Đổi mới cơ chế quản lý tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

MỤC LỤC

Một vài nét về các tổ chức sự nghiệp công ở Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới kinh tế và phát triển đất nước trong hơn hai thập kỷ qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ nền kinh tế đất nước liên tục tăng trưởng cao (trung bình từ 7- 8% năm), nước ta cũng đã đạt được những kết quả khá ấn tượng trong việc cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội của người dân. Theo kết quả đánh giá tại Báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam không ngừng được cải thiện và luôn được xếp hạng cao hơn so với trình độ phát triển kinh tế.

Công nghệ

Thực trạng cơ chế quản lý trong lĩnh vực giáo dục

Khi đó hiệu trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội các của mình, con khi đối với các cơ sở công lập thì ta người đứng đầu các cơ quan này vẫn chưa phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tổ chức của mình, vì bản thân cấp phó vẫn do cơ quan thẩm quyền bổ nhiệm, khi đó làm giảm đi tính hiệu quả và linh hoạt trong công tác tổ chức và quản lý của các đơn vị này. Còn đối với các trường đại học thì có phần nào được quyền tự chủ cao hơn, tại điều 32 của Điều lệ các trường đại học, hiệu trưởng các trường đại học có quyền quyết định việc tiếp nhận (có thể thông qua tổ chức. thi tuyển), chuyển ngạch các chức danh từ giảng viên chính trở xuống, ký quyết định tuyển dụng, thôi việc và thuyên chuyển công tác giảng viên, cán bộ, nhân viên. Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý giáo dục nói chung và cơ chế quản lý tài chính trong giao dục nói riêng, đã có nhiều chủ chương chính sách đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải có những cơ chế chính sách mới hiệu quả hơn, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho các tổ chức sự nghiệp công, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.

Trước tình hình nguồn NSNN chi cho giáo dục không hiệu quả, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu phải quan tâm và tính đến hiểu quả chi tiêu NSNN của mình, Nhà nước có chủ chương đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các TCSN công nói chung và các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là đổi mới theo hướng trao quyền tự chủ cho các tổ chức này.

Sơ đồ 3: Số lượng học sinh mẫu giáo và các cấp học phổ thông trong các  năm học gần đây
Sơ đồ 3: Số lượng học sinh mẫu giáo và các cấp học phổ thông trong các năm học gần đây

Một số điểm so sánh chính của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2002/NĐ-CP về cơ chế quản lý tài chính

Trong quyết định này đã nêu chủ trương điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên thực hiện việc phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn, bảo đảm chính sách xã hội, chăm lo đối tượng người nghèo, thực hiện các Chương trình trọng điểm về giáo dục v.v. Như vậy cơ chế này không tạo ra động lực để buộc các cơ sở giáo dục phải hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn, quan tâm đến đầu ra mà mình đào tạo, mà vô hình chung cơ chế hiện nay nó lai có tác dụng ngược, nó làm cho các cơ sở giáo dục ỷ lại vào sự viện trợ, bao cấp của NSNN, không cần biết đơn vị mình hoạt động như thề nào, hàng năm vẫn có ngân sách để hoạt động. Theo đó, tại Điều 35 của Điều lệ này đã quy định hiệu trưởng các trường Đại học và Cao đẳng chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của tổ chức, được quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, thực hiện việc quyết định đầu tư và quản lý các dự án từ ngân sách nhà nước theo Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành v.v.

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia cho giáo dục, theo cơ chế hiện hành các địa phương tự phân bổ và cấp phát kinh phí cho các dự án nên một mặt tạo sự chủ động cho địa phương, nhưng mặt khác do chưa có các tiêu chí cụ thể thống nhất cho việc phân bổ nguồn ngân sách này ở địa phương trong cả nước nên sự chỉ đạo của cơ quan quản lý chương trình ở cấp trung ương kém hiệu lực và cũng sinh ra hiện tượng mỗi địa phương thực hiện theo cách riêng của địa phương mình.

Sơ đồ 4: Tổng chi NSNN cho giáo dục từ năm 2004-2007
Sơ đồ 4: Tổng chi NSNN cho giáo dục từ năm 2004-2007

Quy định về tổ chức thu, quản lý và sử dụng quỹ học phí tại các cơ sở giáo dục và đào tạo

Hiện nay tuỳ vào các vùng miền khác nhau mà mức học phí được phép thu cũng khác nhau, nhằm đảm bảo công bằng xã hội, cũng như tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục, đào tạo của sinh viên, học sinh các vùng sâu, vùng xa, hải đảo biên giới, những vùng kinh tế còn nghèo. Vì hiện này chúng ta vẫn cấp phát kinh phí theo đầu vào23, tuyển sinh thì đúng hạn mức được giao khí đó các phần lớn các trường công lập thuộc hệ đào tạo tập trung ở đô thị, trong khi chi phí đào tạo cao nên thường phải chịu sự quá tải trong chi tiêu. Như vậy, nếu vẫn áp dụng cơ chế thu học phí hiện nay, thì việc thực hiện Nghị định 10 và Nghị định 34 về tự chủ tài chính của các TCSN công trong giáo dục sẽ khó có thể thành công do thu không đủ bù chi nếu cắt giảm ngân sách.

Tuy nhiên, do việc quản lý tổ chức giáo dục hiện nay còn nhiều bất hợp lý (xem thêm Hộp 4), hiện bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo không quản lý được nguồn lực tài chính cho chính ngành mình, không thể đánh giá được việc hiệu quả trong sử dụng nguồn lực này.

Bảng 8: Cơ cấu chi tiêu trong giáo dục
Bảng 8: Cơ cấu chi tiêu trong giáo dục

Hệ thống quản lý tài chính giáo dục ở Việt Nam

Như vậy qua số liêu trên ta có thể thấy rằng việc đầu cho cơ sở hạ tầng và thiết bị giảng dạy của trường công không được quan tâm và đầu tư không tương ứng với mức tăng quy mô học sinh, sinh viên. Trong khi đó hiện nay chi đầu tư cho các cơ sở công lập vẫn chủ yếu từ nguồn ngân sách, trong khi nguồn này hạn hẹp, hiện các tổ chức này được tăng thu sự nghiệp, nhưng nguồn này hạn chế nên khả năng đầu tư có hạn và sử dụng nguồn này vẫn còn rất nhiều những bất cập26. Chẳng hạn, chi phí đơn vị trong giáo dục và đào tạo (ví dụ chi phí đào tạo) chưa được sử dụng như là một thước đo hữu ích để so sánh giữa chi phí với hiệu quả đầu tư giữa các loại trường; giữa các ngành học, bậc học và trình độ đào tạo; giữa các loại chương trình đào tạo và giữa các vùng địa lý khác nhau.

Nguyên nhân chính là do chưa xây dựng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn phân bổ cũng như thiếu căn cứ thể hiện sự khác nhau về chi phí đơn vị giữa các trường công có điều kiện đầu vào như nhau.

Sơ đồ 5: Cơ cấu chi tiêu trong giáo dục
Sơ đồ 5: Cơ cấu chi tiêu trong giáo dục

Hệ thống quản lý tài chính giáo dục những điều đáng lo ngại

Nội dung quản lý giữa Nhà nước với các cơ sở giáo dục công lập hiện nay có thể chia thành 3 loại: quản lý về tài chính, quản lý tổ chức, bộ máy và nhân sự, và quản lý họat động chuyên môn (bao gồm số lượng học sinh, nội dung giảng dạy, tuyển sinh, cấp bằng, đánh giá chất lượng học sinh, giáo viên, v.v.). Như đã phân tích ở mục trên, trong thời gian qua, Chính phủ đã có một số đổi mới nhất định trong phân cấp quản lý giáo dục nói chung và quản lý các tổ chức giáo dục công lập nói riêng, chuyển dần từ quản lý các tổ chức này như một đơn vị hành chính công sang hướng trao nhiều quyền tự chủ và linh hoạt hơn cho các cơ sở. Hướng đổi mới trong các văn bản pháp luật này là phân cấp nhiều hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục về mặt tài chính ở địa phương (cụ thể là Sở Giáo dục và đào tạo) và trao quyền và quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục công lập.

Nhìn chung, cơ chế này đảm bảo công tác quản lý của các cơ quan quản lý tài chính đối với việc sử dụng kinh phí từ các đơn vị sự nghiệp, tuy nhiên bộc lộ một số điểm yếu đó là các sở giáo dục và phòng giáo dục không nắm được tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vị giao dục thuộc huyện, thị do đó bị động trong công tác quản lý và điều hành, không thể chủ động trong công tác xây dựng và điều hành kế hoạch phát triển của toàn ngành giáo dục trên địa bàn.

Quy trình lập dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách cho giáo dục ở địa phương

  • Một số mục tiêu cụ thể phát triển giáo dục đến năm 2010

    - Việc đổi mới cơ chế tổ quản lý các TCSN công trong lĩnh vực giáo dục, phải được thực hiện đồng thời với việc đổi mới vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ giáo dục tại nền kinh tế thị trường theo hướng chuyển dần vai trò "nhà nước trực tiếp cung ứng" sang vai trò "nhà nước đảm bảo sao cho dịch vụ giáo dục và đào tạo được cung ứng". - Đối với các trường đại học, mục tiêu trung và dài hạn là: (1) tăng chất lượng dạy và học, (2) tăng hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, (3) phát huy tính sáng tạo của đội ngũ giáo viên, (4) đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ở các trường đại học công lập và tạo dựng mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa: trường-trường, trường- viện và trường-doanh nghiệp. Nhà nước cần phải rà soát lại toàn bộ các cơ sở đào tạo cụng lập của mỡnh, cần phải xỏc định rừ cỏc đơn vị cụng lập cung cấp các dịch vụ giáo dục cơ bản và mang tính xã hội vẫn phải hoạt động bằng 100% tài trợ Ngân sách, các đơn vị sự nghiệp có thu do Nhà nước tài trợ kinh phí một phần và các đơn vị công lập cung cấp các dịch vụ mà không nhất thiết phải do nhà nước đứng ra cung ứng.

    Để từ đó Nhà nước xác định vai trò của mình trong việc đảm bảo dịch vụ giáo dục được cung cấp và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông đối với người nghèo, ở đây chia các trường công lập làm hai loại theo tiêu chí bậc học, gồm: (1) các trường tiểu học và trường phổ thông và (2) các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.