MỤC LỤC
Nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam do đang được nhà nước có các chính sách ưu đãi và khuyến khích khi đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giảm thuế,cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi…Việc gia tăng nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho nguồn vốn nhà nước giảm đáng kể gánh nặng để phục vụ các mục tiêu phát triển khác,hơn nữa lại tận dụng được nguồn vốn tư nhân đang rất lớn nhưng laij chưa được sử dụng triệt để vào đầu tư phát triển,theo ước tính của bộ kế hoạch đầu tư thì tiết kiệm trong dân cư và dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP. Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài cùng khối lượng vay lớn thì trong ODA còn có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%.Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã định hướng sử dụng nguồn vốn ODA ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng như phát triển lĩnh vực giao thông vận tải ,phát triển hệ thống mạng lưới truyền tải và phân phối điện,nâng cấp hệ thống đê điều thủy lợi ….
Việt Nam là quốc gia rất được ưu đãi,nằm trên bán đảo Đông Dương với diện tích vào khoảng 330991 km2, đất nước hình chữ S trải dài từ bắc tới nam với đường bờ biển dài 3260km cùng với đủ loại địa hình đồi núi, đồng bằng ,mạng lưới kênh rạch chằng chịt …nên có khả năng phát triển đầy đủ các loại hình giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.Nếu như ở miền bắc giao thông chủ yếu để giao lưu buôn bán văn hoá giữa các tỉnh là đường bộ thì ở một số tỉnh miền nam nhất là các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì đường thủy đóng vai trò rất quan trọng.Không chỉ có hệ thống đường bộ và đường thuỷ,ngày nay Việt Nam còn rất phát triển với hệ thống đường sắt và đường hàng không.Hệ thống đường sắt đã có và phát triển từ lâu đóng góp quan trọng vào phát triển chung của đất nước mà đặc biệt nó là cầu nối quan trọng giữa 2 miền nam bắc khi đường hàng không chưa phát triển.Trong khi đó hệ thống sân bay và đường hàng không ở Việt Nam đang ngày càng hoàn chỉnh là chiếc cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới,tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và giao lưu văn hoá giữa các vùng lãnh thổ. Cơ sở hạ tầng điện yếu là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Theo báo cáo hàng năm của tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản(JETRO) về môi trường đầu tư Việt Nam thì các nhà đầu tư luôn quan ngại về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đặc biệt là hạ tầng điện.Rừ ràng hạ tầng điện của Việt Nam khụng theo kịp đà phỏt triển của nền kinh tế:khi mà nền kinh tế đang nỗ lực thu hút khoảng 12 tỷ USD vốn FDI trong năm nay cùng với số lượng doanh nghiệp trong nước gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây khi luật doanh nghiệp thông thoáng hơn thì nhu cầu điện ngày càng gia tăng dẫn tới tình trạng thiếu điện, đó còn chưa kể nhu cầu điện sinh hạot cũng gia tăng khi mà dân số cũng như mức sống của người dân ngày càng cao.Theo ông Trần Đình Thiên,phó viện trưởng viện kinh tế Việt Nam đã nhắc tới bài học kinh nghiệm to lớn của Trung Quốc trong quá trình phát triển: ”Cứ một tuần mà mất điện vài tiếng đồng hồ thì các doanh nghiệp nước ngoài chạy hết.Doanh nghiệp trong nước không chạy được thì…chết.Việt Nam đang trong giai đoạn thiếu điện gay gắt,và đó là rủi ro thuộc nhóm lớn nhất của môi trường kinh doanh”.Việc thiếu điện như trong thời gian qua đã lại hậu quả to lớn:theo ông Hoàng Trung Hải-bộ trưởng bộ công nghiệp cho biết với mức thiếu lên đến 6-7 triệu KWh điện như các tỉnh miền Bắc vừa qua thì thiệt hại kinh tế sẽ vào khoảng 3-3.5 triệu USD/ngày(khoảng 43-54 tỷ đồng).Cách tính như vậy theo một số nhà kinh tế là chung chung và không bao quát được hậu quả,theo ông Trần Viết Ngãi-chủ tịch hiệp hội đầu tư xây dựng năng lượng,thiệt hại do thiếu điện gây ra không tính được bằng tiền.Với một nước đang phát triển như Việt Nam khi ngành công nghiệp đóng góp 40%GDP của cả nước,chỉ cần mất một giờ điện mức thiệt hại cũng có thể vượt quá con số 1000 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp là tổng thể các công trình kiến trúc được xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch và theo thiết kế kĩ thuật đảm bảo yêu cầu phân bố sản xuất và đầu tư trên một pham vi lãnh thôt nhất định.Thế nhưng quá trình hình thành và qhát triển các khu công nghiệp của nước ta còn yếu kém,cách thức xây dựng “cuốn chiếu” tồn tại trong suốt thời gian qua dẫn đến phát sinh nhu cầu hạng mục đơn lẻ nào thì lại tiến hành lập thủ tục đến thực hiện đầu tư hạng mục đó.Do tính chất không đồng bộ nên khi triển khai hạng mục tiếp theo của một công trình thì hạng mục trước đã bị xuống cấp tạo nên hạ tầng không hoàn thiện thậm chí còn nhiều hạng mục công trình chưa được triển khai như:hệ thống chiếu sáng,hệ thống thoát mưa,nước thải…Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu vốn cộng với chi phí giải phóng mặt bằng lớn nên nhiều tỉnh không thể có được phương pháp khả thi hơn.Cho nên dẫn tới tình trạng các khu công nghiệp đã được mọc lên nhưng vần mỏi mòn chở các nhà đầu tư.Ví dụ như ở tỉnh Quản Trị,tỉnh này có tất cả hai khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp tuy nhiên số dự án đầu tư vào những nơi này chỉ đếm trên đầu ngón tay:Khu.
Đại điẽn công ty phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp cho biết không ít nhà đầu tư nước ngoài đến các khu công nghiệp thị sát đều đặt câu hỏi liệu họ sẽ nhận được sự hỗ trợ nào gồm có tài chính ngân hàng,bưu điện…Thiết thực nhất là hạ tầng viễn thông ở các khu công nghiệp mà đặc biệt là mạng Internet vẫn chưa có nguồn cung cấp tốt nhất.Về mảng dịch vụ cho người lao động cũng gần như chưa có.Từ chuyện đi lại bằng các phương tiện công cộng cho đến các dịch vụ cung ứng nhà ở,dịch vụ y tế …đều do các doanh nghiệp tự lo, điều này đã làm tốn rất nhiều thời gian và khoản chi phí cho doanh nghiệp.Trong các khu công nghiệp của cả nước chỉ khoảng 7% đơn vị xây nhà cho công nhân thuê.Theo ông Đặng Như Lợi,phó chủ nhiệm uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội thì hiện có khoảng 860000 công nhân làm việc trong các khu công nghiệp chủ yếu là người ngoại tỉnh nhưng ngay cả tỉnh phát triển mạng về khu công nghiệp như Đồng Nai cũng chỉ đảm bảo 6.5% chỗ ở cho người lao động.
Đây là công tác quan trọng đối với các dự án đầu tư phát triển đặc biệt là các dự án xuất phát từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước thì công việc đấu thầu là một công việc bắt buộc phải làm.Thế nhưng trong thời gian qua công tác này đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình tiến độ thực hiện các dự án. + Cần công khai thông tin tạo sự minh bạch trong đấu thầu.Lập một trang web dành riêng cho quản lý và thông tin đấu thầu để cơ quan nhà nước có thể dễ dàng quản lý và các doanh nghiệp có điều kiện để tham gia đầy đủ.
* Hình thức hợp tác nhà nước-tư nhân(PPP) là việc nhà nước và tư nhân cùng thực hiện một dự án lợi ích công thông qua một thoả thuận nhằm chia sẻ trách nhiệm và rủi ro. * Hình thức đầu tư BOT(xây dựng-vận hành-chuyển giao): phương thức này sẽ đặc biệt hữu hiệu với các dự án hạ tầng giao thông nhưng ở Việt Nam hiện nay số dự án này còn thực hiện rất ít so với tiềm năng của nó.Cần phải xây dựng danh mục các dự án BOT,BT để kêu gọi đầu tư.