MỤC LỤC
Triển khai nghiên cứu các thiết kế quy hoạch tổng thể: tổng thể chuyên nghành, thiết kế quy hoạch, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình công cộng văn hoá xã hội vui chơi giải trí, bảo tồn, tôn tạo các khu phố cổ, các khu đặc trưng của Hà Nội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được đưa vào quy hoạch và tổ chức thực hiện như: hệ thống đường giao thông nội đô, hệ thống bến bãi đỗ xe, hệ thống cấp thoát nước…Các dự án về xây dựng mới các khu đô thị, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng, các khu nhà ở, trường học…được tiến hành triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên công tác quy hoạch, xây dựng, và phát triển đô thị vẫn chưa đáp ứng đòi hởi ngày càng cao về phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chi tiết triển khai chậm, chưa thực sự đổi mới tương xứng với nên kinh tế thị trường, sự chỉ đạo phối hợp thực hiện còn chưa đồng bộ, quản ký xây dựng.
Đồng thời từ năm 2000- 2010 Nhà nước sẽ phải thu hồi khoảng 870ha đất có nhà ở và công trình, sẽ có khoảng 35000 hộ gai đình bị ảnh hưởng chỗ ở, do vậy gây nên một thực tế là áp lực về giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ nông dân và địa điểm kinh doanh dịch vụ cho những người ở mặt phố bị thu hồi đất là một bức xúc lớn. Quá trình đô thị hoá diễn ra với quy mô và tốc độ cao, hàng loạt các dự án mở rộng không gian thành phố, cải tạo nút giao thông, xây dựng các tuyến đường, di chuyển các xí nghiệp cũ, các dự án xây dựng các đô thị mới, phát triển nhà ở … đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với công tác GPMB trên địa bàn Thành Phố Hà Nội. Việc chủ động chuẩn bị trước quỹ nhà, quỹ đất TĐC đảm bảo chất lượng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo điều kiện ổn định đời sống và việc làm, tái tạo thu nhập cho đối tượng phải di dời, góp phần phân bổ lại dân cư trên địa bàn là nhu cầu cấp bỏch hiện nay của Thành Phố.
Việc nhà ở TĐC mới với cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm cụ thể hoá điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh công tác GPMB cho các dự án xây dựng, giảm áp lực về tập trung dân cư và sử dụng quá tải các sở hạ tầng tại các quận nội thành hiện nay. Việc bố trí ngân sách cho các dự án xây dựng nhà TĐC: theo Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 13/7/2000 của thành uỷ Hà Nội và số 09/2000/NQ- HĐ ngày 21/7/2000 của hội đồng nhân dân thành phố đã xác định: tập trung mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng trước hạ tầng kỹ thuật và các khu TĐC đi trước một bước, đảm bảo những hộ trong diện giải toả được bố trí TĐC với diện tích và điều kiện hạ tầng đô thị không thấp hơn nơi ở cũ. Hơn nữa việc các chủ đầu tư còn dây dưa không chịu xây dựng ngay phần diện tích phải giao nộp cho nhà nước mà chỉ tiến hành xây dựng đối với các dự án thuộc phần diện tích xây dựng để kinh doanh, do vậy quỹ nhà, đất TĐC thuộc nguồn nhà này thường được triển khai rất chậm và số lượng không nhiều.
• Nguồn vốn đầu tư do ngân sách cấp để xây dựng quỹ nhà tái định cư, sau khi thực hiện bán nhà các hộ tái định cư đã nộp tiền mua nhà cho ngân sỏch, song khõu quản ký theo dừi tổng hợp, quyết toỏn thu hồi nguồn vốn chưa tập trung về một đầu mối thực hiện tái đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư. • Về giá bán quỹ nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng từ trước đến nay thường thấp hơn giá thành đầu tư xây dựng đến nay, chưa có số liệu thống kê tổng quỹ nhà đã hoàn thành và kinh phí ngân sách đã đầu tư xây dựng quỹ nhà phục vụ di dân GPMB, phần kinh phí ngân sách phải bù chênh lệch giữa giá bán và giá thành xây dựng phương án, thời gian thu hồi vốn ngân sách đầu tư xây dựng quỹ nhà chưa được đề cập đến trong khi lập, phê duyệt và thực hiện các dự án.
Việc triển khai các khu tái đinh cư của các chủ đầu tư còn lúng túng và chậm về thủ tục xin xây dựng khu tái định cư, cho đến khâu lấp, duyệt dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật dự toán, đấu thầu mất nhiều thời gian, có nơi GPMB xong đến một vài năm mới triển khai xây dựng khu tái định cư. • Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với các hộ gia đình bị di chuyển đặc biệt là các hộ nông dân mất nhiều hoặc mất hết đất nông nghiệp chưa được cụ thể hoá bằng các giải pháp khả thi, chưa quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận người bị di dời tái định cư. Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng cơ chế chính sách đặc biệt, triển khai xây dựng các khu tái định cư tập trung có quy mô tương đối lớn, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo yêu cầu phát triển khu đô thị mới, hào nhập với khu chung cư hiện có, trong đó các cơ sở san xuất, kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm để ổn định cuộc sống, tái tạo thu nhập cho các đối tượng phải di chuyển tại nơi ở mới.
Để chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng tạo thành quỹ nhà tái định cư, trước mắt trong giai đoạn quá độ, triển khai xây dựng một số khu tái định cư có cơ sở hạ tầng đồng bộ với các chung cư cao từ 9-11 tầng để tạo được quỹ nhà, đất tái định cư với giá thành phù hợp với điều kiện di chuyển và quỹ nhà trung chuyển phục vụ cải tạo xây dựng mới. Cần xây dựng và ban hành ngay chính sách về giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, chỉ đạo chủ đầu tư xây dựng phương án giải quyết việc làm cho lao động khu vực quy hoạch phát triển đô thị ngay từ khi quy hoạch lập dự án, chính sách tự lo chỗ ở khi chưa có quỹ nhà TĐC cho hộ gia đình trong di chuyển…. Nghiên cứu quy hoạch về tổ chức đầu tư xây dựng, bàn giao điều hành, phân bổ quỹ nhà tái dịnh cư phục vụ giải phóng mặt bằng, uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo nghiên cứu và ban hành quy định chung về cơ chế bố trí tái định cư, quản lý vấn đề chậm nộp tiền mua nhà, thuê nhà tái định cư và quản lý các khu tái định cư áp dụng thống nhất trên địa bàn thành phố.
Đề nghị giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp, báo cáo uỷ ban nhân dân thành phố quyết định giao tiền thu được từ bán nhà tái định cư nộp vào ngân sách tại tài khoản tạm thu của Sở Tài chính cho quỹ phát triển nhà ở quản lý để tiếp tục thực hiện công tác đầu tư nhà tái định cư và hoàn vốn vay cho kho bạc nhà nước khi đến hạn. Đối với quỹ nhà tái định cư do các Ban quản lý dự án các Bộ, nghành trung ương, ban quản lý dự án các Sỏ ban nghành, ban quản lý dự án các quận, huyện đầu tư xây dựng khu tái định cư bằng các nguồn vốn từ ngân sách cần đẩy nhanh các thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư đã có kế hoạch của thành phố. Với các dự án đã giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà chủ dự án chưa triển khai xây dựng quỹ nhà 30%, đề nghị uỷ ban nhân dân thành phố thu hồi đất, giao cho các ban quản lý dự án của các quận huyện và Sở Địa chính – Nhà đất để triển khai thực hiện ngay bằng nguồn vốn ngân sách.
Tập trung đôn đốc và tiếp nhận diện tích đất 20% do chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở và các khu đô thị mới bàn giao khi hoàn thành giải phóng mặt bằng; trong thời gian chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phải triển khai ngay thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư, trình uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt. • Đối với các hộ gia đình ở khu vực nông thôn thì các biện pháp, chính sách đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các nghành dịch vụ công nghiệp nhưng phải phù hợp với định hướng chiến lược kinh tế - xã hội Thủ đô.