MỤC LỤC
Tuy nhiên nguồn hàng này có hạn chế là do công ty chọn đây là nguồn cung ứng chính nên nếu nguồn này vi phạm một trong các tiêu thức mà công ty đặt ra ví dụ như không cung cấp đủ số lượng, hàng giao có chất lượng kém sẽ gây khó khăn rất lớn cho công ty trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng, vì vậy sẽ gây rủi ro và thiệt hại lớn cho công ty. Do có quan hệ mua bán lâu dài nên doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi từ phía nguồn hàng ví dụ như chất lượng hàng hoá luôn được đảm bảo, luôn đồng đều qua các thời kỳ khác nhau, thường được chiết khấu thương mại, hoạt động cung ứng được đảm bảo đều đặn, thường xuyên ổn định, thời hạn thanh toán và điều kiện thanh toán được rút gọn nên không phức tạp, nhanh chóng, thuận tiện hơn..Mặc dù vậy, trong xu thế hiện đại nhu cầu khách hàng không ngừng nảy sinh và đòi hỏi của thị trường ngày càng cao, nếu nguồn hàng truyền thống không thường xuyên được đổi mới, doanh nghiệp không tìm kiếm nguồn cung mới thì sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn hàng truyền thống, do đó gặp nhiều rủi ro và có thể giảm hiệu quả kinh doanh.
Do đó, đặc điểm của thị trường nước mà doanh nghiệp nhập khẩu chính là căn cứ để doanh nghiệp xem xét, cân nhắc liệu có nên khai thác thị trường đó và nếu nhập khẩu thì với số lượng bao nhiêu. Chính từ những lí do trên mà hoạt động phát triển nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu trong bối cảnh hiện nay là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhất là đối với Petrolimex, doanh nghiệp chiếm thị phần cung cấp xăng dầu lớn nhất trong cả nước.
Hàng năm Tổng công ty thực hiện các chương trình đầu tư phát triển mở rộng và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra năng lực sản xuất mới và khả năng cạnh tranh; đầu tư vào các công trình trọng điểm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh như: mua thêm tàu viễn dương chở dầu, chở gas, nâng cấp và xây dựng hệ thống cầu cảng, đầu tư mới và mở rộng cải tạo hệ thống kho xăng dầu, nâng cấp tuyến ống, phát triển thêm cửa hàng xăng dầu và cửa hàng kinh doanh dầu mỡ nhờn, gas hoá lỏng,…. Thứ hai, tiếp tục đầu tư theo Quy hoạch phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng của Nhà nước để hiện đại hóa và xây dựng mới các công trình quan trọng như: cầu cảng, kho bể, đường ống, mạng lưới cửa hàng xăng dầu nhất là hệ thống cửa hàng hiện đại đường Hồ Chí Minh, các dây truyền công nghệ nhập, xuất, pha chế dầu mỡ nhờn, nhựa đường, gas…Tiếp tục phát triển đội tàu viễn dương Petrolimex, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Động lực chủ yếu của chiến lược phát triển là sự phát huy yếu tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo, xây dựng và đào tạo đội ngũ làm việc có hiệu quả, phát huy truyền thống tốt đẹp của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, khẳng định phong cách văn hóa doanh nghiệp Petrolimex, bạn hàng tin cậy của thị trường trong nước và quốc tế.
- Phòng Kĩ thuật an toàn môi trường: giúp Tổng giám đốc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của toàn ngành, đề xuất các phương án lựa chọn và bố trớ cỏn bộ đỏp ứng với yờu cầu nhiệm vụ, tổ chức chỉ đạo theo dừi viờc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và đào tạo cán bộ công nhân viên chức và công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trực tiếp quản lí và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên thuộc khối văn phòng Tổng công ty.
Đài Loan là một đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam đại lục Trung Quốc, phía nam giáp với Biển Đông và phía đông giáp với Trung Hải, Đài Loan còn có một số đảo nhỏ ở kế bên như: Lan Tư, Lục Đại..Đài Loan là một trong các nước công nghiệp mới của khu vực Châu Á (NIC) và là thị trường xăng dầu lớn, nơi tập trung nguồn hàng có chất lượng cao và phong phú. Nhưng xét về mặt địa lý thì thị trường này có khoảng cách xa so với Việt Nam nên việc vận chuyển không thuận tiện bằng các nguồn hàng Singapore và Đài Loan và nguồn hàng này cũng chủ yếu chảy về thị trường Trung Quốc do đó tỷ trọng nhập khẩu tại nguồn hàng của Petrolimex khá lớn nhưng vẫn kém hơn ở thị trường Singapore và Đài Loan.
Mà xăng dầu lại là nguồn tài nguyên quý với trữ lượng hạn chế, đồng thời nó là mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia nên chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố chính trị nên sự ổn định thị trường nhập khẩu hiện tại khó có thể là sự ổn định trong tương lai. Thực tế cho ta thấy Petrolimex tập trung khai thác các nguồn hàng nằm trong khu vực Châu Á mà chưa khai thác các nguồn hàng ở các châu lục khác với những thị trường có trữ lượng xăng dầu như khu vực Trung Đông, các nước trong tổ chức OPEC.
Khi nhập khẩu ở các thị trường có khu vực địa lý gần sẽ làm cho chi phí vận chuyển giảm, điều này sẽ tác động đến giá thành sản phẩm nhất là đối với mặt hàng xăng dầu là mặt hàng rất nhạy cảm. Và thường những nước có trình độ phát triển tương tự nhau hay những nước trong cùng một khu vực địa lý thì những tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm xăng dầu là tương đối giống nhau.
Sau hơn 50 năm hoạt động kinh doanh trên thương trường, đặc biệt sau thời kỳ đổi mới với các thơi điểm khó khăn nhất khi Nhà nước không đảm bảo cân đối đủ ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu, cũng như xảy ra chiến tranh Vùng Vịnh giá cả leo thang chưa từng có thì Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam vẫn đảm bảo duy trì ổn định thị trường xăng dầu trong nước với chất lượng ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thị trường quốc tế. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh, công nghệ quản lý tiên tiến, đội ngũ cán bộ có trình độ cao, xây dựng được các mối quan hệ với các nhà cung cấp trong và ngoài nước, xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối rộng khắp, trọng điểm đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập, đảm bảo kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế, chi phối thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước, từng bước tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế và thực hiện nhiệm vụ Nhà nước về đảm bảo an ninh xăng dầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ lâu dài vững chắc với các bạn hàng truyền thống Tổng công ty nên tìm hiểu và khai thác các thị trường nhập khẩu mới, có tiềm năng như các thị trường trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới OPEC đặc biệt các nước ở khu vực Trung Đông hoặc các nguồn hàng lớn như Ấn Độ, Vịnh Mêxicô..Đó là những thị trường xăng dầu lớn của thế giới và cũng đã đến lúc Petrolimex cần có biện pháp cụ thể để tiếp cận với các nguồn hàng xăng dầu lớn của thế giới.
Tuy vậy với cương vị là một đơn vị đầu ngành Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có những nổ lực rất lớn trong việc phát triển nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu như: thị trường nhập khẩu ngày càng mở rộng, quy mô nhập khẩu ngày càng lớn, có đội tàu riêng của Tổng công ty vận chuyển được khoảng 70% lượng hàng nhập khẩu, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư ở mức tối đa và đặc biệt nguồn hàng xăng dầu luôn ổn định đáp ứng tương đối nhu cầu của thị trường trong nước.