MỤC LỤC
SỐ LIỆU CHO THẤY NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI PHỤ THUỘC RẤT LỚN VÀO NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG TRONG CUỘC SỐNG CỦA HỌ. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP LÂM SẢN KHAI THÁC TỪ RỪNG TỰ NHIÊN TẠI CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU LÀ RẤT KHÁC NHAU.
SWAT (Soil and Water Assessment Tool): Công cụ đánh giá đất và nước RRA (Rapid Rural Appraisal): Đánh giá nhanh nông thôn. PRA (Participatory Rural Appraisal): Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia WTP (Willingness To Pay): Sẵn lòng chi trả.
Phương pháp tiếp cận của đề tài mang tính đa ngành và dựa trên quan điểm về tổng giá trị kinh tế (hay giá trị toàn bộ) của rừng, trong đó tập trung vào giá trị môi trường và DVMT rừng (giá trị sử dụng gián tiếp). Để có thể tiến hành lượng giá cần phải tiến hành thu thập thông tin và xác định giá trị MT và DVMT thông qua các phương pháp lượng giá khác nhau. Các phương pháp sử dụng trong đề tài gồm:. 1) Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên điển hình của FAO trong điều tra trữ lượng rừng, sinh khối, đất đai, thảm mục; phương pháp giải tích cây tiêu chuẩn trong xác định sinh khối rừng trồng; phương pháp PRA, RRA, phỏng vấn, chuyên gia để thu thập các thông tin về sử dụng rừng, giá cả lâm sản, du lịch sinh thái; phương pháp mô hình toán trong đánh giá xói mòn và điều tiết nước (SWAT). 2) Phương pháp tính toán xử lý số liệu: Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, phương pháp thống kê, mô tả trong phần mềm Exel và SPSS được ứng dụng để phân tích và xử lý số liệu, kiểm định thống kê thông qua các chỉ số thống kê. 3) Phương pháp lượng giá: Sử dụng các phương pháp lượng giá hiện hành để lượng giá giá trị môi trường và DVMT rừng. Với các loại rừng trồng nghiên cứu, hầu hết áp dụng khai thác trắng một lần vào cuối luân kỳ kinh doanh (thường luân kỳ là 6 – 7 năm) nên giá trị sử dụng trực tiếp hàng năm hầu như không đáng kể. Đối với rừng trồng Bạch đàn urophylla, giá cây đứng bình quân cho cả luân kỳ 7 năm là khoảng 1,7 triệu đồng/ha/năm; với rừng Keo lai, giá cây đứng bình quân tính cho luân kỳ kinh doanh 7 năm là khoảng 2,6 triệu đồng/ha/năm;. rừng keo tai tượng với chu kỳ kinh doanh 7 năm giá cây đứng bình quân khoảng 2,2 triệu đồng/ha/năm. 7) Đề xuất hướng dẫn xác định giá trị môi trường và DVMT của một số loại rừng:. Đề xuất hướng dẫn xác định giá trị môi trường và DVMT của một số loại rừng được xây dựng cho việc lượng giá giá trị bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước; lưu giữ các bon và hấp thụ CO2; giá trị cảnh quan; giá trị tồn tại và bảo tồn ĐDSH. Tóm tắt các kết luận chính của đề tài. 1) Giá trị của rừng, đặc biệt là giá trị môi trường và DVMT là rất khác nhau và không phải là giá trị cố định.
Các giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value – IUV): Là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, điều tiết dòng chảy, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ các bon, bảo tồn đa dạng sinh học, vv. Các giá trị lựa chọn (Option Value – OP): Là giá trị hiện tại có thể chưa được biết đến của nguồn gien, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp, vv trong tương lai.
Tuy nhiên, do yêu cầu đáp ứng của thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh có tính toàn cầu, những năm gần đây đã xuất hiện một số kỹ thuật tính toán mới nhằm lượng giá các giá trị dịch vụ của hàng hóa môi trường rừng trong trường hợp không có giá thị trường. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn đang diễn ra ở Việt nam, với yêu cầu đặt hàng của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhằm mục đích đưa ra các cơ sở khoa học và hiểu biết rừ hơn về giỏ trị của rừng với trọng tõm là giỏ trị mụi trường và dịch vụ môi trường rừng, đề tài “Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam” đã được Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.
Điều này dẫn đến việc xây dựng khung pháp lý cho việc quản lý rừng liên quan đến các vấn đề như giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, đền bù thiệt hại về rừng, vv và các cơ chế về dịch vụ môi trường vẫn chưa có cơ sở khoa học xác đáng. Xuất phát thực tế này, việc thực hiện đề tài sẽ đóng góp cơ sở khoa học quan trọng về giá trị của rừng, đặc biệt là giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của rừng, nhằm giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách xây dựng khung pháp lý về hỗ trợ người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng cho các dịch vụ môi trường và đóng góp đáng kể trong việc quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Xây dựng cơ sở khoa học liên quan đến giá trị kinh tế về môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu để hình thành cơ chế và chính sách về quản lý và sử dụng hợp lý dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Xác định được giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại hình rừng chủ yếu ở Việt Nam.
Đề xuất hướng dẫn xác định giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng.
Xây dựng cơ sở khoa học liên quan đến giá trị kinh tế về môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu để hình thành cơ chế và chính sách về quản lý và sử dụng hợp lý dịch vụ môi trường ở Việt Nam. MỤC TIÊU NGẮN HẠN. Đề tài có hai mục tiêu cụ thể như sau :. Xác định được giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại hình rừng chủ yếu ở Việt Nam. Đề xuất hướng dẫn xác định giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng. Với giá trị lưu giữ/hấp thụ cacbon của rừng; giá trị cải thiện độ phì đất/nguồn phân bón tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng gồm rừng gỗ tự nhiên đại diện cho các trạng thái giàu, trung bình, nghèo, phục hồi và tre nứa tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai. Các loại rừng trồng gồm keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn urophylla và quế;. Với giá trị cảnh quan và giá trị tồn tại, đối tượng nghiên cứu là VQG Ba Bể và Khu du lịch hồ Thác Bà;. Giá trị ĐDSH được nghiên cứu trên đối tượng là Voọc mũi hếch tại KBTTN Na Hang – Tuyên Quang. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu về mặt khoa học:. 1) Nghiên cứu giá trị của rừng về bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước của một số loại rừng ở vùng đầu nguồn hồ Thác bà và sông Cầu. 2) Nghiên cứu giá trị hấp thụ/tích trữ các bon của một số loại rừng tự nhiên và rừng trồng (3 loài keo, bạch đàn urophylla, quế). 3) Nghiên cứu giá trị về cải thiện độ phì đất/Phân bón của một số rừng tự nhiên (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi và tre nứa) và rừng trồng (3 loài keo, bạch đàn urophylla, quế). 4) Nghiên cứu giá trị cảnh quan/du lịch sinh thái của một số loại rừng tại hồ Thác Bà và vườn quốc gia Ba Bể. 5) Nghiên cứu giá trị tồn tại và lựa chọn tại vườn quốc gia Ba Bể và giá trị bảo tồn ĐDSH ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh ở Na Hang – Tuyên Quang. 6) Nghiên cứu các giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, ..) của số loại rừng tự nhiên và rừng trồng (các loài keo, bạch đàn urophylla). 7) Xây dựng đề xuất hướng dẫn kỹ thuật về lượng giá giá trị môi trường và DVMT rừng một số loại rừng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Việc thu thập thông tin được tiến hành theo 2 hình thức: (1) gửi bản câu hỏi tới các khách sạn và nhà nghỉ trong vùng để du khách tự điền các thông tin cần thiết và (2) phỏng vấn trực tiếp. b) Phương pháp xử lý số liệu. Việc ước lượng giá trị cảnh quan bao gồm các bước sau đây:. Phân chia khu vực xung quanh địa điểm du lịch được nghiên cứu thành các vùng du lịch cơ bản. Tỉnh tỷ lệ giữa số lượng khách du lịch trong một năm với tổng dân số của vùng tính theo đơn vị nghìn người. Ước lượng chi phí trung bình cho một chuyến du lịch của du khách đến từ các vùng. Sử dụng phần mềm Excel để phân tích hồi quy để tìm ra mối liên hệ giữa tỷ lệ du khách và các mức chi phí khác nhau cho mỗi chuyến đi. Xây dựng hàm cầu du lịch cho địa điểm nghiên cứu, sử dụng kết quả của phân tích hồi quy. Ước lượng giá trị cảnh quan của điểm nghiên cứu thông qua ước lượng lợi ích về mặt kinh tế đối với khách du lịch. Giá trị tồn tại, tuỳ chọn và đa dạng sinh học a)Phương pháp thu thập thông tin. Các thông tin phục vụ cho việc lượng giá giá trị đa dạng sinh học/giá trị tồn tại/giá trị tuỳ chọn được thu thập thông qua các bảng hỏi. Mỗi bảng thường gồm có 3 phần: phần thông tin chung, phần thông tin về nhận thức của người dân với đối tượng nghiên cứu và phần câu hỏi về mức sẵn lòng chi trả. Số lượng bảng hỏi được xác định theo công thức sau đây:. b) Phương pháp lượng giá.
Với bộ thông số lưu vực đã được hiệu chỉnh và kiểm định ở trên, tiến hành tính toán xác định các kịch bản phương án thay đổi sử dụng đất khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của chúng tới các yếu tố như dòng chảy, bùn cát, chất dinh dưỡng trên khu vực tỉnh Bắc Kạn với hiện trạng tính toán năm 2004. Để đánh giá định lượng sự thay đổi dòng chảy và bùn cát khi diện tích rừng thay đổi, sử dụng bộ thông số của mô hình, tính toán cho các hiện trạng sử dụng đất trên với lượng mưa năm bình quân trên lưu vực là 1.451mm (lấy số liệu mưa năm 1995), lần lượt tính cho các năm tiếp theo 2000 và 2004 cho ta kết quả đánh giá về xói mòn và dòng chảy.
Đánh giá ảnh hưởng của rừng tới xói mòn đất và khả năng điều tiết nước trên toàn lưu vực nghiên cứu. Kết quả tính toán xác định ảnh hưởng của che phủ rừng đến dòng chảy, xói mòn trên toàn lưu vực được nêu ở Biểu 02 dưới đây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, rừng nói chung có tác dụng làm giảm dòng chảy mùa lũ và tăng dòng chảy mùa kiệt so với nơi đất trống cây bụi và đất canh tác nương rẫy. Theo phương pháp này, giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn được tính qua giá trị của lượng dinh dưỡng đất (N, P, K và HC) giảm được do có rừng so với kịch bản rừng bị chuyển đổi thành đất trống cây bụi và đất canh tác rẫy.
Bằng phương pháp tránh thiệt hại, giá trị về bảo vệ đất trống xói mòn được tính qua giá trị của lượng N, P, K và hữu cơ (HC) trong đất không bị mất nếu còn rừng. Tương tự như vậy giá trị hạn chế mất dinh dưỡng đất của từng loại rừng được tính toán cho từng loại rừng có trên lưu vực nghiên cứu so với đất trống cây bụi được thể hiện ở Biểu 05.
Theo kết quả điều tra, doanh thu năm 2005 của nhà máy thuỷ điện thác Bà từ việc bán điện lưới cho quốc gia vào khoảng 192.867 triệu đồng. Lấy giá trị này nhân với lượng nước do rừng điều tiết sẽ thu được giá trị điều tiết nước của rừng trong trường hợp lượng nước được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Với kịch bản thứ nhất (chuyển sang đất trống cây bụi) thì giá trị của rừng về tăng dòng chảy kiệt là khoảng 937 triệu đồng/năm cho mục đích sử dụng thủy điện và khoảng 360 triệu đồng/năm cho mục đích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp chuyển hoàn toàn sang đất canh tác nương rẫy thì giá trị do lượng giảm lượng nước mùa kiệt là khoảng 2,1 tỷ đồng/năm nếu sử dụng cho mục đích làm thủy điện và khoảng 820 triệu đồng/năm nếu sử dụng cho mục đích tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Tổ thành rừng gồm có các loài cây sau đây phân bố ở tầng trên cùng: Ngát (Gironirnra subaequalis), Trám đen (Canarium tramdennum), Trám trắng (Canarium album), Chắp quả to (Beilschmiendia macrocarpa), Chắp trơn (Beilschmiendia laevis), Mò hương (Cryptocarya chingii), Mò lá nhỏ (Cryptocarya mer), Rè đỏ (Cinnamomum tetragonum), Rè Trung Hoa (Machilus chinensis). Các loài cây thường gặp là Ba bét (Mallotus conchinensis), Ba bét đỏ (Mallotus metcalfirus), Ba bét trắng (Mallotus apelta), Ba chạc (Euodia leota), Ươi (Sterculia lanceolata), Cò ke (Microcos paniculatus), Gáo (Anthocephalusnindicus), hu đay (Tremaorientalis), vv.
Số liệu được dùng ở đây là chuỗi số liệu mưa trung bình ngày và lưu lượng trung bình ngày năm 2000 tính toán cho trường hợp trạng thái rừng năm 2000 (kiểm định mô hình) và chuỗi số liệu đo đạc năm 2004 tính toán cho trường hợp trạng thái rừng năm 2004 (xác nhận lại bộ thông số của mô hình). Với bộ thông số lưu vực đã được hiệu chỉnh và kiểm định ở trên, tiến hành tính toán xác định các kịch bản phương án thay đổi sử dụng đất khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của chúng tới các yếu tố như dòng chảy, bùn cát, chất dinh dưỡng trên khu vực tỉnh Yên Bái với hiện trạng tính toán năm 2004.
Lượng giá giá trị của rừng trong bảo vệ đất chống xói mòn đất và khả năng điều tiết nước trên toàn lưu vực nghiên cứu. Để xác định giá trị của rừng trong việc bảo vệ đất chống xói mòn, giá trị lượng dinh dưỡng đất được tính theo các kịch bản sử dụng đất là hiện trạng rừng chuyển thành đất trống cây bụi và đất canh tác rẫy và được thể hiện trong Biểu 11.
Giá trị của rừng được tính thông qua lượng nước tăng thêm vào mùa kiệt và tính giá trị theo giá sử dụng cho thủy điện và cho sản xuất nông nghiệp.
Nếu sử dụng cho cả hai mục đích là sản xuất điện và nông nghiệp thì giá trị lượng nước do rừng mang lại trong mùa kiệt (tính theo kịch bản rừng sang đất trống cây bụi) là khoảng 2,5 tỷ đồng/năm và khoảng 3,9 tỷ đồng/năm (nếu tính theo kịch bản rừng chuyển sang đất canh tác nương rẫy).
Đề tài tiến hành nghiên cứu xác định trữ lượng các bon của rừng gỗ tự nhiên theo các trạng thái giàu, trung bình, nghèo, phục hồi và rừng tre nứa tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn. Bằng phương pháp tính toán áp dụng theo FAO, kết quả nghiên cứu trên 108 ô tiêu chuẩn (36 ô tiêu chuẩn cho mỗi loại trạng thái) và 15 ô tiêu chuẩn cho rừng tre nứa cho thấy sinh khối và trữ lượng cácbon của rừng tự nhiên là rất lớn.
Kết quả xác định trữ lượng các bon của các loại rừng tự nhiên nghiên cứu được tổng hợp ở Biểu 15 dưới đây và kết quả chi tiết được nêu ở phần Phụ lục 5và 6. Việc xác định được trữ lượng các bon (tính bằng tấn CO2e/ha) cho loại rừng nghiên cứu tập trung vào tính toán cho 2 bể chứa các bon là bể chứa các trong sinh khối cây sống (cây gỗ có đường kính từ 6 cm trở lên) gồm phần sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất và trong cây chết và thảm mục (với rừng tre nứa).
Với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, việc thương mại Giảm phát thải được chứng chỉ (CER) thông qua các cơ chế khác nhau đã được thực hiện ở các nước đang phát triển. (Nguồn: World Bank. State and Trends of the Carbon market 2006) Dựa trên kết quả nghiên cứu về trữ lượng cácbon của rừng tự nhiên và diễn biến giá bán CER trên thị trường, giá trị lưu giữ và hấp thụ cácbon của rừng được tính theo hai kịch bản là: giá thấp (5 USD/tấn CO2e) và giá cao (11 USD/tấn CO2e).
Tuy nhiên đối với các cấp tuổi thấp (dưới 4 tuổi), sinh khối chủ yếu tập trung vào sinh khối thân và cành và với cấp tuổi lớn hơn (tuổi 5 và 6) sinh khối thân và rễ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Một điều quan trọng khác là kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất của Keo lai (R/S) có giá trị trung bình là 0,17.
Có thể thấy rằng các phương trình tương quan này có tương quan rất chặt và đủ tin cậy để ước tính sinh khối và trữ lượng các bon của cây đơn lẻ dựa theo số liệu về đường kính ngang ngực của cây và từ đó tính cho toàn lâm phần. Sử dụng phương pháp giá thị trường thương mại chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER) thông qua cơ chế CDM trong Nghị định thư Kyoto để tính giá trị hấp thụ các bon của rừng với mức giá thấp (5 USD/tấn CO2e) mức giá cao (11 USD/tấn CO2e).
Với loài Keo tai tượng, đề tài đã tiến hành điều tra giải tích trên 23 cây tiêu chuẩn thuộc 10 cấp tuổi khác nhau (từ tuổi 1 đến tuổi 12), tại các địa điểm ở các tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Liên quan đến sinh khối khô của các đối tượng nghiên cứu, số liệu nghiên cưứ về sinh khối khô bình quân được tổng hợp ở Biểu 22 dưới đây.
Điều này có nghĩa là hàm lượng các bon thực tế có trong sinh khối cao hơn so với hàm lượng các bon mặc định quy định bởi Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2004) là 2,5%. Trữ lượng các bon chủ yếu tập trung ở sinh khối thân, chiếm khoảng 69%, tiếp đến là ở sinh khối rễ với khoảng 15%, ở sinh khối cành là khoảng 12% và thấp nhất là ở sinh khối lá với khoảng 4%.
Để làm rừ mối quan hệ giữa sinh khối và trữ lượng với chỉ tiờu sinh trưởng (DBH) của Keo tai tượng, đề tài tiến hành xác lập mối tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH của cây. Với cách tính tương tự như đã nêu trên với rừng keo lai và rừng tự nhiên, giá trị hấp thụ cácbon của rừng keo tai tượng tính cho các tuổi, mật độ, sinh trưởng (đường kính) và hai kịch bản giá bán CER khác nhau cho ta kết quả trong Biểu 24.
Như vậy có thể thấy giá trị hấp thụ các bon của rừng có xu hướng tăng mạnh theo tuổi rừng và sinh trưởng của rừng.
Số liệu cho thấy trữ lượng các bon trong sinh khối tỷ lệ thuận với sinh khối của cây và nhìn chung đều có xu hướng tăng dần theo tuổi cây. Trữ lượng các bon trung bình tập trung ở sinh khối thân, chiếm khoảng 46% tổng trữ lượng các bon của cây; tiếp đến là trong sinh khối cành với khoảng 23%; trong sinh khối rễ với khoảng 20% và thấp nhất trong sinh khối lá với khoảng 10%.
Điều này hoàn toàn phù hợp do Keo lá tràm thường phân cành sớm và rất nhiều cành nhánh so với Keo lai và Keo tai tượng. Các phương trình tương quan này là phù hợp để sử dụng trong việc ước tính sinh khối và trữ lượng các bon của cây đơn lẻ và toàn lâm phần.
Tính toán giá trị hấp thụ các bon của rừng keo lá tràm theo phương pháp mô tả được kết quả như ở Biểu 27 dưới đây.
Tuy nhiên một điểm khác biệt đáng kể là sinh khối dưới mặt đất bình quân chiếm khoảng 18%, thấp hơn từ 3- 7% so với các loài keo. Dựa trên kết quả nghiên cứu sinh khối và hàm lượng các bon, trữ lượng các bon trong từng bộ phận của cây được xác định và số liệu được tổng hợp ở Biểu 29 dưới đây.
Trữ lượng các bon cao nhất tập trung ở sinh khối thân với khoảng 73% tổng trữ lượng các bon; tiếp đến là trữ lượng các bon trong sinh khối rễ với khoảng 14%; trong sinh khối cành chiếm khoảng 9% và thấp nhất là trữ lượng các bon của lá, chiếm khoảng 4%. Để làm rừ vấn đề này và tạo cơ sở cho việc dự đoỏn sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng bạch đàn urophylla, tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH được xác định và thể hiện trên Hình 36 dưới đây.
Giá trị cácbon của rừng Bạch đàn urophylla nghiên cứu được tính toán theo giá bán CER trong cơ chế phát triển sạch và được tổng hợp như ở Biểu 30 dưới đây. Việc nghiên cứu, thu thập số liệu về sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng Quế được tiến hành tại lâm trường Quế huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.
Kết quả tính toán xác định trữ lượng các bon trong sinh khối của Quế cho thấy trữ lượng các bon tỷ lệ thuận với tuổi cây và có sự khác biệt đáng kể giữa các bộ phận trong cây. Trữ lượng các bon cao nhất là ở trong sinh khối thân với khoảng 48% tổng trữ lượng các bon của cây; trong sinh khối cành là khoảng 24%; trong rễ là khoảng 17% và thấp nhất là trữ lượng các bon của lá với khoảng 11% tổng trữ lượng cácbon của cây.
Kết quả cho thấy tương quan giữa sinh khối, trữ lượng với sinh trưởng (DBH) là rất chặt chẽ với hệ số tương quan đạt trên 0,97. Tính toán giá trị hấp thụ các bon của rừng trồng Quế theo phương pháp mô tả và kết quả được tổng hợp như ở Biểu 33 sau.
Đất cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng phát triển và ngược lại trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rừng trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể nhờ sự phân huỷ vật rơi rụng của cây rừng. Để hiểu rừ hơn về giỏ trị của rừng trong việc cải thiện độ phì đất hay giá trị cung cấp nguồn phân bón, đề tài tiến hành nghiên cứu một số loại rừng gồm rừng tự nhiên và một số loại rừng trồng dựa trên việc xem xét lượng rơi rụng và lượng dinh dưỡng trong thảm mục, đặc điểm đất dưới rừng.
Việc phá rừng, nhất là ở vùng đất dốc, dẫn đến phá vỡ chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng và làm cho độ phỡ đất bị suy giảm đỏng kể. Ở các đối tượng nghiên cứu, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn theo phương pháp đã mô tả để thu thập số liệu về vật rơi rụng và phân tích xử lý.
Để tiến hành đánh giá khả năng cải thiện độ phì đất/nguồn phân bón do thảm mục cung cấp, tiến hành phân tích dinh dưỡng trong thảm mục. Từ lượng chất dinh dưỡng mà các loại rừng trả lại cho đất thông qua lượng rơi rụng chúng ta có thể tính được khối lượng loại phân bón tương ứng mà rừng trả lại cho đất theo % chất dinh dưỡng trong phân là: Ure (46%N), Supe Lân (16%P2O5 và Kali (40%.
Đề tài nghiên cứu trên các đối tượng rừng trồng nghiên cứu là rừng trồng công nghiệp thuần loài ở nhiều tuổi khác nhau gồm Quế, Bạch đàn urophylla, Keo lai, Keo tai tượng thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái và Bắc Kạn. Nghiên cứu tiến hành trên 17 địa điểm với trên 51 ô tiêu chuẩn được lập cho việc đo đếm lượng rơi rụng dưới rừng Keo lai ở các cấp tuổi từ 2 đến 6.
Kết quả nghiên cứu dưới đây tập trung xem xét lượng dinh dưỡng có trong thảm mục có thể trả lại cho đất ở các loại rừng nghiên cứu. Các mẫu vật rơi rụng được thu thập, phân tích trọng lượng khô và được tổng hợp trong Biểu 37.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng rơi rụng dưới rừng Keo tai tượng trung bình dao động trong khoảng 2,97 tấn/ha đến 10,34 tấn/ha, lượng rơi rụng ở các rừng từ 5 đến 10 tuổi thường cao hơn so với các tuổi khác do đây là giai đoạn cây Keo tai tượng sinh trưởng và phát triển mạnh. Lượng rơi rụng của rừng Keo tai tượng phân bố không đều trong năm, theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (2005) các rừng trồng Keo tai tượng ở Đại Lải lượng rơi rụng thường cao nhất vào các tháng 8 và 9 trong năm (chiếm 20,3% cả năm ở rừng 6 tuổi) là thời điểm mùa rụng lá của cây.
Nghiên cứu lượng rơi rụng với rừng Keo tai tượng, đề tài nghiên cứu tại 45 ô tiêu chuẩn lập trên các cấp tuổi khác nhau, từ tuổi 2 – 12 tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh. Để xác định lượng dinh dưỡng có trong thảm mục, tiến hành phân tích dinh dưỡng thảm mục và tính ra lượng dinh dưỡng cho 1 ha rừng.
Giá trị cải thiện độ phì đất/Cung cấp phân bón của rừng keo tai tượng. Bằng phương pháp mô tả, tính giá trị nguồn phân bón do rừng cung cấp cho các loại rừng trồng keo tai tượng nghiên cứu và kết quả được tổng hợp tại Biểu 42.
Nghiên cứu tiến hành trên 36 ô tiêu chuẩn dưới rừng Bạch đàn urophylla ở vùng Trung tâm trên các tuổi từ 2 đến 5, đề tài đã xác định được lượng rơi rụng ở các tuổi rừng nghiên cứu và kết quả tính trung bình Biểu 43.
Kết quả ở bảng trên cũng cho thấy lượng dinh dưỡng trả lại cho đất của rừng Bạch đàn urophylla cao nhất ở tuổi 4 và 5 là tuổi mà rừng Bạch đàn sinh trưởng và phát triển mạnh.
Quế là loài cây lâm nghiệp đặc biệt vì ngoài giá trị kinh tế về gỗ Quế còn đem lại một khoản thu nhập rất lớn cho người trồng từ việc bán sản phẩm vỏ. Để đánh giá khả năng hoàn trả lại chất dinh dưỡng cho đất đề tài đã tiến hành đo lượng rơi rụng dưới rừng trồng Quế từ 5 đến 15 tuổi trên 27 ô tiêu chuẩn.
Kết quả tính toán lượng phân bón rừng trả lại cho đất và giá trị thực tế của chúng theo phương pháp giá phân bón được thể hiện qua Biểu 48 dưới đây.
Phần lớn các bảng hỏi này là bảng hỏi thu được từ phỏng vấn trực tiếp, còn lại, các bảng hỏi gửi tại các nhà hàng, nhà nghỉ thì không đầy đủ thông tin hoặc có đủ thông tin nhưng thông tin không đáng tin cậy do đó các bảng hỏi này chỉ có giá trị tham khảo và không được đưa vào phân tích thống kê. Những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng tương đối đều đặn, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, số ngày nghỉ trong tuần cũng tăng lên, cộng thêm tâm lý thích đi du lịch của người Việt Nam đã khiến cho lượng khách du lịch tại những điểm du lịch truyền thống trong đó có Vườn quốc gia Ba Bể và Khu du lịch Hồ Thác Bà cũng tăng lên nhanh chóng.
Nguyên nhân do khu du lịch Hồ Thác Bà nằm gần trung tâm thành phố, giao thông đi lại rất thuận tiện. Hơn nữa, trong những năm gần đây Sở thương mại-du lịch thành phố Yên Bái cùng một số đơn vị tư nhân khác đã và đang tiến hành các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ và nâng cao chất lượng các dịch vụ du du lịch như dịch vụ vận chuyển khách trên Hồ Thác Bà.
Khác với Vườn quốc gia Ba Bể - lượng khách du lịch chiếm từ 12-15% tổng số khách hàng năm – khách du lịch tới Hồ Thác Bà hầu là khách trong nước, đặc biệt là khách nội tỉnh ( chiếm tới 78%) và rất hiếm khách du lịch nước ngoài. Số năm tới trường của du khách tới Khu du lịch Thác Bà tuy thấp hơn so với du khách tới Vườn quốc gia Ba Bể nhưng kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng, hơn 50% số du khách được phỏng vấn có trình độ đại học và trên đại học.
Trong quá trình được phỏng vấn, phần lớn số khách du lịch tỏ ra rất hài lòng với cảnh quan thiên nhiên độc đáo của Vườn quốc gia Ba Bề và Hồ Thác Bà nhưng cũng không ít người (nhất là các khách du lịch nước ngoài) than phiền và bày tỏ sự không hài lòng của họ về cơ sở hạ tầng (đường xá, hệ thống nhà hàng, khách sạn, nơi vui chơi, giải trí phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của du khách), dịch vụ du lịch (ở cả 2 điểm nghiên cứu đều chưa có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản cũng như các dịch vụ về du lịch như ăn, uống, đồ lưu niệm,..). Thông thường, những du khách là người địa phương và du khách đến từ những khu vực lân cận, có khoảng cách trên dưới 100 km tính từ nơi xuất phát đến Vườn quốc gia thì đi về trong ngày còn khách du lịch trong nước đến từ những vùng xa hơn và khách du lịch nước ngoài thì thường ở lại một vài ngày để nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ và đi thăm được nhiều nơi trong suốt chuyến du lịch.
Kết quả phỏng vấn ở Khu du lịch Hồ Thác Bà cho thấy 100% du khách đánh giá việc không thu phí vào cửa là điều chưa hợp lý đối với một địa điểm du lịch nổi tiếng và đa số du khách, khi được hỏi, đều sẵn sàng mua vé ở mức giá nhất định để được thưởng thức cảnh quan thiên nhiên của điểm du lịch này. Các Biểu dưới đây (Biểu 57 và 58) tổng hợp các mức sẵn lòng trả thêm của khách du lịch so với giá vé vào cửa hiện tại của 2 điểm nghiên cứu để họ được thưởng thức cảnh quan thiên nhiên đồng thời góp phần cải tạo, bảo vệ và duy trì các cảnh quan này cho thế hệ mai sau.
Mặc dù khách du lịch có thể đến từ các địa phương khác nhau, nhưng nếu khoảng cách từ nơi họ xuất phát tới điểm du lịch giống nhau thì cách họ lựa chọn phương tiện đi lại, lựa chọn thời gian lưu trú..là tương đối giống nhau nhất là tại những điểm du lịch có ít lựa chọn về loại hình du lịch và các dịch vụ du lịch (ăn, uống, nghỉ ngơi,..) như Ba Bể và Hồ Thác Bà. Khách du lịch của các VQG Ba Bể và Khu du lịch Hồ Thác Bà sẽ được phân thành các vùng du lịch cơ bản dựa trên sự tăng dần về khoảng cách từ nơi khách xuất phát tới từng điểm du lịch.
Do lượng du khách nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khách đến 2 địa điểm trên nên nghiên cứu chỉ tiến hành phân vùng đối với những khách du lịch ở trong nước. Theo các số liệu thứ cấp, trong năm 2004, khách du lịch đến VQG Ba Bể từ 36 tỉnh thành phố trong cả nước trong đó tập trung chủ yếu ở 30 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Do các hoạt động du lịch tại 2 điểm nghiên cứu vẫn còn tương đối đơn giản nên các chi phí chính của một du khách cho toàn bộ chuyến du lịch bao bồm: chi phí đi lại, chi phí thời gian và các chi phí khác (chi phí ăn, ở, chi phí mua sắm đồ lưu niệm tại địa phương,..). Chi phí cho việc đi lại của khách du lịch bao gồm chi phí di chuyển từ nơi xuất phát của khách du lịch tới điểm du lịch và chi phí đi lại trong khu du lịch trong đó chi phí di chuyển phụ thuộc vào khoảng cách di chuyển và phương tiện được sử dụng để di chuyển còn chi phí đi lại trong khu du lịch phụ thuộc vào các hoạt động du lịch mà du khách tham gia.
Các chi phí khác bao gồm chi phí vào cửa, chi phí hướng dẫn, chi phí cho ăn, ở, mua sắm đồ lưu niệm..Khách du lịch đến từ vùng 1 và vùng 2 thường thực hiện chuyến du lịch trong ngày nên họ hầu như họ không mất các chi phí này. Chi phí ăn, ở của khách du lịch đến từ vùng khách được ước lượng dựa trên các quy định về giá phòng ở địa phương và ước lượng trung bình của chủ các nhà hàng về chi phí mỗi bữa ăn của khách du lịch.
Các phí khác như phí hướng dẫn, mua sắm đồ lưu niệm hầu như không đáng kể (do loại hình kinh doanh này tại Vườn quốc gia Ba Bể và Hồ Thác Bà đều chưa có, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách). Như vậy, đố với khách du lịch tới Hồ Thác Bà thì chi phí này hầu như không đáng kể (có thể coi bằng 0).
Mức sẵn lòng trả trung bình để được thưởng thức cảnh quan thiên nhiên Vườn quốc gia Ba Bể của du khách nước ngoài là 5.583 USD/người (tương đương với khoảng 89000 VND/người) cao hơn rất nhiều so với mức sẵn lòng chi trả của du khách trong nước- khoảng 21.300 VND/người. Để thăm dò du khách, đề tài đã đưa ra giả thuyết có một dự án bảo tồn quan trọng nhằm bảo tồn giá trị của VQG, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần đến sự đóng góp của du khách, vậy du khách có sẵn lòng chi trả cho dự án này không?.
Mặt khác, để xem xét mục đích, mong muốn của du khách chi trả để bảo tồn cho thế hệ tương lai hay chi trả chỉ với mục đích đơn giản là để VQG nói chung và các loài được tồn tại, đề tài đã phỏng vấn du khách về mục đích chi trả và mong muốn khoản chi trả đó được dùng cho mục đích gì. Có thể có một số người bằng lòng chi trả cho cả hai mục đích nêu trên do đó đề tài đã phỏng vấn mong muốn lớn nhất của du khách là chi trả để cho thế hệ con cháu sử dụng hay chi trả để đảm bảo sự tồn tại của VQG nhằm phân tách mục đích chi trả của từng đối tượng.
Trong mô hình trên trong nghiên cứu đã logarit hoá một số biến độc lập như: độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, chi phí của du khách, số lần đến Ba bể, số ngày lưu trú tại Ba bể. Lý do là có sự chênh lệch khá lớn về các chỉ tiêu này và thông qua kỹ thuật logarit sẽ khắc phục được sự chờnh lệch, làm cho quan hệ thể hiện rừ hơn.
Trong mô hình trên trong nghiên cứu đã logarit hoá một số biến độc lập như: độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, chi phí của du khách, số lần đến Ba bể, số ngày lưu trú tại Ba bể. Lý do là có sự chênh lệch khá lớn về các chỉ tiêu này và thông qua kỹ thuật logarit sẽ khắc phục được sự chờnh lệch, làm cho quan hệ thể hiện rừ hơn. Kết quả hồi quy dựa trên phương pháp bình phương nhỏ nhất cho kết quả trong Biểu 68:. Biểu 68: Kết quả phân tích hồi quy. • Chi phí của du khách cho chuyến đi. • Tình trạng hôn nhân của du khách. • Sự hiểu biết của du khách đối với VQG Ba Bể về lịch sử hình thành, tính da dạng sinh học, các giá trị cần bảo tồn…. • Sự hài lòng của du khách khi đến tham quan VQG Ba Bể. 1) Thu nhập của đối tượng phỏng vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với mức sẵn sàng chi trả của du khách. Thông thường chi phí của du khách phản ánh thu nhập của du khách, do đó một lần nữa khẳng định thu nhập là yếu tố tác động mạnh đến sự bằng lòng chi trả. 3) Tình trạng hôn nhân của du khách tác động ngược chiều với sự bằng lòng chi trả. Điều này chỉ rằng du khách là những người độc thân sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để bảo tồn nhiều hơn du khách đang có gia đình. Kết quả này không chỉ ra rằng những du khách đang có gia đình thì không muốn bảo tồn mà trên thực tế cuộc điều tra độ tuổi trung bình của đối tượng phỏng vấn là 44,3 tuổi và 67,8% là những người có tuổi từ 30 đến 60, đây là độ tuổi họ thường có gia đình và họ phải có trách nhiệm với các khoản chi tiêu trong gia đình nên mức chi trả có thể thấp hơn. 4) Sự hiểu biết vốn có trước đây của du khách có quan hệ chặt với bằng lòng chi trả, du khách càng có nhiều thông tin về VQG trước và trong chuyến đi thì mức sẵn sàng chi trả càng cao. Đây là kết luận quan trọng và nó chỉ ra rằng muốn làm tốt công tác bảo tồn thì việc giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng là điều rất cần thiết. 5) Sự hài lòng của du khách đối với cảnh quan môi trường, sự hài lòng về quyết định đến Ba bể của du khách có quan hệ thuận với mức sẵn sàng chi trả. Mục đích chi trả của du khách trong nước và nước ngoài có thể khác biệt nhưng trong đề tài này giả định sự khác biệt đó là không đáng kể khi số lượng du khách nước ngoài chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số du khách đến Ba Bể.
• Giả định mức chi trả trung bình của mỗi du khách là không đổi trong một vài năm gần đây (trên thực tế mức chi trả này có thể thay đổi theo thời gian). Theo như phân tích phần trên, mức sẵn sàng chi trả trung bình cho bảo tồn giá trị của VQG Ba bể là 45,6 ngàn đồng/du khách/năm. Căn cứ vào số lượng du khách đến VQG Ba Bể trong những năm gần đây có thể xác định giá trị tuỳ chọn và giá trị tồn tại của VQG Ba Bể tính theo mức giá tại thời điểm năm 2005 như sau:. Đối với những giá trị sử dụng của rừng, hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu rất cụ thể nhưng còn những giá trị không sử dụng của rừng trong đó có giá trị về đa dạng sinh học thì vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ bởi tính phức tạp trong nghiên cứu loại giá trị này. Hơn thế nữa, khoa học trên thế giới hiện tại vẫn chưa phát triển được một phương pháp được coi là hiệu quả nhất để đánh giá giá trị đa dạng sinh học của rừng. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phương pháp lượng giá ngẫu nhiên mặc dù bản thân phương pháp này cũng còn tương đối phức tạp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan, ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Trong phạm vi của nghiên cứu này, đề tài lựa chọn Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là nơi nghiên cứu điểm và chọn Voọc mũi hếch là đối tượng nghiên cứu tiêu Biểu cho giá trị ĐDSH vì những lý do sau đây:. 1) Do những hạn chế về mặt thời gian, tài chính và quy mô nghiên cứu nên khó có thể định giá toàn bộ những loài động, thực vật được ghi nhận trong Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Năm 1994, Tổ chức IUCN và các cơ quan phối hợp của Việt Nam đã xây dựng Dự án khả thi xây dựng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Bảo tồn loài Voọc mũi hếch. Mục đích và chức năng chủ yếu của khu bảo tồn thiên nhiên đã được xác định vào năm 1997 khi Khu bảo tồn được xếp là vùng bảo vệ nghiêm ngặt cho loài có nguy cơ diệt chủng nghiêm trọng: Voọc mũi hếch. Như vậy, có thể coi, Voọc mũi hếch là đại diện điển hình cho tính đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. 3) Voọc mũi hếch chỉ phân bố ở miền Bắc Việt Nam và là một loài linh trưởng bị đe doạ tuyệt chủng nhất trên thế giới (Cox, 1994). Do đặc điểm di chuyển khá chậm trên mặt đất nên Voọc mũi hếch đã và đang trở thành mục tiêu săn bắn của những người dân địa phương và đang tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ bị người dân địa phương săn bắn trái phép và nguy cơ mất sinh cảnh sống do diện tích rừng có nhiều nguy cơ bị thu hẹp.
Một trong những điểm thuận lợi nhất khi tiến hành nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế của loài Voọc mũi hếch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang chính là những hiệu ứng tốt của dự án Parc – “Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở Sinh thái cảnh quan” do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF-Global Environment Fund), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP – United Nation Development Program) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp thực hiện tại tổ hợp bảo tồn Ba Bể-Na Hang. Nhiều người tham gia phỏng vấn trước đây đã từng là thợ săn hoặc có người thân là thợ săn nên họ dễ dàng phân biệt được loài Voọc mũi hếch với những loài linh trưởng khác.Những người tham gia phỏng vấn dưới độ tuổi 30 thì ít có cơ hội được nhìn thấy Voọc mũi hếch hơn vì trong khoảng 20 năm trở lại đây, số lượng Voọc mũi hếch bị suy giảm mạnh bị săn bắn trái phép.
Do công tác tuyên truyền, giáo dục của dự án được triển khai rất tốt nên phần lớn người dân địa phương thuộc các xã ở trong phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang cũng như các xã thuộc khu vực vùng đệm đều có những kiến thức nhất định về Voọc mũi hếch cho dù có thể họ chưa bao giờ được trực tiếp nhìn thấy Voọc mũi hếch trong rừng. Nhờ những tác động tích cực và lâu dài của dự án Parc với hoạt động giáo dục, tuyên truyền và hỗ trợ bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và Voọc mũi hếch nói riêng trong khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang nên khi tiếp cận với kịch bản giả định mà nghiên cứu đã đưa ra:“Nếu ông/bà tình cờ bắt được một con Voọc mũi hếch trưởng thành và ông bà không có điều kiện nuôi hay không có nhu cầu sử dụng con Voọc đó.
Kết quả phân tích chỉ ra rằng có trên 40% số người tham gia phỏng vấn đã từng nhìn thấy Voọc mũi hếch, gần 80% số người biết thông tin Voọc mũi hếch là loài linh trưởng quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng và chỉ có dưới gần 10% số người biết được việc mua bán hoặc săn bắt Voọc mũi hếch trong thời gian 10 năm trở lại đây. Để xem xét các nhân tố kinh tế - xã hội của những người được phỏng vấn tác động đến mức định giá giá trị kinh tế của Voọc mũi hếch như thế nào, nghiên cứu đã giả định mức định giá là một biến phụ thuộc vào các biến số như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân hàng năm của hộ gia đình, mức độ hiểu biết về loài Voọc mũi hếch.
X6: Hiểu biết của đối tượng phỏng vấn về vấn đề mua bán, săn bắn Vọoc mũi hếch (bằng 0 nếu không có hiểu biết, bằng 1 nếu có hiểu biết). Kết quả hồi quy được thể hiện trong Biểu 73 sau đây:. • Thu nhập hộ gia đình. • Hiểu biết của người dân địa phương về nguy cơ tuyệt chủng của Voọc mũi hếch. • Hiểu biết của người dân địa phương về thực trạng săn bắn, mua bán Voọc mũi hếch. 1) Trình độ học vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với mức bằng lòng chi trả. Tuy nhiên, giá trị P- value là 0,085 chứng tỏ quan hệ giữa thu nhập và sự bằng lòng chi trả không phải là một quan hệ chặt. Điều này có thể được giải thích như sau: Do dự án Parc triển khai tại địa phương trong một thời gian dài nên có nhiều người dù trình độ học vấn thấp nhưng vẫn ý thức được tầm quan trọng của Voọc mũi hếch cũng như mức độ khan hiếm của Voọc mũi hếch trong thực tế, do đó họ vẫn định giá Voọc mũi hếch ở một mức giá tương đối cao. Thông thường, những người có thu nhập hộ gia đình cao thì mức định giá một cá thể Voọc mũi hếch cũng cao hơn những người có thu nhập hộ gia đình thấp. Người dân càng hiểu biết về nguy cơ tuyệt chủng của Voọc mũi hếch thì sự định giá của họ cho một cá thể Voọc mũi hếch càng cao. Theo ghi nhận của nghiên cứu, đa số những người định giá Voọc mũi hếch trên 10 triệu đồng cho một cá thể là những người trước đây đã từng tham gia vào dự án Parc, hoặc là cán bộ tuyên truyền hoặc là những người có kinh nghiệm đi rừng được thuê để tìm Voọc mũi hếch. 4) Sự hiểu biết của người dân địa phương về vấn đề săn bắt và mua bán Voọc mũi hếch trong thực tế cũng có ảnh hưởng lớn đến mức WTP. Theo kết quả lựa chọn ngẫu nhiên trước khi triển khai nghiên cứu thì các địa điểm được lựa chọ để nghiên cứu bao gồm: Xã Bằng Lãng- huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn (khu vực rừng sản xuất); Xã Thanh Tương - huyện Nà Hang - tỉnh Tuyên Quang (khu rừng đặc dụng) và Xã Đại Sơn - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái (khu rừng phòng hộ). Nhìn chung, đây là các xã miền núi có diện tích rừng tương đối lớn. Điểm chung của cả 3 xã này là người dân địa phương sử dụng khá nhiều các sản phẩm từ rừng, đặc biệt là các loại lâm sản ngoài gỗ như củi đun, thực phẩm, thức ăn cho gia súc v.v…Trong cơ cấu thu nhập hộ gia đình, các sản phẩm từ lâm nghiệp thường chiếm tỷ trọng từ 15 đến 20%. Phương pháp thu thập thông tin. Các thông tin phục vụ cho việc ước lượng giá trị gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ được người dân lấy ra từ rừng sử dụng hàng năm được thu thập chủ yếu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình sống gần gũi với rừng tự nhiên. Nội dung các phiếu phỏng vấn bao gồm 3 phần :. a) Thông tin cơ bản về hộ gia đình: để thu thập các thông tin chung về hộ gia đình như tên, tuổi, giới tính, dân tộc của người được phỏng vấn, số lao động trong gia đình, cơ cấu nguồn thu nhập (từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nguồn khác..). b) Thông tin về vấn đề sử dụng lâm sản (gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ): bao gồm các loại lâm sản được sử dụng, mục đích sử dụng, lượng sử dụng (theo tuần, theo tháng hoặc theo năm), thời gian/chi phí khai thác và vận chuyển lâm sản tới gia đình hoặc tới nơi tiêu thụ (trong trường hợp người dân không sử dụng mà đem bán các lâm sản mình thu nhặt được), giá cả của các loại lâm sản tại thị trường địa phương hoặc giá cả của các hàng hoá thay thế. c) Thông tin đối chứng: Nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi để các hộ gia đình tự ước lượng giá trị các lâm sản mà họ sử dụng theo tháng/năm.
Kết quả phỏng vấn cho thấy mặc dù chủ trương của Nhà nước là hạn chế việc khai thác và sử dụng gỗ ở rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ và đặc dụng, nhưng đối với cộng đồng miền núi, người dân địa phương đã và đang phải sử dụng rừng nhằm đáp ứng các nhu cầu cuộc sống cơ bản của họ như xây dựng nhà, cửa, làm đồ mộc, chất đốt, LSNG, vv. Mặc dù lượng củi hiện nay còn khá nhiều trong các rừng tự nhiên, nhưng các hộ gia đình, khi được phỏng vấn đều trả lời rằng, lượng củi đang ngày càng ít đi, càng khó kiếm hơn.
Số liệu tổng hợp cho thấy có khoảng 70% số người vào rừng kiếm củi là thu nhặt những cành khô hoặc rơi gẫy, còn lại 30% số người phải chặt các cành cây tươi. Các hộ gia đình thường vào rừng chặt tre, nứa để làm hàng rào và một số vật dụng trong khác trong gia đình như giỏ, làn,..Đôi khi tre, nứa, vầu cũng được sử dụng làm nguyên liệu xây dựng nhà cửa.
Giá trị của tre, nứa, vầu cũng được tính dựa tên số lượng mà người dân sử dụng hàng năm và giá thị trường cho mỗi loại. Thông thường, cứ 2 năm mỗi các hộ gia đình sẽ thay hàng rào một lần (mỗi lần cần từ 40-100 cây tre/nứa tuỳ thuộc vào kích cỡ của hàng rào).
Trung bình mỗi xã nghiên cứu có 2 người làm thuốc, họ thường xuyên vào rừng để tìm rễ, lá, thân, cành, củ,…của một số loài cây thuộc nhóm dược phẩm. Các bệnh thường gặp nhất ở đây là đau đầu, cảm lạnh, thương hàn, tiêu chảy, sởi,..Số liệu phỏng vấn cũng chỉ ra rằng, nếu dùng tân dược để chữa các bệnh trên, trung bình mỗi hộ gia đình thường mất từ 40-60.000 đồng/năm.
Theo số liệu phỏng vấn có khoảng 60% số gia đình dùng các dược phẩm từ rừng để chữa các bệnh đơn giản thay cho việc dùng thuốc tây. Đối với những người chữa bệnh chuyên nghiệp, họ thường mất 3 ngày/tuần để có đủ dược phẩm làm thuốc và bán cho người khác trong xã.
Thỉnh thoảng, họ đi khá sâu vào rừng để có thể tìm được những loại phù hợp. Giá cả của các loài động vật mà người dân săn bắn được tuỳ thuộc vào mức độ quý hiếm, kích cỡ, giá trị sử dụng và tình trạng sức khoẻ của con vật.
Kết quả lượng giá gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ chính của rừng được người dân sử dụng trực tiếp và thường xuyên được thể hiện trong Biểu 82.
Điều này thể hiện rừ trong giỏ của keo và bạch đàn tại lõm trường Tõn Phong (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Nếu so sánh giá gỗ năm 2004 và 2005 cũng thấy có sự biến động đáng kể trong vòng một năm đối với các cây gỗ cùng cấp kính.
Thông thường, đường kính càng lớn, chất lượng càng tốt, tỷ lệ lợi dụng gỗ càng cao thì giỏ bỏn càng cao. Điều này có thể được giải thích bởi tỷ lệ lạm phát và sự khan hiếm về mức cung gỗ rừng trồng.
Sau gần 3 năm, đề tài “Nghiên cứu lượng giá môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam” đã thực hiện lượng giá được một số giá trị của rừng tự nhiên (ở các trạng thái: giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) và rừng trồng (Keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm, Bạch đàn Urophylla, Quế,..).
Số liệu trong các ô của Biểu 87 thể hiện mức cao nhất và thấp nhất của một giá trị môi trường hoặc dịch vụ môi trường cụ thể ứng với từng trạng thái rừng. Do những hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực nên nghiên cứu chưa tiến hành lượng giá được toàn bộ các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của các loại rừng tự nhiên, ví dụ: giá trị điều chỉnh vi khí hậu, giá trị giảm thiệt hại do bão lũ, giá trị giữ lượng nước ngầm,..Mặc dù chưa tính đủ nhưng những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng, giá trị môi trường và dịch vụ môi trường chiếm một tỷ trọng rất lớn (trên 95%) trong tổng giá trị kinh tế của rừng tự nhiên.
Xác định giá trị của rừng trong bảo vệ đất và điều tiết dòng chảy (tăng dòng chảy mùa kiệt). Dựa trên số liệu xác định về lượng đất mất và dòng chảy kiệt cho toàn lưu vực và cho từng loại rừng, tính toán giá trị của rừng thông qua phương pháp chi phí tránh thiệt hại. 1) Với giá trị bảo vệ đất, giá trị của rừng được ước tính thông qua giá trị làm giảm lượng dinh dưỡng đất (hữu cơ, N, P, K) trong lượng đất bị xói mòn tính theo giá phân bón trên thị trường. Bản chất của phương pháp này định giá ngẫu nhiên là xây dựng thị trường có tính giả định cho hàng hoá/dịch vụ môi trường dựa vào mức giá sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness To Pay), về cải thiện môi trường, hoặc mức giá sẵn lòng chấp nhận (WTA – Willingness To Accept), để phòng ngừa suy thoái môi trường, của một cá nhân đối với việc chuyển đổi từ một tình trạng này sang một tình trạng khác của môi trường.