá tăng theo, làm giảm cầu thị trường.

GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯƠNG

Giải pháp tăng lợi nhuận của công ty TNHH thương mại Đông Dương

Nhu cầu về mua mới trang thiết bị y tế của các cơ sở khám chữa bệnh là rất lớn, trong khi đó thị trường sản xuất các máy móc này tại Việt Nam lại hoàn toàn chưa phát triển, các mặt hàng này chủ yếu được nhập ngoại, biến thị trường tiềm năng của công ty thành một thị trường có quy mô về cầu rất lớn. Vì vậy, công ty cần xây dựng một tỷ trọng hàng hoá hợp lý, các loại hoá chất xét nghiệm thường có giá trị thấp,tiêu thụ lại nhanh và không tốn chi phí lưu trữ, bảo hành cũng như hao mòn vô hình, công ty có thể đầu tư nhiều vào mặt hàng này và xin làm đại lý độc quyền cho các hãng cung cấp chúng. Giá bán cho khách hàng truyền thống của công ty rất khó tính toán, công ty nên áp dụng khoảng giao động cho mức giá này, bởi khách hàng truyền thông là các viện, nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước nên họ rất chậm trả nợ, khiến công ty bị nợ đọng vốn, trong khi khối lượng hàng mua lại rất lớn.

Các khoản phải thu của công ty khá nhiều, tuy nhiên lại năm ở những khách hàng lẻ khác nhau, khi thu hồi vốn dễ bị phân tán do không có sự quản lý hay bất kỳ kế hoạch nào, đến khi nhập hàng công ty luôn khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính, nguyên nhân là do công ty không có kế hoạch thu hồi nợ, không có kế hoạch tài chính từ trước.

Một số kiến nghị

Do công tác lập kế hoạch tài chính không được thực hiện, nên thường các khoản nợ của công ty không được thanh toán đúng hạn. Vì vậy tình trạng nợ đọng nhà cung cấp diễn ra khá phổ biến khiến cho đơn đặt hàng tiếp theo thường gặp khó khăn. Nhà cung cấp bắt phải trả trước mới giao hàng, trong khi đó, những đơn đặt hàng giá trị lớn thì không thể nào thanh toán hết cùng lúc được.

Trả các khoản nợ đúng hạn cũng sẽ tạo sự tin tưởng trong mối quan hệ vơi khách hàng, với nhà cung cấp.