MỤC LỤC
Vì số tiết được phân phối cho việc luyện tập, ôn tập trong chương trình còn ít so với lượng kiến thức cần ôn của chương (1 – 2 tiết ôn tập cho mỗi chương) nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp ôn tập cho học sinh. Nhiều học sinh không định hình được cần nắm được những gì trọng tâm của chương cũng như không có được cái nhìn tổng quát về chương vừa học. Bởi số ít giáo viên hoặc do một vài lý do nào đấy hoặc do trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà chưa có kế hoạch, phương pháp ôn tập lâu dài cho học sinh dẫn đến tình trạng học sinh phải cần đến những “lò luyện”.
Mà chính những “lò luyện” đã làm cho học sinh quá tải về lượng bài tập hoặc kiến thức (do học trước chương trình) làm cho thời gian tự học tự đọc tài liệu của học sinh ở nhà không còn. Đàm thoại có tính chất ôn tập khi kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi họ đã làm bài tập ở nhà. Kiểm tra những bài đã được ôn tập và phân tích những sai lầm điển hình mà học sinh thường phạm phải.
Ôn tập tổng quát (bằng hình thức đàm thoại tỉ mỉ hoặc bằng bài giảng) những chương mục riêng rẽ của chương trình…. Cũng bởi số ít giáo viên chưa có phương pháp, kế hoạch tốt trong các giờ ôn tập đã tạo cơ hội cho nhiều học sinh: hoặc thích học ôn tập vì không có gì đáng học nên là thời gian ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc cũng không phải áp. Nhiều học sinh rất ngại học ôn tập và thường gặp khó khăn nhất định trong việc tự tổng hợp kiến thức của cả chương.
Học sinh học những giờ luyện tập, ôn tập còn mang tính thụ động, chưa có cơ hội tham gia các hoạt động nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo. Những quy định về học tập bị buông lỏng, các thầy cô dễ dãi, phụ huynh học sinh hay đến kêu xin cho con em mình được chiếu cố. Cộng vào đó là các tiêu cực ngoài xã hội dội vào nhà trường càng làm cho thi cử thiếu nghiêm túc, gian lận nhiều, luyện thi tràn lan.
Trong tình hình đó khả năng tự học tự phát của học sinh không những không được chăm sóc vun vén mà ngày càng cằn cỗi đi đến mức khá trầm trọng như được phản ánh qua bài vè dưới đây, dù rằng có phần bi quan và cường điệu: [14]. Để đáp ứng được cầu phát triển tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong các giờ ôn tập chương. Đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực tự học tự đọc suốt đời cho học sinh, chúng tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp ôn tập cho học sinh được trình bày cụ thể trong chương sau.
Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng động cơ học tập cho học sinh, coi trọng rèn luyện tư duy chứ không dừng ở cung cấp kiến thức, hình thành và phát triển cho học sinh một số kỹ năng tự học cần thiết như: Nghe giảng, ghi chép, ghi nhớ, đọc sách, cách tổ chức việc tự học, cách hợp tác với bạn với thầy,…. Việc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của chương này cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của năng lực tự học toán của học sinh và cho thấy thực trạng dạy học toán hiện nay. Việc ôn tập tổng kết phải giúp học sinh khái quát hóa những kiến thức đã học, biết cách nhìn nhận những kiến thức đó theo một hệ thống tư tưởng xác định, nờu rừ được mối liờn hệ logic bờn trong giữa cỏc đối tượng riờng rẽ và củng cố chắc chắn các kiến thức đã học.
Tổng kết những khái niệm cơ bản, những tư tưởng chủ đạo của SGK, ghi nhớ những nét lớn các kiến thức đã học, sự tiến triển của các khái niệm, các ứng dụng lý thuyết và thực hành của các khái niệm. Cải tiến có cơ cấu hệ thống kiến thức và xây dựng một quan niệm khác đối với những kiến thức đã học, kết hợp những kiến thức ôn tập với việc giảng dạy các kiến thức mới trong chương trình nhằm mục đích đào sâu kiến thức ôn tập. Cần có được một hệ thống ôn tập đã được suy nghĩ kỹ càng về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn mới có thể bảo đảm cho kiến thức của học sinh có chất lượng cao và vững chắc.
Cần phải áp dụng các phương pháp ôn tập khác nhau, phải làm cho kiến thức được ôn tập thêm phong phú, phải nghiên cứu kiến thức cũ trên quan điểm mới, phải nêu được mối quan hệ logic mới, phải kích thích tính tự học của học sinh. Chỉ bằng cách đó mới khắc phục được mâu thuẫn: Một mặt là một số học sinh không thích ôn tập những điều mà các em đã được học qua một lần, mặt khác thì ôn tập để đào sâu, hệ thống khái quát hóa những kiến thức đã được học. Với những cơ sở lý luận trên chúng tôi xin đưa ra phương pháp dạy ôn tập chương trên tinh thần giúp học sinh tự học, bước đầu hình thành năng lực tự học tự nghiên cứu suốt đời cho học sinh.
Với mỗi chương giáo viên cần chọn ra một hoặc hai đề tài với nội dung trọng tâm đảm bảo các mục tiêu của chương trình theo bộ giáo dục quy định (về cơ bản lấy mục tiêu trong sách giáo viên của nhà xuất bản giáo dục). Với mỗi đề tài giáo viên cần đưa ra được khung hướng dẫn có thể coi như hình thức của “tựa thuật giải”, tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà người thầy đưa ra “tựa thuật giải” chi tiết hay chỉ là những bước hướng dẫn định hướng cho học sinh. Suy nghĩ, cảm nhận về đề tài (Đưa ra các quan điểm của mình như: có thể mở rộng đề tài được không, mở rộng ở điểm nào, khó khăn hay dễ dàng khi học phần, chương này,… ).
- Giáo viên xây dựng các tình huống dạy học, dự kiến tiến trình dạy học, chuẩn bị các phương tiện dạy học: phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ, móc treo giấy, kéo, phấn màu, hoặc máy chiếu. Suy nghĩ, cảm nhận về đề tài (Đưa ra các quan điểm của mình như: có thể mở rộng đề tài được không, mở rộng ở điểm nào, khó khăn hay dễ dàng khi học phần, chương này,… ). Suy nghĩ, cảm nhận về đề tài (Đưa ra các quan điểm của mình như: có thể mở rộng đề tài được không, mở rộng ở điểm nào, khó khăn hay dễ dàng khi học phần, chương này,… ).
- Giáo viên xây dựng các tình huống dạy học, dự kiến tiến trình dạy học, chuẩn bị các phương tiện dạy học: phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, móc treo giấy, kéo, phấn màu, hoặc máy chiếu. Suy nghĩ, cảm nhận về đề tài (Đưa ra các quan điểm của mình như: có thể mở rộng đề tài được không, mở rộng ở điểm nào, khó khăn hay dễ dàng khi học phần, chương này,… ).