MỤC LỤC
Ở Việt Nam từ những năm 90 trở về trước đã có những công trình của nhiều tác giả bàn về lý luận quản lý nhà trường và các hoạt động quản lý nhà trường như: Nguyễn Ngọc Quang; Phạm Viết Vượng; Nguyễn Văn Lê; Hà Sĩ Hồ; Lê Tuấn và những bài giảng về lý luận quản lý giáo dục của Trường cán bộ quản lý giáo dục TWI..và một số công trình nghiên cứu có giá trị như : “ Giáo trình khoa học quản lý” của Phạm Trọng Mạnh; ( NXB ĐHQG Hà nội năm 2001);“ Khoa học tổ chức và quản lý – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý ( NXB thống kê Hà nội năm 1999). Bên cạnh đó còn có một số bài viết đề cập đến quản lý giáo dục như: “ Vấn đề về kinh tế thị trường, quản lý nhà nước và quyền tự chủ các trường học” của Trần Thị Bích Liễu- Viện KHGD đăng trên tạp chí Giáo dục số 43 tháng 11 năm 2002; “ CBQLGD&ĐT trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước” của cố Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Lê Vũ Hùng trên tạp chí Giáo dục số 60 tháng 6/2003.
“Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Bằng những phương pháp riêng của mỗi người mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý những nội dung cần thiết để đối tượng quản lý thực hiện, vận hành đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Trong cuốn “Cơ sơ lý luận của khoa học quản lý giáo dục” của M.I.Kondacov có viết: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh thì chúng ta không hiểu quản lý nhà trường là hệ thống xã hội chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng chủ thể quản lý trên cơ sở các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu của xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”.
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.”. QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam XHCN, mà tiêu điểm là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về. QLGD còn được hiểu là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Dưới góc độ chính trị – xã hội quản lý phát triển nguồn nhân lực tập trung vào việc đưa ra các chính sách đảm bảo quỳên tự do dân chủ, sự an ninh với đời sống của con người, sức khoẻ của con người, giữ môi trường sống tự nhiên cuả con người được trong lành, đảm bảo sự bình đẳng giới, bình đẳng dân tộc.
Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý, giáo dục giai đoạn 2005-2010, có mục tiêu: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu”, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá dất nước’’. Xuất phát trên quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu của Đảng và Nhà nước để xây dựng chiến lược phát triển GD-ĐT mà trong đó nòng cốt là chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cho từng giai đoạn như: “ Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” “ Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010 và những giai đoạn tiếp theo”. Các nhà trường MN muốn thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đề ra, đòi hỏi nhà nước cần phải xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD thích ứng cho từng thời kỳ, đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đặt ra của sự nghiệp CNH, HĐH, cũng như đáp ứng kịp với sự mở rộng của các cơ sở GD-ĐT, sự mở rộng quy mô học sinh ở các cấp học , bậc học.
Chính sách mở rộng các cơ sở GD-ĐT, bồi dưỡng CBQL cho ngành GD-ĐT, sự mở rộng về quy mô sinh viên các trường sư phạm, các trường đào tạo bồi dưỡng CBQLGD, chính sách của Nhà nước về tăng cường biên chế cho ngành GD-ĐT..sẽ tác động đến việc tăng số lượng đội ngũ CBQL, giáo viên cho thời kỳ đó hoặc nếu Nhà nước có chính sách tinh giản biên chế, nâng cao mức chuẩn hoá nghề nghiệp hoặc những quy định khác sẽ tác động đến việc thu hẹp chỉ tiêu đào tạo ở các trường , khoa sư phạm, các trường đào tạo. Do vậy để đội ngũ cán bộ quản lý GD nói chung và cấp MN nói riêng đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đảm bảo về cơ cấu nhân lực ở các cấp bậc học giữa các vùng miền của đất nước cũng như trong phạm vi của một huyện đều bị ảnh hưởng của chính sách đầu tư cho giáo dục, cho nên nếu sử dụng chính sách đầu tư cho thích hợp có hiệu quả sẽ là nhân tố làm tăng cả về số lượng, nâng cao chất lượng và đồng bộ cơ cấu đội ngũ CBQLGD các cấp ở nước ta. Chẳng hạn việc bố trí, luân chuyển sắp xếp đội ngũ CBQL không căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn và những phẩm chất khác của mỗi người; Không căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của mỗi địa phương, khu vực, mỗi trường phổ thông về CBQL sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nơi đó, tạo tâm lý xã hội không tốt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt tâm lý của những người đang theo học ở các trường sư phạm, các trường QLGD.
Để phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBQL, ngành GD-ĐT cần ban hành những chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ CBQL như: Chính sách tiền lương phù hợp, chính sách phụ cấp ưu đãi, chính sách sử dụng nhân tài, chính sách trợ cấp cho đội ngũ nhà giáo và CBQL ở những vùng, nơi khó khăn ..Để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế- xã hội.
Trình độ dân trí còn lạc hậu, nhân dân chưa quan tâm đúng mức tới việc học tập của con em trong gia đình. Trải qua gần 25 năm đổi mới, cùng với sự tiến bộ của giáo dục cả nước, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng ngày càng được phát triển vững chắc. Hệ thống trường, lớp được xây dựng phân bố rộng khắp toàn huyện, đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân.
Trải qua gần 25 năm đổi mới, giáo dục MN Thanh Chương đã đạt được sự phát triển tương đối vững chắc, bước đầu đi vào ổn định đáp ứng được nhu cầu của nhân dân huyện Thanh Chương, số lượng học sinh tăng ổn định, chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu ngày càng được nâng cao; Tỷ lệ trẻ được tổ chức ăn ở bán trú ngày càng cao. Về sự phân bố học sinh MN trên toàn huyện: số HS MN tập trung nhiều nhất ở các vùng kinh tế phát triển, địa bàn lớn và các xã có truyền thống hiếu học như: Thị Trấn, Đồng Văn, Thanh Thuỷ, Thanh Lĩnh..các xã có số lượng HS ít nhất là Thanh Hòa, Thanh Tường, Thanh Long..Theo số liệu điều tra phổ cập MN, tốc độ phát triển số lượng HS MN tương đương so với tốc độ.