MỤC LỤC
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên thì với tính chất là một công cụ đầu tư, khi tiến hành hoạt động cho vay, các DNBH cũng phải chịu một số hạn chế nhất định như các điều kiện về số tiền tối đa được phép cho vay hay những quy định về đồng tiền cho vay. Gía cổ phiếu lên hay xuống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình hoạt động kinh doanh của công ty phát hành, nền kinh tế trong và ngoài nước, yếu tố tâm lý..Do vây, các DNBH khi đầu tư vào cổ phiếu cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để quyết định khi nào mua, khi nào bán để thu được lơi nhuận cao nhất. Trái phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ ( gồm vốn gốc và lãi ) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu là một công cụ nợ do chính phủ hoặc các doanh nghiệp phát hành. Do đặc điểm của mỗi loại trái phiếu nên việc đầu tư vào trái phiếu công ty là rủi ro hơn nhưng đồng thời cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Đầu tư vào trái phiếu chủ yếu chịu tác động của rủi ro lãi suất, do tỷ lệ lãi vay đã được ấn định trước, còn lãi suất lại thường xuyên thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Trong những năm gần đây, xu hướng của các công ty bảo hiểm trên thế giới là đẩu tư vào trái phiếu công ty, vì so với cổ phiếu thì đầu tư vào trái phiếu công ty an toàn hơn và so với trái phiếu chính phủ nó có lãi suất đầu tư cao hơn. Hay nói cách khác, đầu tư vào trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cũng như lãi suât đầu tư có thể chấp nhận được. Do đầu tư vào chứng khoán có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các hình thức đầu tư khác, các DNBH thường có xu hướng đầu tư giá trị lớn vào danh mục này. Chính vì vậy, để tránh rủi ro do đầu tư lớn vào chứng khoán và đảm bảo sự đa dạng của hoạt động đầu tư, pháp luật ở các nước đều đặt ra các giới hạn tỷ lệ tối đa cho hoạt động đầu tư chứng khoán của DNBH. Hạn chế này ảnh hưởng đến lợi nhuận đầu tư của DNBH nhưng đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư. Đầu tư bất động sản. Đầu tư vào bất động sản cũng là một lĩnh vực quan trọng trong danh mục đầu tư của DNBH bởi vì nó :. - Duy trì sự ổn định giá trị, việc đầu tư vào bất động sản gần như không chịu tác động của yếu tố lạm phát. - Đa dạng hoá đầu tư cho DNBH thông qua việc đầu tư vào nhiều bất động sản khác nhau như văn phòng, khách sạn, nhà ở, cửa hàng.. - Phát huy tác dụng khuếch trương, quảng cáo, nâng cao hình ảnh của công ty bằng việc sở hữu những toà nhà đảm bảo đẹp, to lớn và chất lượng. - Cung cấp nơi làm việc thuận lợi cho khách hàng, từ đó thắt chặt thêm mối quan hệ với khách hàng. Chính vì những đặc điểm trên mà hiện nay nhiều DNBH chiếm vị trị vững chắc trên các thị trường bất động sản. Tuy nhiên, việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có rủi ro thị trường cao và tính thanh khoản thấp, khó chuyển đổi hoặc mất nhiều thời gian chuyển đổi khoản đầu tư ra tiền mặt. Do đó các hoạt động kinh doanh bất động sản của DNBH luôn phải chịu những hạn chế nhất định. Ngoài những hình thức đầu tư phổ biến trên, các DNBH còn có thể đầu tư ở một số hình thức khác tuỳ theo quy định của từng nước. Chẳng hạn ở Việt Nam, tại khoản 2 Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định các lĩnh vực mà các DNBH được phép đầu tư như sau :. 2.Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đẩu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây :. a) Mua trái phiếu chính phủ;. b) Mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp;. c) Kinh doanh bất động sản;. d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;. đ) Cho vay theo Luật quy định của các tổ chức tín dụng;. e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
Ngoài những hình thức đầu tư phổ biến trên, các DNBH còn có thể đầu tư ở một số hình thức khác tuỳ theo quy định của từng nước. Chẳng hạn ở Việt Nam, tại khoản 2 Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định các lĩnh vực mà các DNBH được phép đầu tư như sau :. 2.Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đẩu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây :. a) Mua trái phiếu chính phủ;. b) Mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp;. c) Kinh doanh bất động sản;. d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;. đ) Cho vay theo Luật quy định của các tổ chức tín dụng;. e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Đồng thời phòng đầu tư cũng được giao trách nhiệm thu lãi và cổ tức từ các khoản đầu tư, được trực tiếp tham gia vào việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các khoản thế chấp v.v..Bên cạnh đó, phòng đầu tư còn hoạt động với tư cách là cố vấn cho tổng giám đốc và hội đồng quản trị khi có hoạt động sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác.Nhìn chung, hoạt động đầu tư trong các DNBH đòi hỏi cán bộ chuyên môn làm trong lĩnh vực này phải có những kỹ năng và kiến thức rộng về các loại hình đầu tư mà DNBH được phép. Ngoài việc thành lập một tổ chức đầu tư độc lập dưới hình thức công ty đầu tư hay quỹ đầu tư do DNBH sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối, các DNBH còn có thể mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác nhằm mở rộng và đa dạng hoá hoạt động đầu tư của mình.
Công tác đầu tư vốn của các DNBH ngày càng được cải thiện và đi vào chiều sâu, đáp ứng các yêu cầu an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. Hoạt động đầu tư tài chính ngày càng trở thành nguồn chủ yếu để hình thành lợi nhuận cho các DNBH.
+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001: DNBH được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực, trong đó có “cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tớn dụng”. Trong khi đó, theo Luật các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động cho vay phải là tổ chức tín dụng và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho vay nhưng hiện tại Chính phủ chưa có nghị định hướng dẫn về việc cho vay của các DNBH nên Ngân hàng Nhà nước chưa cấp giấy phép cho Bảo Việt và các DNBH khác. Như vậy khi thực hiện cho vay trực tiếp theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bảo Việt không thể hoàn tất các thủ tục bảo đảm nợ vay theo quy định, đây là một trong những rủi ro tiềm ẩn cho các khoản cho vay của Bảo Việt.
- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư bất động sản, nâng dần và tiến tới xoá bỏ các hạn chế về đầu tư gián tiếp, đặc biệt là tỷ lệ góp vốn của các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp trong nước…. Các văn bản này phải đảm bảo tớnh rừ ràng minh bạch để doanh nghiệp biết mỡnh được làm gì, phải làm những gì, các cơ quan quản lý Nhà nước dễ dàng kiểm tra giám sát và đỡ có sự chồng chéo, hiểu lầm của các cơ quan tài chính, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, thuế vụ. Đồng thời các chuyên viên thực hiện công tác đầu tư phải tích cực tìm hiểu môi trường đầu tư cũng như tích luỹ những kiến thức về đầu tư kinh doanh trên các lĩnh vực, nhất là kinh doanh trên thị trường chứng khoán ngay từ bây giờ.