MỤC LỤC
- Doanh số cho vay: Là tổng số tiền ngân hàng cho vay trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Giá trị tăng trưởng = Tổng doanh số - Tổng doanh số doanh số tuyệt đối TDTD năm (t) TDTD năm (t-1).
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tương đối Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đốix100%. Từ đó giúp cho ngân hàng có những định hướng cụ thể trong việc mở rộng TDTD.
Môi trường kinh tế được phản ánh qua các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tốc độ tăng trưởng của GDP, tỷ lệ lạm phát, triển vọng các ngành nghề kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng, mức độ ổn định của giá cả, tỷ lệ thất nghiệp..Chính những yếu tố này phản ánh tính hấp dẫn về thị trường và sức mua khác nhau đối với các thị trường hàng hoá khác nhau. Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm nhiều vấn đề mang tính lâu dài và có tác động đáng kể đến tín dụng tiêu dùng như văn hoá tiêu dùng, thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tập quán tiết kiệm, đầu tư, kỳ vọng cuộc sống, niềm tin tín ngưỡng..Nắm bắt các vấn đề về văn hoá xã hội là một điều khó khăn nhưng lại có giá trị lớn đối với các ngân hàng khi xem xét việc mở rộng tín dụng tiêu dùng bởi lẽ các quyết định tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc phần lớn vào thói quen tâm lý, trình độ văn hoá, lối sống cộng đồng. Đây được coi là yếu tố tạo khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng, do vậy cần phải nắm bắt nhanh chóng xu hướng công nghệ mới để không bị lạc hậu và mất lợi thế trong cạnh tranh.
Hơn nữa, một môi trường pháp lý với những chính sách phù hợp lòng dân sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế trong diễn ra trong nước một cách nhanh chóng và thuận tiện, cụ thể là hoạt động tiêu dùng của dân chúng và hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Một chính sách tín dụng phù hợp nghĩa là chính sách tín dụng đó phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu và năng lực của ngân hàng.Thực tế, tín dụng tiêu dùng là một mảnh đất đầy tiềm năng, bởi vậy ngân hàng cần coi tín dụng tiêu dùng là chiến lược kinh doanh của mình. Một chính sách tín dụng phù hợp chưa đủ mà bản thân ngân hàng cần thực hiện tốt các quy định, quy chế trong hệ thống như việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro, thực hiện tốt việc bảo đảm tín dụng, các quy định về việc cho vay đối với khách hàng, tổ chức tốt công tác giám sát tín dụng và thu thập thông tín. Ngoài ra ngân hàng cần chú ý tới việc giảm thiểu những thủ tục rườm rà , phức tạp trong kỹ thuật và thủ tục thẩm định, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng nhanh chóng thực hiện khoản vay, cũng như tạo điều kiện nâng cao tính hiệu quả và chất lượng của quy trình tín dụng trong ngân hàng.
Vốn của ngân hàng đóng một vai trò quan trọng, nó là cơ sở để ngân hàng tiến hành mọi hoạt động kinh doanh đồng thời là công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng.Vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn tự có.
• Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ tín dụng, phân tích, đánh giá khách hàng theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, thẩm định (tài chính dự án và cho vay hạn mức), quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình lên cấp trên các khoản cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại. - Bộ phận Thanh toán quốc tế: Thực hiện các giao dịch nghiệp vụ thanh toán quốc tế như Tín dụng thư, Chứng từ nhờ thu, séc… hướng dẫn hỗ trợ khách hàng trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế…, lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ, thực hiện hoạt động đối ngoại của chi nhánh với các NH nước ngoài. • Thực hiện các nghiệp vụ về tiền tệ, kho quĩ, quản lý nghiệp vụ của chi nhánh, thu – chi tiền mặt, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, thực hiện việc xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quĩ cho khách hàng.
- Phòng giao dịch: Là đơn vị trực thuộc chi nhánh, hoạt động như một đại diện của chi nhánh tại cơ sở, có chức năng tiếp cận và phục vụ khách hàng, trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, đáp ứng sự thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch với chi nhánh.
Khách hàng của chi nhánh ngày càng tăng qua các năm, điều này chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao trên thị trường, nhờ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh .Chính điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho chi nhánh mở rộng hơn nữa hoạt động TDTD. Trong thời gian tới đây chi nhánh tiến hành việc nghiên cứu, phân loại thị trường, phân loại khách hàng nhằm thực hiện tốt việc mở rộng TDTD cả về số lượng và số lượt khách hàng cũng như thực hiện việc đa dạng hoá các loại hình TDTD. Như vậy, thông qua các chỉ tiêu đánh giá mở rộng TDTD có thể thấy được rằng chi nhánh Sacombank Đống Đa đã có những nỗ lực đáng kể trong việc mở rộng TDTD.
Từ việc tăng quy mô doanh số cho vay,dư nợ TDTD và tăng số lượng khách hàng cho đến việc thực hiện mở rộng loại hình TDTD đã thể hiện sự quan tâm của chi nhánh trong việc vừa mở rộng TDTD vừa nâng cao chất lượng TDTD.
Năm 2006 là năm diễn ra nhiều sự kiện, đặc biệt là việc Viêt Nam gia nhập WTO đã tạo nhiều điều kiện mở rộng thị trường kinh doanh, tạo điều kiện phát triển kinh tế dù kinh tế trong nước năm 2006 gặp không ít khó khăn, hạn hán, bão lũ gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước; dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại các tỉnh ĐBSCL… đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Trong năm này, tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2007 cao 44% do các chính sách khuyến khích tiều dùng và sản xuất, tác động trực tiếp tới người dân và toàn bộ ngành ngân hàng không riêng chi nhánh Sacombank. Kết quả trên thực sự là rất đáng mừng bởi nó cho thấy việc mở rộng TDTD không những đã góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh mà ngày càng trở thành một nguồn thu quan trọng.
Nhìn chung, tuy còn gặp một số khó khăn ban đầu trong việc triển khai loại hình TDTD nhưng với khả năng của chi nhánh cùng với tiềm năng mở rộng hoạt.
Nếu trước kia, khách hàng chủ yếu của các NHTM là các doanh nghiệp, trong khi đó một bộ phận lớn dân cư với nhu cầu tiêu dùng đa dạng nhưng chỉ được cung cấp một số ít sản phẩm, thì nay, các NHTM đã hướng tới người tiêu dùng nhiều hơn bằng cách cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ. Điều này xuất phát từ đặc điểm của những khoản TDTD là quy mô mỗi hợp đồng nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, chất lượng thông tin của khách hàng thường không cao gây khó khăn cho quá trình thẩm định..Tuy vậy, loại hình tín dụng này thường đem lại nguồn thu nhập cao hơn so với những loại cho vay khác. Một lý do nữa cho thấy TDTD cần được chi nhánh chú trọng đó là :do khách hàng của các NHTM phần lớn là các doanh nghiệp, các sản phẩm cung ứng cho đối tượng khách hàng hầu như không có gì khác giữa các ngân hàng, trong khi đó khách hàng là cá nhân thì rất lớn với nhu cầu đa dạng.
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc tìm kiếm và thu hút những khách hàng lớn có tiềm lực đến quan hệ với chi nhánh nhằm tạo mối quan hệ thường xuyên là rất khó, không thể trong ngày một ngày hai, vì các khách hàng thường đã và đang là khách hàng truyền thống tại một số NHTM lớn, có sức cạnh tranh cao.
Tại một số ngân hàng, ngoài việc cung cấp các sản phẩm TDTD trên thì họ còn cung cấp các khoản cho vay du học (NHNT, NHCT..) cho vay sinh viờn, cho vay xuất khẩu lao động..Rừ ràng, đứng trước thực tế là nhu cầu thị trường rất đa dạng cùng với sự cạnh tranh gay gắt. Không chỉ sử dụng đồng thời phương thức TDTD trực tiếp và gián tiếp, ngân hàng cần phát triển hình thức TDTD thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng, tài khoản vãng lai nhằm hướng khách hàng tới việc thanh toán không dùng tiền mặt, điều này có nghĩa là ngân hàng đang tạo ra điều kiện để xây dựng nền văn minh thanh toán. Mặc dù, chi nhánh thường xuyên chú ý tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên ngân hàng, nhưng do phần lớn các cán bộ nhân viên của chi nhánh không có chuyên ngành ngân hàng, trình độ tiếp thị, quản trị kinh doanh ngân hàng và các kiến thức tổng hợp về pháp luật, xã hội ở nhiều cán bộ còn rất bất cập, do vậy đã hạn chế phần nào đến việc triển khai nhiệm vụ tại chi nhánh.
- Nhà nước cần tiếp tục củng cố cơ cấu ngành trong nền kinh tế theo hướng ưu tiên cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành dịch vụ nhằm tạo điều kiện kích cầu tiêu dùng trong nước, cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động TDTD.