Giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Tràng An

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN

Đặc biệt là từ sau khi cổ phần hóa, hiện tại công ty là một trong 100 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với nhiều sản phẩm hàng đầu Việt Nam, liên tục đạt các danh hiệu: Hàng Việt nam chất lượng cao, Sao Vàng Đất Việt,Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam. Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh: Cạnh tranh, nói chung là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, năng suất và hiệu quả nhất. Cạnh tranh có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu mới về kĩ thuật công nghệ, cải tổ bộ máy quản lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ… nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Một số người cho rằng năng lực cạnh tranh được thể hiện qua các chỉ số và tỷ trọng tương đối trong mối quan hệ hàng hóa, trong khi số khác lại cho năng lực cạnh tranh lại bao gồm cả khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ đủ đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế& đảm bảo mức sống cao cho các công dân trong nước. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế( OECD) đưa ra định nghĩa: “ Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất tạo ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, ngành, địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.”. Xét trên góc độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ so với đối thủ cạnh tranh nhằm vượt qua các đối thủ để duy trì và phát triển doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Văn kiện Đại Hội Đảng IX đã xác định: “ Đối với nước ta tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế”. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp… ngoài ra còn các yếu tố như môi trường luật pháp, các chính sách về tài chính, các đối thủ cạnh tranh…Doanh nghiệp cần phải đánh giá được sự tác động của các yếu tố này để có các biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ ảnh hưởng, hoặc để nắm bắt thời cơ, tận dụng những lợi thế sẵn có để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường.

Khi xem xét đối thủ cần phải nắm bắt được các loại sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng, tiềm lực tài chính, chính sách giả cả, phân phối & marketing , nguồn nhân lực, quan hệ xã hội…Nó cho phép doanh nghiệp có thể dự báo được thị trường cũng như đưa ra được sách lược phù hợp để có thể giành ưu thế về mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Đó là các nhân tố như tình hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia, của lĩnh vực sản xuất, tác động của các nhân tố thuộc về luật pháp và quản lý nhà nước, tác động của các nhân tố kĩ thuật công nghệ, ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa xã hội đến nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên…. Do đó đây là công cụ đầu tiên và quan trọng mà các doanh nghiệp sử dụng để thắng các đối thủ cạnh tranh bởi nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, kéo dài chu kì sống của sản phẩm, tăng uy tín và khả năng sinh lời của doan nghiệp.

Tuy vậy việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng phụ thuộc rất lớn vào khí hậu thời tiết dẫn đến giá cả nguyên vật liệu không ổn định(mà giá cả nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trên giá thành sản phẩm), điều này rất cần công tác dự báo của doanh nghiệp để bố trí hàng tồn kho một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, ổn định giá bán sản phẩm. Việc gia nhập ngành và rút khỏi ngành không có quá nhiều rào cản, đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình, tuy nhiên cần một số yêu cầu nhất định đối với các nhà sản xuất qui mô công nghiệp như điều kiện về vốn, điều kiện về kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm của Tràng An chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có hương vị thơm ngon đặc trưng, giá cả hợp lý như kẹo cốm, kẹo Chewy, bánh quế, snack Teppy và dòng sản phẩm mới tung ra thị trường được người tiêu dùng tín nhiệm là bánh Pháp, bánh mỳ Pháp Tyti.

Hiện tại 4 doanh nghiệp ngành bánh kẹo đã niêm yết trên thị trường chứng khoán là công ty cổ phần Kinh Đô(KDC), công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc(NKD), công ty cổ phần Bibica(BBC), công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà(HHC) là những doanh nghiệp có qui mô lớn, khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp nào nắm rừ điểm mạnh điểm yếu của mỡnh và đối phương, biết phỏt hiện những cơ hội và đe dọa của môi trường, doanh nghiệp đó sẽ nắm được thế chủ động, có đối sách phù hợp và chiến thắng các đối thủ cạnh tranh khác. Các dự án của công ty từ trước đến nay hầu hết đều được quản lý theo mô hình “chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án” cụ thể là chủ đầu tư (công ty cổ phần Tràng An) tự thực hiện dự án: tự kí kết hợp đồng, tự sản xuất, xây dựng, tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đối với dự án có qui mô lớn, công ty thực hiện công tác lập dự án thông qua đơn vị tư vấn lập dự án chẳng hạn dự án xây dựng công ty cổ phần Tràng An tại khu công nghiệp Đan Phượng, đơn vị tư vấn lập dự án được công ty thuê là công ty cổ phần tư vấn Lộc &cộng sự, công ty sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn, cung cấp các số liệu cần thiết để hoàn thành công tác lập dự án.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Tràng An
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Tràng An