MỤC LỤC
Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong tỉnh và địa phương: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường. Tham khảo ý kiến từ những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid rural appraisal, RRA) - Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (Particpatory rural appraisal, PRA).
- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (một năm). - Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTGT/CPTG, GTHH/TPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. - Khả năng phù hợp với hướng thị trường tiêu thụ của các LUT ở thời điểm hiện tại và tương lai.
- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người sản xuất (công/ha). - Thích hợp với đặc điểm, tính chất đất và nguồn nước của đồng bằng ven biển. - Khả năng duy trì và cải thiện độ phì cho đất (như khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng,..).
- Chế độ luân canh ảnh hưởng đến khả năng cân đối về dinh dưỡng và cải tạo đất (như khả năng cố định đạm, khả năng hút dinh dưỡng của cây..). - Đánh giá hiệu quả kinh tế - Đánh giá hiệu quả xã hội - Đánh giá hiệu quả môi trường. Đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý - Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý - Đề xuất một số giải pháp thực hiện.
Địa hình Hoằng Hóa không bằng phẳng mà có độ nghiêng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, tiểu địa hình tương đối bằng phẳng, có đặc trưng của vùng địa hình ven biển là tạo nên những dải đất cát nóng về mùa hè, các bãi đất cao, thấp thường chạy song song với bờ biển. - Vùng đồng bằng: Địa hình chủ yếu vàn cao, vàn và vàn thấp được phân bố đồng đều, gồm 39 xã, thị trấn (các xã: Hoằng Giang, Hoằng Xuân, Hoằng Khánh, Hoằng Phượng, Hoằng Phú, Hoằng Quý, Hoằng Kim, Hoằng Trung, Hoằng Trinh, Hoằng Sơn, Hoằng Lương, Hoằng Cát, Hoằng Khê, Hoằng Xuyên, Hoằng Lý, Hoằng Quỳ, Hoằng Hợp, Hoằng Phúc, Hoằng Đức, Hoằng Hà, Hoằng Đạt, Hoằng Đồng, Hoằng Vinh, Hoằng Thắng, Hoằng Đạo, Hoằng Long, Hoằng Quang, Hoằng Anh, Hoằng Minh, Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Trạch, Hoằng Đại, Hoằng Lưu, Hoằng Tân, Hoằng Thịnh, Hoằng Thái và thị trấn: Bút Sơn, Tào Xuyên). + Vùng ven biển: Địa hình chủ yếu là cao, vàn cao gồm 10 xã ven biển (Hoằng Ngọc, Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoằng Đông, Hoằng Phụ, Hoằng Phong, Hoằng Châu).
Theo tài liệu của Đài khí tượng thủy văn khu vực bắc miền Trung trên địa bàn Thanh Hóa: Thủy văn Hoằng Hóa nằm trong vùng thủy văn chịu ảnh hưởng của nước triều gồm 6 huyện ven biển Thanh Hóa. Nhìn chung, hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện Hoằng Hóa tương đối thuận lợi cho việc dự trữ và cấp nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân, nước tưới cho cây trồng (qua trạm bơm Bắc sông Mã) và phát triển giao thông đường thủy. Theo kết quả điều tra bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Thanh Hóa của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm 2004, huyện Hoằng Hóa có 5 nhóm đất chính với 9 đơn vị đất được thể hiện qua bảng 4.2.
Phân bố tập ở vành ngoài (sát biển), có nơi ăn sâu vào bên trong chạy song song với bờ biển hiện tại và xen với các dải cát bằng, thuộc các xã: Hoằng Ngọc, Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoằng Đông, Hoằng Phụ. Nhóm đất mặn ở Thanh Hóa nói chung và ở Hoằng Hóa nói riêng được hình thành do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch mặn ở ven biển, cửa sông và do muối NaCl có tổng muối tan > 0,25% (tương đương > 0,05% Cl). Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, tùy từng địa phương nên dành những diện tích đất mặn thích hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là những loại cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phát triển một số loài thực vật đặc thù của vùng.
Đất phù sa phân hóa theo mẫu chất, điều kiện địa hình và hệ thống sử dụng đất, do vị trí địa lý và bản chất của sản phẩm phù sa được bồi đắp khác nhau, nên đặc điểm của chúng rất đa dạng. Diện tích 3.851 ha, chiếm 17,14 % diện tích tự nhiên của huyện, loại đất này nằm trong đê nên hàng năm không bị ảnh hưởng ngập lụt của sông dọc theo con sông lớn trong huyện, nằm ở địa hình vàn, thoát nước tốt. Loại đất này diện có diện tích là 233 ha, chiếm 1,04% diện tích tự nhiên của huyện, đất hình thành và phát triển chủ yếu trên nhiều loại đá mẹ, chủ yếu thuộc nhóm đá trầm tích, macma và trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị chặt phá nặng nề và do hậu quả của nhiều năm canh tác, không chú trọng đến việc bảo vệ đất (như du canh, không thực hiện các công trình chống xói mòn, trồng các loại cây hàng năm trên đất dốc,..).
Nước mặt: Hệ thống sông ngòi bao quanh huyện và có trạm bơm Bắc sông Mã công suất lớn, cùng với hệ thống ao hồ tạo cho Hoằng Hóa có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, đáp ứng được cho sản xuất và đời sống. Theo số liệu thống kê năm 2005 có 1.276,33 ha chủ yếu là rừng phòng hộ phân bố ở một số xã phía Tây Bắc huyện (Hoằng Xuân, Hoằng Khánh, Hoằng Trung, Hoằng Trinh, Hoằng Sơn, Hoằng Cát) và các xã ven biển, cây trồng chủ yếu là bạch đàn, thông, phi lao, keo lá tràm, sú vẹt, giá trị kinh tế không nhiều (hàng năm thu được 1,5 - 1,6 tỷ đồng) nhưng có ý nghĩa về môi trường ở tiểu vùng và góp phần hạn chế tác hại của thiên nhiên. Với chiều dài bờ biển là 12 km và có 2 cửa lạch (Lạch Trào và Lạch Trường) đã tạo cho Hoằng Hóa hàng năm thu được nguồn lợi lớn về thủy, hải sản và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn lợi thủy sản của tỉnh.
Khả năng khai thác còn dồi dào, ngư dân nay đã mạnh dạn vươn ra vùng biển xa, sử dụng các tàu thuyền có công suất lớn, nếu mua sắm trang thiết bị thêm nhiều phương tiện đánh bắt hiện đại và khai thác triệt để vùng triều thì sẽ thu được nhiều sản phẩm hơn nữa. Là huyện có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, (11 di tích được xếp hạng cấp Nhà nước, 46 di tích được tỉnh Thanh Hóa xếp hạng) là nơi có nhiều doanh nhân gắn liền với lịch sử văn hóa, nhiều nhà cách mạng đóng góp nhiều cho các cuộc khởi nghĩa để lại dấu ấn cho muon đời sau như Lương Đắc Bằng, Lưu Đình Chất, Lê Viết Tạo, Lưu Diễn, Bùi Khắc Nhất, Lê Mạnh Trinh.