Giải pháp phát triển du lịch sinh thái sông nước tại Đồng bằng sông Cửu Long

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL

Tiềm năng du lịch sông nước tại ĐBSCL

ĐBSCL còn là nơi tập trung khá nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, các di chỉ khảo cổ, những lễ hội phản ánh sinh động nét đa văn hóa của cộng đồng người Việt, Hoa, Khơme, Chăm… Hơn nữa, so với các quốc gia có dòng Mêkông chảy qua, ĐBSCL là nơi có mật độ dân cư sinh sống ven bờ đông đúc nhất, so với cả nước, hoạt động giao thông đường thủy ở ĐBSCL sầm uất hơn hẳn. Sản phẩm du lịch của hai cụm này là chủ yếu là du lịch sinh thái sông nước , tham quan cuộc sống đời thường trên các cù lao sông Tiền như Long - Lân – Qui – Phụng ở Tiền Giang và Bến Tre, tham quan chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng ( Cần Thơ ), Vàm Láng ( Phong Điền ), Ngã bảy Phụng Hiệp ( Hậu Giang ), Sông Gành Hào ( Cà Mau ), Vĩnh Thuận ( Kiên Giang ),tham quan làng nghề như làm kẹo dừa ở Bến Tre, làm chiếu ở Tân Châu, tham quan các vườn quốc gia tràm chim Tam Nông, du lịch sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười, vườn quốc gia U Minh , du lịch văn hóa lễ hội cộng đồng Khơme, kết hợp tham quan di tích văn hóa lịch sử, di chỉ khảo cổ Oc Eo với loại hình homestay…và đặc biệt là du lịch đường sông liên tuyến quốc tế sông Tiền – sông Hậu – Campuchia.

Thực trạng kinh doanh du lịch sông nước tại ĐBSCL

Giống như những vùng khác trên khắp mọi miền của đất nước, ĐBSCL cùng là nơi tập trung các làng nghề thủ công lâu đời mà sản phẩm của nó đã và đang phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của người dân như nghề dệt chiếu ở Định Yên, nghề đan đát ở Ba Tri, nghề làm kẹo dừa, làm lu ở Bến Tre, nghề làm tủ thờ ở Tiền Giang, làm gốm ven sông Tiền hay trồng hoa kiểng ở Sa Đéc, nem Lai Vung Đồng Tháp, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc… hay mới xuất hiện gần đây là nghề làm các sản phẩm thủ công bằng lục bình hoặc làng nghề nuôi cá da trơn ở An Giang đang rất có hiệu quả về mặt kinh tế. Mặt khác, những vườn chim sẽ không bao giờ tồn tại nếu không có những khu rừng tràm, rừng ngập mặn che chở, bao bọc như vườn quốc gia U Minh ở 2 tỉnh Kiên Giang - Cà Mau, Vườn quốc gia Tràm Chim - rừng tràm Gáo Giồng ở Đồng Tháp, hay là rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang..Tuy nhiên, do còn hạn chế về giao thông đường thủy, các khu bảo tồn thường nằm sâu bên trong nên các tour du lịch sông nước doanh nghiệp ít khi tổ chức tham quan điểm này.

Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong đến du lịch sông nước ĐBSCL

Ngay trong quá trình nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này, nhóm không thể tìm được một đầu mối thông tin cho cả 12 tỉnh ĐBSCL và thành phố Cần Thơ, hay trong quá trình nhóm lấy thông tin về năm du lịch quốc gia “ miệt vườn sông nước Cửu Long”, mỗi tỉnh cú một chương trỡnh chào đún riờng cho mỡnh, và mỗi tỉnh cũng khụng nắm rừ được chương trình hoạt động của những tỉnh khác, đến khi nhận thư mời tham gia thì mới biết ( theo như chị Diệp Mai, trung tâm xúc tiến thương mại – du lịch Kiên Giang cho biết). Thứ hai nhóm phân tích về phương pháp quản lý: Hiện nay, tại các sở văn hoá - thể thao và du lịch của các tỉnh đều có cơ quan xúc tiến đầu tư du lịch, cũng như việc ra đời của hiệp hội du lịch ĐBSCL ngày 6/6/2008 với chức năng kết nối ngành du lịch của các tỉnh lại với nhau và là cầu nối giữa các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (đây là hiệp hội cấp vùng đầu tiên tại Việt Nam) đã cho thấy các cấp lãnh đạo đã phát hiện ra tầm quan trọng của du lich đối với vùng đồng bằng. Riêng về tàu phục vụ du lịch, ngay những chiếc tàu thuộc công ty du lịch tuy đều có mua bảo hiểm nhưng cũng chỉ trang bị trên dưới 50% phao cứu sinh, hiện nay chỉ có một vài chiếc du thuyền lớn được kiểm tra chặc chẽ thì có trang bị phương tiện cứu sinh, cứu hộ đầy đủ, còn những chiếc thuyền của người lái đò tại các điểm phục vụ tham quan trên sông nước thì rất hiếm phương tiện có trang bị phao sứu sinh và thường là không có mua bảo hiểm, do đó khi tai nạn xảy ra sẽ không có tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm.

Đánh giá thực trạng du lịch sông nước ĐBSCL

Đơn cử một ví dụ, nhóm nghiên cứu đến chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ vào khoảng 8h sáng, lúc này chợ đã không còn đông nữa, chúng tôi thuê một chiếc đò máy nhỏ tham quan một vòng chở nổi giá đi cho một người là 20.000 VND, trao đổi với anh Dũng - người lái đò tham quan tại chợ nổi – một ngày tại chợ nổi anh đưa được trên dưới 10 khách, thu nhập như vậy vừa đủ để nuôi một gia đình 4 người. Bên cạnh đó, trong tương lai, khi du lịch sông nước kết hợp chặt chẽ với lễ hội thì du lịch sông nước sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc duy trì và mở rộng quy mô những lễ hội văn hoá truyền thống của cư dân sông nước, nhưng khi ấy chúng ta lại phải đối đầu với việc giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, không để thương mại làm cho lu mờ nét truyền thống đó.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp

Cơ sở đề xuất giải pháp

Theo nhận xét của nhóm nghiên cứu, do các kỳ nghĩ trong năm tại Việt Nam khá ngắn, thường chỉ 2,3 ngày, dài nhất là tết nguyên đán cũng dưới một tuần vì vậy xu hướng của người Việt Nam chủ yếu sẽ là đi du lịch nghĩ dưỡng ngắn ngày trong nội địa, đến các địa phương lân cận, hoặc là nghĩ ngơi ở các nhà vườn sinh thái cao cấp vào dịp cuối tuần… và đặc biệt thu hút nhiều du khách nhất sẽ là loại hình du lịch biển. Ngoài ra, du lịch lễ hội cũng là một xu hướng mới như là Festival Huế và một số lễ hội dân gian ở địa phương mới được khôi phục lại trong thời gian gần đây như Festival Tây Sơn – Bình Định…Mặt khác, do cuộc sống ngày càng phát triển nên nhu cầu du lịch ra nước ngoài đặc biệt là các nước Đông Nam Á lận cận như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore… hay du lịch Trung Quốc kết hợp với mua sắm sẽ không chỉ dừng lại đối với những người Việt Nam có thu nhập cao.

Các giải pháp chiến lược cho du lịch sông nước tại đồng bằng sông Cửu Long

Ngoài ra, ngành du lịch cần phải phối hợp với các ngành khác như làgiao thông vận tải, tài nguyên và môi trường để có những quy định về việc đảm bảo vệ sinh của các phương tiện tham gia vận chuyển hành khách như là trang bị thùng rác trên tàu, máy móc của các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo chất lượng và không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng những nguồn năng lượng thân thiện như là năng lượng mặt trời( chi tiết về du thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời xin vui lòng tham khảo ở Phụ lục 5) những quy định về xử lý chất thải trên các du thuyền, trong các cơ sở lưu trú ven sông…Khuyến khích các điểm tham quan sử dụng những sản phẩm và vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường. Vì thế, để có thể khai thác được tối đa những thuận lợi về cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái, nhân văn ở ĐBSCL thì nhất thiết cần phải có một đội ngũ nhân sự về quản lý cũng như lực lượng lao động phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch thật chuyên nghiệp, vững vàng về chuyên môn và có nhận thức đúng đắn về ngành du lịch – đó là một ngành kinh tế không chỉ đơn thuần mang tính thương mại mà nó còn thể hiện được tính nhân văn sâu sắc giữa người và người, qua đó người làm du lịch sẽ thể hiện được tình yêu quê hương, lòng mến khách của mình, vì thế sẽ để. Với vấn đề thứ nhất, để thu hút nhiều khách du lịch đến với ĐBSCL cần có chiến lược xúc tiến và quảng bá đúng thị trường, những giải pháp này đã được nêu ở phần xây dựng giải pháp cho chiến lược marketing cho các doanh nghiệp, tuy nhiên muốn thực hiện những giải pháp này hiệu quả thì các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các cơ quan cũng phải chủ động trong công tác quảng bá như tổ chức những sự kiện nhằm mục tiêu đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến đầu tư.

Các kiến nghị

Festival đồng bằng sẽ được tổ chức vào khoảng thời gian mà thời tiết đẹp nhất trong năm, và thời gian thích hợp với những kỳ nghỉ, trong festival tất cả các tỉnh đều đưa ra một chuỗi chương trình của mình tương ứng với thời gian diễn ra festival, mỗi ngày một hoạt động đặc trưng để du khách có thể tự thiết kế một tour du lịch theo dòng Cửu Long mà du khách đến địa phương nào vào bất cứ ngày nào trong thời gian điễn ra lễ hội cũng có thể tham gia các hoạt động. Với tình hình kinh doanh du lịch còn rời rạc và nhỏ lẻ hiện nay ở ĐBSCL việc hiệp hội du lịch ĐBSCL ra đời đã mở ra một cánh cổng mới tràn đầy hy vọng cho ngành du lịch với sự gắn kết các doanh nghiệp, các địa phương, sự hỗ trợ và tư vấn của hiệp hội về luật pháp, về khách hàng, những nghiên cứu của hiệp hội về sản phẩm, chuỗi sản phẩm liên kết.