MỤC LỤC
Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ giáo dục hành vi xã hội (UNICEF) - Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng tự trọng, Kĩ năng kiên định, Kĩ năng ứng xử với cảm xúc, Kĩ năng đương đầu với căng thẳng). - Các kỹ năng phát triển và kiểm soát nội tâm gồm: kỹ năng xây dựng tự tin và lòng tự trọng, các kỹ năng tự nhận thức bản thân bao gồm: nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các kỹ năng ấn định mục tiêu.
Định nghĩa giáo dục kỹ năng sống
Việc xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống căn cứ vào đối tượng, đặc thù của nghề nghiệp, khu vực địa lý v.v….
Nguyên tắc này đòi hỏi trong giáo dục kỹ năng sống, lấy phương pháp động viên khuyến khích là chính, không nên dọa nạt, trách phạt bởi vì mục đích của giáo dục kỹ năng sống là hình thành kỹ năng sống cho người học, và nó chỉ đạt được điều đó khi người học tự giác, mọi biện pháp mang tính chất hành chính sẽ không mang lại hiệu quả. Để tồn tại, phát triển và tránh mọi rủi ro có thể xảy ra, con người cần phải biết phân tích, mổ sẻ mọi vấn đề, biết phê phán những cái không phù hợp, biết ủng hộ và phát huy, đồng thời biết vận dụng những cái tích cực vào thực tiễn cuộc sống của bản thân nói riêng và xã hội nói chung.
Kỹ năng sống là một khái niệm rộng, vì thế trong giáo dục kỹ năng sống cần phải phối hợp với các lực lượng khác như: cha mẹ , Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội phụ huynh học sinh và Hội người cao tuổi, v.v…. Thảo luận nhóm nhỏ được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho người học tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, nhằm tạo cơ hội cho người học tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề nào đó.
Các phương pháp khác: phương pháp trò chơi, phương pháp chơi quân bài, phương pháp thuyết trình, phương pháp diễn kịch…. Thông qua lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống vào chương trình ở các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp là cách tiếp cận giáo dục kỹ năng sống khá phổ biến hiện nay.
Tư duy phê phán cũng là nét đặc trưng của lứa tuổi sinh viên, nhất là khi tiếp nhận những vấn đề xã hội như đạo đức, văn hóa, chính trị, kinh tế và quan hệ bạn bè (nhất là tình yêu – quan hệ luyến ái), và phần nào về những vấn đề học thuật, nghề nghiệp tương lai. Sinh viên rất coi trọng cái đẹp bên trong (tâm hồn) nhưng cũng rất ngưỡng mộ vẻ đẹp hình thức và những hành vi xã hội thời thượng, sôi nổi, có tính công chúng, và những gì có liên quan đến sự nổi tiếng, công danh, tình cảm, quan hệ xã hội rộng, các phong trào và sinh hoạt cộng đồng.
Tuy về nhận thức khá đầy đủ, nhưng kĩ năng giao tiếp với người lớn tuổi hơn vẫn là chỗ yếu của đa số sinh viên, chủ yếu là thái độ thiếu tự tin, cách ứng xử thiếu hài hòa, ngôn ngữ thiếu mạch lạc và nhất là hành vi giao tiếp lúng túng. Khát vọng muốn trở thành người thành đạt trong công việc là một nét đặc trưng ở lứa tuổi này, song trong học tập rất nhiều sinh viên thực hiện thiếu kiên trì, thiếu phương pháp nên kết quả chưa cao.
Những hiện tượng tiêu cực trong sinh hoạt nội trú rất nhiều vẻ, từ quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh cho đến đánh nhau, cãi nhau, trộm cắp tài sản, bỏ bê học hành, bê tha trong ăn uống và vui chơi…. Dư luận xã hội trong khu nội trú có tác dụng điều chỉnh cá nhân rất nhiều và đó là sức mạnh giáo dục mà nhà trường rất cần quan tâm trong giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên.
Người giáo viên chủ nhiệm là người phải gương mẫu trong cuộc sống, không chỉ ở trường lớp, mà trong cả gia đình, làng xóm, từ trang phục cho đến việc làm, là người thường xuyên nêu gương về học tập, nghiên cứu cũng như các hoạt động xã hội v.v… Mặc dù sinh viên đã trưởng thành, tính độc lập và khả năng lựa chọn rất cao những việc làm mẫu mực của giáo viên chủ nhiệm luôn tác động một cách tích cực đến sự hình thành những phẩm chất cần thiết cho đối tượng trong cuộc sống hiện tại và tương lai sau này. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, đội ngũ thầy giáo tất cả các bậc học, cấp học đang đứng trước thử thách lớn lao như hiện nay, vì học là lực lượng chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực, là của cải “nội sinh” cho đất nước bước vào thế kỉ XXI, nhưng trình độ chung của đội ngũ thầy cô giáo chưa đáp ứng tốt những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, thực tế đó đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáo phải tự hoàn thiện và phải được chăm lo bồi dưỡng về mọi mặt.
Trong điều kiện kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức như bản thân vốn có của nó thì việc lựa chọn nội dung và vạch kế hoạch thực hiện phải có tính năng động rất cao, tránh tình trạng giáo dục kỹ năng sống “hút hết” thời gian của sinh viên, làm sao nhãng đến việc học và rèn luyện chuyên môn. Vai trò cố vấn không có nghĩa là khoán trắng cho sinh viên, cho cán bộ lớp mà ngược lại tăng cường sự chỉ đạo có hiệu quả qua các “kênh” có thể có như: các tổ chức, đoàn thể, phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp và chính sinh viên của lớp.
Giáo viên chủ nhiệm cần thâm nhập vào cuộc sống thực tế của sinh viên, để tìm hiểu, để nghiên cứu, để đưa ra những giải pháp phù hợp với đối tượng thanh niên nói chung, sinh viên đang sống ở ký túc xá nói riêng. Kỹ năng sống được thể hiện hết sức đa dạng trong cuộc sống của giáo viên chủ nhiệm như: kỹ năng thống nhất giữa lời nói và việc làm, kỹ năng quan hệ với mọi người, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng làm cho người khác tin tưởng và ủng hộ bản thân, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc v.v…Tất cả những kỹ năng sống của người giáo viên chủ nhiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành kỹ năng sống cho sinh viên.
Không ngừng nâng cao tầm hiểu biết của bản thân, ý thức được những hy vọng và mối đe dọa của thời đại toàn cầu hóa, tìm tòi những giải pháp giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sống. Bên cạnh đó việc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, với sinh viên và các chuyên gia là con đường quan trọng để nâng cao hiệu quả tự học, tự bồi dưỡng.
Công tác quản lí toàn diện kí túc xá và quản lí sinh viên
Các hoạt động tập thể trong nhà trường và tại khu nội trú
Chất lượng học tập chính khóa trên lớp của sinh viên
Nề nếp quản lí và văn hóa chung của nhà trường
Môi trường kinh tế-xã hội địa phương bên cạnh trường
Kỹ năng sống là năng lực, là cách thức, là công cụ mà mọi người phải có để đối phó và vượt qua những nguy cơ của thời hiện đại, đồng thời góp phần tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bảo vệ “ngôi nhà thế giới”. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng có vai trò, nhiệm vụ quan trọng và trực tiếp trong giáo dục kĩ năng cho học sinh thông qua công tác quản lí, lãnh đạo lớp, cố vấn và khuyến khích sinh viên nhận thức, rèn luyện và thực hành kĩ năng sống ngay trong đời sống tập thể ở kí túc xá.
Một số kỹ năng sống mang tính chất cá nhân như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp với người khác, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội … đang phát triển ở sinh viên, nhưng chưa đủ để họ bước vào cuộc sống thời hiện đại. Kỹ năng sống đầu tiên và quan trọng nhất mà sinh viên phải có trong thế giới hội nhập là kỹ năng “học phương pháp học” nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm công việc mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại chỗ hoặc ngoài nước các ngành du lịch, thương mại. Hiện đã có các trường đại học ở Trung Quốc, Cộng hòa Séc đặt quan hệ và liên kết đào tạo các ngành : ngoại ngữ, du lịch, kỹ thuật công nghệ….
+ Nhận thức của sinh viên và giảng viên về mức độ cần thiết của những kĩ năng sống cụ thể đối với sinh viên nội trú. Cuộc sống thời đại ngày nay, những kinh nghiệm sống vẫn còn giá trị nhưng không thể đủ để con người bước vào thời kỳ hội nhập, đòi hỏi con người phải có một hệ thống kỹ năng sống phù hợp.
Dựa vào kinh nghiệm và nội qui của ký túc xá, giáo viên chủ nhiệm chỉ vẽ cho sinh viên cách sống ở môi trường nội trú như : việc vạch kế hoạch hoạt động ngắn hạn, dài hạn và dặn dò rất kỹ về việc thực hiện bằng được kế hoạch đã vạch ra, cũng như việc tự quản lí đồ dùng cá nhân và giữ gìn vệ sinh chung… Những ngày đầu sinh viên sống ở ký túc xá, giáo viên chủ nhiệm thường hay ghé thăm để động viên chia sẻ, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm và không quên đề nghị các sinh viên chi tiêu hợp lý. Qua khảo sát thực trạng kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, tham khảo cán bộ quản lí ký túc xá, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên đang ở nội trú tại Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang và dựa vào kết quả nghiên cứu lí luận, chúng tôi đề xuất hệ thống kỹ năng sống của sinh viên cao đẳng phù hợp với môi trường nội trú bao gồm những nhóm tương đối khác nhau như sau.
Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú và thực nghiệm sư phạm. Hệ thống kỹ năng sống phù hợp với sinh viên cao đẳng và môi trường nội trú.
Nhóm kĩ năng bảo đảm sống an toàn lành mạnh ở nội trú - Kỹ năng chấp hành pháp luật và nội quy ký túc xá
Nhóm kỹ năng về học tập
Nhóm các biện pháp hỗ trợ hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Mục tiêu của biện pháp
- Tích cực tìm tòi, phán đoán những suy nghĩ và hành vi ứng xử xã hội của sinh viên trước những sự kiện xảy ra trong sinh hoạt và học tập ở kí túc xá và lí giải tại sao họ sẽ ứng xử như vậy. - Với mỗi sinh viờn cần cú dữ liệu cỏ nhõn trong đú xỏc định rừ em nào có kĩ năng sống tốt, em nào còn nhược điểm, em nào thiếu sót nhiều, em nào thích ứng tốt, em nào còn nhiều khó khăn trong đời sống nội trú… Đó là cỏi họa đồ kĩ năng sống cho phộp giỏo viờn luụn theo dừi được quỏ trỡnh rốn luyện của sinh viên và tập thể lớp.
Tạo ra môi trường sinh động và gần gũi với học tập, sinh hoạt của sinh viên nội trú và khuyến khích các em trải nghiệm, thực hành rèn luyện kĩ năng trong hoạt động và giao tiếp. Các hình thức tiến hành chủ đề thường dễ hấp dẫn là trò chơi, sinh hoạt văn nghệ, thi đấu thể thao, gặp gỡ giao lưu với khách, lễ hội và các loại thi khác trong học tập, sinh hoạt tập thể.
Mục tiêu
Ai cũng có khả năng tự nhận thức về mình nhưng khả năng đó không ai giống ai, có người rất dễ khi nói lên những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, có người phản ánh khá chính xác về những điểm yếu nhưng khó nhìn ra điểm tốt của mình và ngược lại. Khi nghe ý kiến của người khác nhận xét đánh giá về mình chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt để xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì chúng ta tiếp nhận, còn những ý nào khen quá lời, định kiến thiếu khách quan thì ta nên để tham khảo.
Mục tiêu
Thông điệp
Phương tiện: Giấy A4 , bút dạ , báo
Trong lúc khó khăn đòi hỏi con người phải đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ, hay nói cách khác biết tựa vào nhau, biết hợp lực và biết tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để vượt qua khó khăn. Từ trái tim: Nghĩa là khi đáp lại ai đó muốn công kích, muốn ép buộc, bạn hãy sử dụng tình cảm từ trái tim của mình và nói với người đó rằng bạn cảm thấy tình huống và hành vi của họ đã làm phiền đến bạn.
Trong giao tiếp với con người ta nên nghe nhiều hơn nói và tạo điều kiện cho người khác nói nhiều để ta được nghe và biết nghe. Bởi tạo hóa đã tạo ra con người một cái miệng và 2 cái tai để nghe.
Thông điệp
Phương tiện: giấy A4, bút viết, hộp đựng phiếu, tài liệu phát cho sinh viên
Mâu thuẫn là những xung đột bất bình, thường tranh cãi với một người hay một nhóm người về một vấn đề của cuộc sống có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ của các bên. Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn thường xuất phát từ sự khác nhau về chính kiến, về lối sống, về tín ngưỡng, về văn hóa, về tính cách, về phong cách giao tiếp… Mỗi loại mâu thuẫn có cách giải quyết riêng, tùy vào sự hiểu biết, tùy vào thái độ và cách tìm hiểu nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn.
( Nếu cần tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian để suy nghĩ và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó). + Hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian không để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó.
- Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu sinh viên nội trú làm việc hồi tưởng và liệt kê một số sự kiện quan trọng và cảm xúc vui hoặc buồn với những gì diễn ra đối với bản thân trong cuộc sống ví dụ: vui với ngày đầu tiên đi học, tâm trạng lo lắng của ngày đi thi, buồn vì một lý do nào đó. Để tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang Khánh Hòa, công việc đầu tiên mà giáo viên chủ nhiệm đã làm là xác định hệ thống kỹ năng sống mà sinh viên rất cần khi đang sống trong môi trường nội trú.