MỤC LỤC
Để xác định được thành phần của CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, theo mùa trong năm,…. Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ thống kỹ thuật quản lý CTR. Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả phân tích thành phần vật lý của CTRSH cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải loại như: Giấy, carton, nhựa,….
Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỉ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3 ( hoặc lb/yd3).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày), đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 -. 0,73 kg/người/ngày), đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm).
Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.
Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất có chất thải là kim loại, thủy tinh với số lượng lớn thì họ tự thu gom và phân loại ra sau đó bán cho các đơn vị thu mua phế liệu. Rác thải sinh hoạt do người dân đổ ra từ các thùng rác chưa được thu gom một cách triệt để nên sinh ra các bãi rác lưu động một cách bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan đô thị. Hiện nay, trong toàn huyện đã xây dựng 7 bãi chôn lấp rác thải tại các xã, thị trấn, riêng bãi rác xã quảng tiến đã quá tải và đang xin chuyển vị trí khác.
Hầu hết rác thải chỉ thu gom và tập trung ra bãi rác đốt hoặc chôn lấp,riêng bệnh viện đa khoa huyện CưMgar chỉ đốt lượm rác thải y tế mà bệnh viện thải ra và các phòng khám tại thị trấn Quảng Phú. Rác từ các khu vực thu gom hầu hết là rác thải sinh hoạt thông thường tại các trung tâm thị trấn, khu trung tâm xã và chợ xã, bệnh viện huyện, hộ gia đình và chủ yếu là các tuyến đường chính của các khu vực tập trung (trường học, bệnh viện, cơ quan…) sau khi thu gom đầy xe ép rác tiến hành vận chuyển đến bãi chôn lấp tại xã Ea Mnang huyện CưMgar. Công ty môi trường đô thị cho xe thu gom hết lượng rác trên địa bàn sau đó rác được vận chuyển đến ô chôn lấp sẽ được san ủi và phun xịt thuốc khử mùi.
- Việc phân loại rác thải chưa được quan tâm, điều này có thể thấy tại bãi rác của huyện, thành phần chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, khô ướt… được đổ thải chung với nhau. Từ những vấn đề còn tồn đọng trên, chúng ta cần thực hiện những biện pháp kịp thời cải tạo chất lượng môi trường, thay đổi thói quen nâng cao ý thức của người dân. Công ty môi trường đô thị cần đầu tư thêm về trang thiết bị máy móc và mở rộng cơ sở xử lý để có thể xử lý rác hiệu quả hơn tạo ra những sản phẩm tốt cho người dân sử dụng sản phẩm chính từ rác của mình.
Theo báo cáo tổng hợp “điều tra, thống kê nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện CưMgar” thì đối với vùng đô thị là 0,7kg/người/ng.đ, đối với vùng nông thôn 0,3-0,5kg/ngày/ng.đ. Theo báo cáo tổng hợp “Điều tra, thống kê nguồn phát sinh CTR trên địa bàn tỉnh Đak lak” thì lượng CTR được thu gom trên địa bàn huyện còn rất thấp chỉ khoảng 40%.
Diện tích khu vực chôn lấp chiếm 75% tổng diện tích bãi, diện tích xây dựng các công trình phụ trợ như giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải, đất trồng cây xanh,… là 25% tổng diện tích. Mương thu nước được xây bằng gạch ống, vữa, xi măng, chiều rộng 0,6m, thành 2 bên cao 0,6m, đáy và thành phía trong được láng vữa ximăng chông thấm, mặt đáy mương thấp hơn đáy hố chôn rác khoảng 0,2m để nước rò rỉ từ các ống thu trong bãi rác có thể chảy vào rãnh thu gom. Lưu lượng nước rác sẽ tăng dần trong suốt thời gian hoạt động và giảm dần sau khi đóng cửa BCL do lớp phủ cuối cùng và lớp thực vật trồng trên mặt có khả năng giữ nước để nó bốc hơi, làm giảm độ ẩm thấm vào.
Trong giai đoạn đầu của bãi rác mức độ ô nhiễm của nước rò rỉ là rất cao, nhưng sau một thời gian mức độ này giảm xuống và chỉ còn các chất không phân huỷ sinh học là tồn tại. Chất lượng nước rò rỉ thường quyết định bởi thành phần của rác, song đồng thời cũng có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nó như dạng bãi rác, phương thức chôn lấp, kích thước bãi rác, thời gian chôn rác vv… Chính vì vậy, để có thể có được chất lượng nước rò rỉ phục vụ công việc thiết kế hệ thống xử lý, người ta thường dựa vào chất lượng nước rò rỉ của những bãi rác có loại rác tương tự hoặc ở những bãi rác tương tự. Nước rỉ rác và nước mưa tạo thành một lượng nước mưa trong hồ chứa rác, nước này có mùi hôi thối, màu đen và mức độ ô nhiễm cao cho nên cần phải xử lý lượng nước này trước khi thải ra môi trường.
Sau quá trình phản ứng nó sẽ tự chảy qua bể lắng, tại đây xảy ra quá trình lắng trọng lực từ trên xuống và từ dưới lên, sau đó nước chảy qua hồ quan trắc để tổng quan mùi, màu tiếp theo nước sẽ đến hồ sinh học và được thải ra môi trường. Bên ngoài khu vực bãi chôn lấp, để ngăn nước từ các sườn dốc chảy vào khu vực bãi chôn lấp, ta thiết kế đê ngăn nước mặt với kích thước lớn hơn mương thoát trong khu vực bãi chôn lấp. Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm được thiết kế nhằm quan trắc định kỳ và giám sát chất lượng nước ngầm khu vực trong giai đoạn vận hành và giai đoạn cần kiểm soát bãi chôn lấp sau khi đóng bãi.
- Mỗi thành viên phải nắm được những nét tổng quát về cơ cấu chung, cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý trong bãi chôn lấp, các hướng dẫn về phòng ngừa và ứng cứu sự cố, an toàn lao động, đồng thời phải có những nhận xét, góp ý bổ sung, sửa đổi các quy định, hướng dẫn nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khoẻ cộng đồng. Việc kiểm tra các hạng mục về mặt môi trường nhằm đảm bảo việc thi công, thực hiện các hạng mục xây dựng bãi chôn lấp chất thải đảm bảo đúng thiết kế và đánh giá tác động môi trường bên ngoài. Trong số các hạng mục phải kiểm tra chất lượng về mặt môi trường cần đặc biệt chú ý kiểm tra hệ thống chống thấm, hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu khí cũng như toàn bộ hệ thống quan trắc môi trường.
Công tác kiểm tra phải được tiến hành ở cả hiện trường và trong phòng thí nghiệm, đúng hạng mục và phù hợp với thời điểm cần thiết nhằm đảm bảo sao cho những vật liệu và thiết bị xử dụng trong khu vực hoạt động của bãi chôn lấp chất thải đáp ứng đúng tiêu chuẩn về môi trường.