MỤC LỤC
Luận văn tiến hành nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở 5 trường Tiểu học: Đông Vinh, Đông Quang, Đông Hưng, Đông Lĩnh, Thị trấn Rừng Thông của huyện Đông Sơn đại diện cho các trường Tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học nêu trên.
Phương pháp này còn được sử dụng để trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học của hệ thống giáo dục Tiểu học được đề xuất. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trao đổi trò chuyện với giảng viên giảng dạy các trường sư phạm (Thầy cô giảng viên về phương pháp), cán bộ phụ trách chuyên môn phòng Giáo dục & Đào tạo, chuyên viên Phòng giáo dục, CBQL, GV, HS, cha mẹ HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết kinh nghiệm của CBQL (Hiệu trưởng) các trường Tiểu học trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học.
Theo các tác giả Thái Văn Thành và Chu Thị Lục thì: “Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học ” [34-1]. Mặt khác, hoạt động dạy học giúp cho HS Tiểu học không phải nắm được những tri thức rời rạc, phiến diện mà nắm được những tri thức ngày càng có hệ thống, toàn diện về tự nhiên, xã hội, tư duy và biết chuyển hoá những tri thức đó thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng; đảm bảo kết hợp học với hành, biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường Tiểu học nói riêng thì hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm, nó giúp cho HS nắm vững kiến thức phổ thông một cách có hệ thống qua hoạt động dạy của người thầy giáo. Lô gíc hình thành kiến thức đã tự có trong lô gíc hoạt động học, đảm bảo kết quả của hoạt động học.
Quá trình nhận thức của HS còn thể hiện sự độc đáo trong tính giáo dục của nó, nghĩa là thông qua việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực hoạt động trí tuệ của HS dần dần được xây dựng trên cơ sở thế giới quan khoa học, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức của con người mới. Quá trình dạy học là quá trình thực hiện các nhiệm vụ trí dục, giáo dục, phát triển, quy luật thống nhất biện chứng giữa xây dựng kế hoạch, tổ chức điều chỉnh và kiểm tra hoạt động của HS trong quá trình dạy học.
Người dạy: Vừa chịu sự tác động của chủ thể quản lý dạy học, vừa tự xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học, tự tổ chức việc dạy học và tổ chức việc học cho người học, tự chỉ đạo hoạt động dạy của mình và chỉ đạo hoạt động học của người học. Người học: Tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và tự kiểm tra hoạt động học của mình theo kế hoạch, cách thức tổ chức, sự chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý dạy học và của người dạy.
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa hai hoạt động: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, là quá trình hoạt động chung trong đó người dạy đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của người học và người học đóng vai trò tích cực chủ động, tự giác phối hợp với sự tác động của người dạy bằng cách tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình. Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ được giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất ” [31-35].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý trường học có thể hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến ”. - Quản lý chất lượng hoạt động dạy học không chỉ là quản lý đơn thuần các hoạt động dạy học mà phải quản lý đến quá trình tác động tới tất cả các thành tố sư phạm có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ phục vụ cho hoạt động dạy học của thầy và trò trong đó chú trọng đến các khâu như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả.
Hoạt động này được tiến hành 2 tuần 1 lần với các nhiệm vụ: “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại GV theo quy định Chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó ”. Quản lý công tác bồi dưỡng GV là quá trình chỉ đạo, tổ chức, động viên, tạo điều kiện về tinh thần lẫn vật chất để GV được nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy, đồng thời kiểm tra việc GV thực hiện các yêu cầu của cấp trên về chuẩn hoá và nâng chuẩn trình độ chuyên môn, xây dựng đội ngũ ngày càng vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ.
- Các yếu tố đảm bảo về chính trị, xã hội, tâm lý và tổ chức nhằm giúp đội ngũ GV quán triệt, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tạo động lực làm việc tích cực, hiệu quả nơi đội ngũ GV. - Các yếu tố đảm bảo về phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: cung cấp đầy đủ các điều kiện về trường lớp, sân chơi bãi tập cùng các phương tiện, trang thiết bị dạy học nhằm giúp cho GV tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS được thuận lợi, tạo cho HS hứng thú học tập. Là những tác động nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và giáo dục HS nói chung [4].
Mục tiêu giáo dục Tiểu học bao gồm những phẩm chất và những năng lực chủ yếu cần hình thành cho HS Tiểu học để góp phần vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của Luật Giáo dục (2005) như sau “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở.”. - Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.